Trách nhiệm Nhà nước khi xử lí tham nhũng: Nhà nước không thể vô can

FB Nguyễn Đức

- Quảng Cáo -

Trong hàng loạt vụ tham nhũng, thất thoát do các công ty nhà nước gây ra từ hàng trăm đến hàng ngàn tỷ đồng: Những cái tên Vinashin, PVC, PVN, EVN không còn lạ với dư luận.

Một số cán bộ bị bắt, truy tố xét xử. Có kẻ ung dung xin đi nước ngoài chữa bệnh rồi ở lại. Có điều lạ, lãnh đạo cơ quan chủ quản của những công ty này chỉ bị nghiêm khắc kiểm điểm rút kinh nghiệm hoặc “nặng” là hình thức khiển trách, cảnh cáo, phê bình trước toàn dân như nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng. Ông Hoàng đến nay chỉ bị cách hết các chức khi ông không còn chức, phê bình trước Quốc hội, toàn dân khi ông đang ung dung hưởng nhàn việc hạ cánh an toàn.

Trong các vụ việc tham nhũng, thất thoát trên, trách nhiệm chưa được truy đến cùng, cụ thể hóa. Về bản chất, trách nhiệm này thuộc về Nhà nước. Nhà nước không thể vô can. Những lãnh đạo Chính phủ từng thời kì phải chịu trách nhiệm chính cho sự buông lỏng quản lí, chỉ đạo, điều hành trong từng lĩnh vực.

Lâu nay, Đảng- Chính phủ luôn khẳng định xử lí nghiêm các cá nhân, tập thể vi phạm nhưng qua trường hợp ông Vũ Huy Hoàng- nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương vừa về hưu chỉ mức phê bình là không tương xứng với vi phạm. Nhiều đại biểu Quốc hội cũng băn khoăn về hình thức xử lí nhẹ này.

- Quảng Cáo -

Chúng tôi điểm lại hai vụ thua lỗ, thất thoát ngàn tỷ gần đây nhất nhưng trách nhiệm cơ quan chủ quản- Bộ Công thương thì chỉ dừng lại mức: “Chưa thực hiện hết trách nhiệm, thiếu kiểm tra…”

Cụ thể, ngày 24-11, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã có thông báo kết luận thanh tra việc đầu tư xây dựng Dự án nhà máy sản xuất Xơ sợi Đình Vũ (PVTex)

Một khi trách nhiệm Nhà nước vẫn chưa được xem xét một cách cụ thể, hiện thực hóa bằng chế ước quyền lực, giám sát quyền lực và bị trừng phạt nếu để xảy ra sai phạm thì cuộc chiến chống tham nhũng (thực chất chống lại những kẻ có chức vụ) sẽ không có giải pháp hiệu quả.

Theo TTCP, đối với dự án Sơ sợi Đình Vũ do PVN và Tập đoàn Dệt may (Vinatex) đã thảo thuận đầu tư hợp tác có quy mô đầu tư lớn, tuy nhiên gây thua lỗ hơn 1.400 tỷ đồng. TTCP chỉ rõ, Vinatex là tập đoàn lớn trong lĩnh vực dệt may, đã thiếu trách nhiệm trong việc góp vốn điều lệ, không thực hiện hết trách nhiệm của cổ đông mà ủy quyền hết cho PVN làm chủ đầu tư dự án. Còn PVN là tập đoàn chi phối vốn tại PVTex nhưng chưa thực hiện hết trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát, dẫn đến lỗ. TTCP cũng chỉ rõ, Bộ Công thương với chức năng quản lí nhà nước. trách nhiệm chủ sở hữu vốn nhà nước tại PVN, Vinatex đã thiếu thường xuyên kiểm tra giám sát trong việc thực hiện chiến lược đầu tư… Những vi phạm trên thuộc về trách nhiệm của Bộ Công thương, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc PVN, Vinatex thời kì từ 2007 đến nay.

Về xử lí trách nhiệm hành chính: TTCP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo kiểm điểm, xử lí trách nhiệm cá nhân, tổ chức tại Bộ Công thương , PVN, Vinatex có liên quan đến sai phạm.

TTCP cũng kiến Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lí theo quy định pháp luật. Theo TTCP, dự án PVTex đã có dấu hiệu cố ý làm trái hoặc thiếu trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án, chọn lựa nhà thầu, kí kết hợp đồng, gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.

Đối với dự án nhiên liệu sinh học của Tập đoàn dầu khí VN (PVN) tại Bình Phước, Quảng Ngãi và Phú Thọ, TTCP cũng chỉ rõ những dự án này đã được đầu tư hơn 5.400 tỉ đồng nhưng đến nay đều trong vẫn thua lỗ, hoạt động cầm chừng.

Cụ thể, tại dự án ethanol Dung Quất, tổng mức đầu tư được phê duyệt là hơn 1.800 tỉ đồng nhưng đã bị đội vốn lên hơn 2.100 tỉ đồng. Năm 2014, dự án này lỗ khoảng 164 tỉ đồng.

Tương tự, tại dự án ethanol Bình Phước có tổng mức đầu tư gần 1.500 tỉ đồng, sau đó đã bị đội vốn lên hơn 1.700 tỉ đồng. Từ tháng 4-2013 đến nay nhà máy này hầu như không vận hành thương mại, dự tính mỗi năm dự án bị lỗ khoảng 200 tỉ đồng. Đáng chú ý là dự án ethanol Phú Thọ do PVB làm chủ đầu tư, nhà thầu là Tổng công ty CP xây lắp dầu khí (PVC)- đơn vị gây thua lỗ hơn 3.200 tỷ.

Một xã hội chỉ phát triển khi bất cứ vụ phạm luật nào đều bị trừng trị đúng theo luật.

Thực tế thì sao?

Có thể nói cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng ngày càng thách thức Đảng, Chính phủ Việt Nam. Bởi vụ tham nhũng, thất thoát bị phát hiện sau càng lớn hơn vụ trước, từ vài ngàn đến chục ngàn tỷ đồng. Nguồn lực đất nước bị suy kiệt bởi căn bệnh này.

Chỉ khi Quyền lợi-ích của Nhân Dân được đặt lên hàng đầu- Khi Nhà nước chịu sự giám sát đặc biệt của Nhân Dân. Một khi trách nhiệm Nhà nước vẫn chưa được xem xét một cách cụ thể, hiện thực hóa bằng chế ước quyền lực, giám sát quyền lực và bị trừng phạt nếu để xảy ra sai phạm thì cuộc chiến chống tham nhũng (thực chất chống lại những kẻ có chức vụ) sẽ không có giải pháp hiệu quả.

- Quảng Cáo -

ĐÃ CÓ 1 GÓP Ý

  1. Toi de nghi sua lai chu XU LI nen viet XU LY. Toi doc chu ay toi thay khong vui. Chu nay truoc 30-04- 75 toi khong thay ai viet ca. Chan thanh cam on.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here