Khai dụng Đạo Luật Magnitsky trừng phạt lãnh đạo CSVN

Nguyễn Ngọc Bảo - Web Việt Tân

- Quảng Cáo -
III- NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHO SỰ KHẢ THI CÁC BIỆN PHÁP TRỪNG PHẠT NGOÀI HÌNH SỰ (2)
1- Những nguyên tắc thuận lợi cho sự trừng phạt ngoài hình sự

Hiện nay, các biện pháp trừng phạt về TSPP dựa trên những nguyên tắc căn bản thuận lợi như sau. Những nguyên tắc này đã được quy định rõ rệt trong các điều khoản Niêm Phong, Tịch Thu TSPP trong Công Ước LHQ về Chống Tham Nhũng và các Luật quốc gia.

– Nguyên tắc niêm phong, tịch thu TSPP ngoài hình sự NCB
– Nguyên tắc tịch thu TSPP trước rồi sẽ hoàn trả sau nếu chứng minh được
– Nguyên tắc không có thời hạn hồi tố cho sự thu hồi TSPP
– Nguyên tắc không có miễn tố cho sự thu hồi TSPP
– Nguyên tắc thu hồi TSPP không bị ảnh hưởng nếu đổi qua sở hữu chủ mới
– Nguyên tắc Tương Trợ Pháp Lý (Mutual Legal Assistance)

2- Quan tâm của quần chúng, các NGO, các cơ quan công lực, quan tòa

Vấn đề biển thủ công qũy quốc gia, sang đoạt của công đã trở thành một vấn đề nóng tại các quốc gia đang phát triển hay đang sống dưới một chế độ độc tài. Theo một thống kê của Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), hàng năm hơn 1.600 Tỷ MK được chuyển lậu qua biên giới, khối lượng tài chánh đến từ các dịch vụ tội ác (rửa tiền, trốn thuế, tham nhũng,…).

Số tiền thất thoát đến từ tệ nạn tham nhũng tại các quốc gia đang phát triển được ước lượng, lên đến từ 20 đến 40 tỷ MK tương đương với 40% số tiền chính thức trợ giúp cho phát triển. Các quốc gia này thiếu những luật lệ, phương tiện cũng như những hợp tác quốc tế cần thiết để ngăn chặn, truy lùng và thu hồi các TSPP bị chuyển đi qua biên giới.

- Quảng Cáo -

Trong lúc các quốc gia phần lớn là các quốc gia Tây Phương, nơi che giấu các TSPP đều không thể đáp ứng các yêu cầu Trợ Giúp Pháp Lý, nhất là trong trường hợp thủ phạm có quyền đặc miễn (immunity), đã qua đời hay đang lẩn trốn nếu không có các đạo luật cho phép việc niêm phong, thu hồi các TSPP này ngoài hình sự. Nhằm trám yếu điểm này, Công Ước LHQ về Chống Tham Nhũng đã quy định điều khoản cho phép niêm phong, tịch thu các TSPP này mà không cần truy tố ra tòa. Đó là nguyên tắc NCB (Non Conviction Based Confiscation).

Các quốc gia đang phát triển đều được khuyến cáo sửa đổi Bộ Luật Hình Sự nhằm cho phép niêm phong và tịch thu TSPP. Các tổ chức NGO Chống Tham Nhũng như Transparency International, UNCAC Coalition of Civil Society Organisations, Global Organization of Parliamentarians Against Corruption, UN Global Impact, đã kiên trì hoạt động trong nhiều thập niên qua, nhằm tố cáo các hậu quả trầm trọng của tham nhũng tại các quốc gia độc tài, vận động dư luận Tây Phương về nhu cầu thu hồi TSPP nhằm trả lại công lý và bồi thường cho các nạn nhân. Với những kết quả rất khích lệ (vụ Obiang, Sani Abacha, Marcos, Khadahfi, Ben Ali,…)

3- Công Ước LHQ Chống Tham Nhũng (Chương V, Điều 51-59 Về Thu Hồi TSPP)

Trong tiến trình đàm phán về Công Ước Chống Tham Nhũng, các quốc gia tiền tiến Tây Phương (Hoa Kỳ, Liên Âu, Úc, Nhật, Canada,..) đã thỏa thuận được một khuôn khổ chung về việc thu hồi tài sản phi pháp. Đây là một bước tiến rất lớn, giúp cho nhiều nước đang phát triển quyết định ký vào Công Ước LHQ Chống Tham Nhũng (UNCAC).

Công Ước Quốc Tế về Chống Tham Nhũng

Bắt đầu bằng việc thu hồi TSPP của cựu Tổng Thống Phi Marcos từ năm 1986 (thu hồi được 4 Tỷ MK trên 10 tỷ TSPP sau 20 năm truy lùng), thu hồi TSPP đã trở thành một vấn đề rất quan trọng về mặt công lý và tài chánh đối với nhiều nước đang phát triển, nơi mà lãnh đạo độc tài và tham nhũng đã vơ vét rất nhiều tài chánh của quốc gia, chiếm đoạt tài sản của người khác.

Các quốc gia Tây Phương nơi thường TSPP được che giấu, đã luôn tìm cách giữ một sự quân bằng giữa các biện pháp bảo vệ pháp luật, quyền tự do căn bản với các thủ tục đặc biệt về truy lùng, niêm phong, tịch thu và thu hồi TSPP cho quốc gia đang truy tìm. Nói chung, trong quá trình đàm phán và qua nguyên tắc trợ giúp pháp lý (Mutual Legal Assistance MLA), các nước đang tìm cách thu hồi TSPP có nhu cầu làm sáng tỏ quyền sở hữu của họ về tài sản này và cần cho biết đặt ưu tiên cho sự thu hồi trên mọi phương tiện để giải quyết khác.

Chương V của UNCAC đặt việc thu hồi tài sản là một “nguyên tắc cơ bản” của Công ước. Với các quy định về thu hồi tài sản trong một khuôn khổ về pháp luật dân sự và hình sự, trong tiến trình truy tìm, niêm phong, tịch thu và trả về các TSPP thụ đắc qua các hoạt động tội ác và tham nhũng. Các quốc gia truy tìm TSPP trong nhiều trường hợp, đã thu hồi được số tiền với điều kiện chứng minh được quyền sở hữu. Trong một số trường hợp, số tài sản thu hồi có thể được trả trực tiếp cho các cá nhân nạn nhân.

Nếu không có sự thoả thuận nào khác, các quốc gia đã ký có thể sử dụng Công ước như là một cơ sở pháp lý. Điều 54 (1) (a) của UNCAC quy định rằng: “Mỗi quốc gia (phải) tiến dụng các biện pháp cần thiết để cho phép các cơ quan có thẩm quyền thi hành lệnh tịch thu đến từ một tòa án của nước khác”. Điều 54 (2) (a) của UNCAC cung cấp khuôn khổ pháp lý cho sự đóng băng tạm thời hoặc thu giữ tài sản dựa trên một số bằng chứng vừa đủ ngay cả trước khi một yêu cầu chính thức được nhận.

Các giới chuyên môn đều công nhận việc thu hồi tài sản một khi đã được chuyển đi và che giấu tại một nơi khác, sẽ là rất tốn kém, phức tạp và thường thất bại. Chương V này cũng quy định các yếu tố nhằm ngăn chặn trước sự lưu chuyển bất hợp pháp và tạo ra các hồ sơ có thể được sử dụng khi việc chuyển đi bất hợp pháp cần phải được truy tìm, niêm phong, và tịch thu (Điều 52).

Cho đến 2016, có 181 quốc gia đã phê chuẩn Công Ước UNCAC. Một số đáng kể, nhất là các quốc gia Tây Phương tiền tiến (Hoa Kỳ, Liên Âu, Canada, Úc, ..) đã hiệu chỉnh luật hình sự quốc gia để tuân thủ Công Ước và đã lập ra các cơ quan chuyên biệt để truy lùng, thu hồi TSPP, đồng thời chấp nhận tiến hành sự trợ giúp pháp lý đến từ các quốc gia khác đã phê chuẩn Công Ước.

4- Sự hình thành các cơ quan chuyên biệt KARI (Hoa Kỳ), AGRASC (Pháp), NCA (Anh)

Hoa Kỳ đã phê chuẩn 2 Công Ước Chống Tra Tấn (21/10/1994) và Chống Tham Nhũng (30/10/2006). Từ năm 2010, Bộ Tư Pháp đã thành lập The Kleptocracy Asset Recovery Initiave (KARI) nhằm truy lùng và thu hồi TSPP các thành phần lãnh đạo tham nhũng tại Á Châu, Nam Mỹ, Phi Châu, đang che giấu trong nội địa Hoa Kỳ và các nơi thuộc phạm vi Pháp Lý. KARI trực thuộc Bộ Tư Pháp gồm những quan toà đặc biệt trong bộ phận chuyên lo về thu hồi TSPP và Chống Rửa Tiền.

Từ 2004, Hoa Kỳ đã thu hồi và trả lại gần 1 tỷ MK cho các nạn nhân tại ngoại quốc. Trong một hồ sơ thu hồi TSPP (11/2013) lớn nhất từ trước đến nay tại Hoa Kỳ, sau hơn 8 tháng điều tra, vào ngày 7 Tháng 8, 2014, Hoa Kỳ cho biết đã truy ra và thu hồi 480 triệu MK ẩn giấu bởi gia đình tướng độc tài Nigeria Sani Abacha trong nhiều trương mục ngân hàng trên thế giới (303 triệu MK trong 2 ngân hàng Bailiwick New Jersey, 144 triệu MK tại 2 ngân hàng tại Pháp, và 3 trương mục tại Anh và Ireland với khoảng 27 Triệu MK). Vào tháng 8, 2016 quyết định trả lại số tiền cho chính quyền Nigeria.

Nhà độc tài Sani Abacha của Nigeria. Ảnh: Premium Times

Tướng độc tài Sani Abacha đã mất từ năm 1998, và số tiền này đã được chuyển qua gia đình, xuống hàng con cháu. Trong vụ truy lùng và thu hồi, có 2 nguyên tắc được áp dụng: đó là không có thời hạn hồi tố (TSPP luôn có thể bị truy lùng và thu hồi), và TSPP không bị ràng buộc bởi sở hữu chủ hiện nay (nguyên tắc niêm phong/tịch thu trước rồi sẽ trả lại sau, được áp dụng ngay xuống hàng con cháu, người thân).

Tại Pháp, cơ quan chuyên biệt về truy lùng và thu hồi TSPP AGRASC (Agence de Gestion et de Recouvrement des Avoirs Saisis et Confisqués) bắt đầu hoạt động vào Tháng 2, 2011, được hình thành từ đạo luật 2010-768 ngày 9 Tháng 7, 2010, và được quy định bởi điều R54-1 của Bộ Luật Hình Sự.

AGRASC được nổi tiếng qua vụ niêm phong và tịch thu TSPP trị giá hàng chục triệu Euros (bán đấu giá 11 chiếc xe hạng sang trị giá hơn 10 triệu Euro, các bức tranh họa sĩ nổi tiếng, chai rượu đỏ nổi tiếng Petrus) của đương kim Phó Tổng Thống Teodorin Obiang của Equatorial Guinea tại Pháp.

Hiện Teodorin Obiang đang phải ra tòa tại Pháp về tội tham nhũng. AGRASC đã niêm phong 200 căn phòng, biệt thự năm 2011, con số này lên đến 730 vào năm 2015, thu hồi 246 triệu Euros (2011), 457 triệu (2014), 471 triệu (11 thàng đầu 2016) phần TSPP các thành phần tội ác. Hơn 1730 trương mục ngân hàng bị niêm phong trong năm 2015.

Sau 6 năm hoạt động, AGRASC đã thụ lý hơn 40.000 hồ sơ tội ác, niêm phong và thu hồi hơn 2,5 tỷ Euros ngoài hình sự. Dựa trên nguyên tắc NCB của Công Ước LHQ Chống Tham Nhũng.

Tại Anh, sau hơn 8 năm hoạt động, cơ quan chuyên biệt SOCA (Serious Organized Crime Agency) đã chấm dứt nhiệm vụ vào tháng 10, 2013 và được thay thế bằng một cơ quan cấp quốc gia với tầm vóc quy mô hơn bao gồm nhiều nhiệm vụ chống tội ác có tổ chức (buôn người, buôn á phiện, buôn lậu, rửa tiền, tài sản phi pháp, tội ác trên mạng ..) NCA (National Crime Agency).

Cơ quan NCA có khả năng phối hợp với các cơ quan cùng sứ mạng tại Tây Phương nhằm truy lùng, niêm phong, thu hồi TSPP trên khắp thế giới, tại các quốc gia đã ký vào Công Ước Chống Tham Nhũng và chấp nhận sự tương trợ về mặt pháp lý (MLA Mutual Legal Assistance). Trong năm 2015, NCA thụ lý 2137 hồ sơ và thu hồi hơn 67 triệu Anh Kim.

Tại Úc, Canada, Đức, các quốc gia này cũng đều hình thành các cơ quan chuyên biệt nhằm chống tội ác có tổ chức và truy lùng TSPP, theo tinh thần Chương V của Công Ước LHQ Chống Tham Nhũng.

Nói chung, tất cả các yếu tố cần thiết đều đã có đủ nhằm có thể tiến hành một cách hiệu quả các biện pháp trừng phạt ngoài hình sự: 1) Các đạo luật quốc gia, Công Ước LHQ Chống Tham Nhũng; 2) Những nguyên tắc căn bản thuận lợi cho sự khả thi; 3) Mức nhận thức cao của dư luận về nhu cầu thu hồi TSPP; 4) Sự hình thành các cơ quan chuyên biệt về truy lùng và thu hồi; 5) Các trường hợp truy lùng và thu hồi TSPP ngày càng nhiều và mức thành công ngày càng cao hơn.

Đạo luật Magnitsky được hình thành trong bối cảnh thuận lợi này và sẽ được triệt để khai dụng bởi các thành phần dân chủ trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam để tạo áp lực trừng phạt mạnh mẽ lên các thành phần lãnh đạo độc tài, vì đánh vào quyền lợi thiết thực của họ, phần TSPP mà họ tóm thu được qua các hoạt động tội ác.

IV- TINH THẦN ĐẠO LUẬT GLOBAL MAGNITSKY

Đạo luật Global Magnitsky cho phép chính phủ Hoa Kỳ đóng băng tài sản và cấm visa nhập cảnh vào Hoa Kỳ, đối với những thủ phạm trách nhiệm hay tổ chức trên toàn thế giới vi phạm nhân quyền một cách rõ rệt.

Đạo luật này là hình thức mở rộng của luật Magnitsky 2012, áp dụng riêng cho Nga. Tên chính thức là Đạo Luật Russia and Moldova Jackson-Vanik Repeal and Sergei Magnitsky Rule of Law Accountability Act of 2012 Cả hai đều được đặt tên người luật sư Nga Sergei Magnitsky, đã bị tra tấn dã man và chết trong tù tại Nga ngày 16 Tháng 9, 2009, sau gần một năm bị cầm tù.

Luật sư Magnitsky. Ảnh: Wikipedia

Luật sư Magnitsky đã khám phá và điều tra một vụ trốn thuế rộng lớn dính tới nhiều viên chức cao cấp Nga trong vòng đai Putin. Năm 2013, tổ chức ICIJ (International Consortium of Investigative Journalists), đã thu thập được bằng chứng về ít nhất 23 công ty liên hệ đến vụ trốn thuế 230 triệu MK qua 2 công ty bình phong tại thiên đường thuế khóa. Magnitsky bị bắt vào Tháng 11, 2008, bị giam trong những điều kiện rất dã man, bị tra tấn, không cho thăm nuôi. Magnitsky bị sỏi trong mật, viêm gan, sưng túi mật khi ở trong tù.

- Quảng Cáo -

4 CÁC GÓP Ý

  1. This is a extreemly one of a kind spot and is what I am alwaysI am constantly searching for. the website contains Many of different kinds of information I am continually seeking to educate myself with beyond the necessary amount of facts about it. Cheers for Building the website you have done a great job and I am sure tons interseted visitors will savor the site also. I am an expert phoenix seo expert and also see that you’ve done an masterful job in that area too but if you desire any searching engine optimization with the search engine optimization send me a pm and I willwill happily give you a few tips.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here