Độ gần tết, dường như ca sỹ, nghệ sỹ hải ngoại lội ngược dòng về hát trên quê hương khá đông. Bỏ qua mấy nghệ sỹ hài và mấy con ruồi gớm giếc thì show của cô Khánh Ly hồi đầu tháng 12 cũng là điều đáng để nghệ sỹ từng vang bóng một thời nên suy ngẫm.
Nghệ sỹ danh tiếng một thời của Sài Gòn cũ hầu hết đều đã trở thành nghệ sỹ hải ngoại sau cuộc chánh biến của miền Nam. Họ đi để sống. Và họ sống trong lòng dân miền Nam thời đó đến nay cũng như những chứng nhân của một nền âm nhạc, nghệ thuật chưa có cái đỉnh thứ hai từ khi miền Nam tiếp nhận văn minh Trường Sơn. Ấy vậy nhưng mảnh đất hải ngoại nói chung Mỹ nói riêng thì dường như đã không còn hậu đãi, thu nhập vơi dần theo năm tháng. Hào quang chừng như là dĩ vãng.
Vì sao đồng bào họ trên đất khách ít dần đi coi show? Vì đồng bào thời đó giờ trên xứ cờ hoa lạng quạng cũng năm sáu chục mùa lá rụng trong khi bầy xuân xanh đâm chồi sau này người ta gọi là banana, da vàng ruột trắng thì sỏi tiếng Anh hơn tiếng mẹ, hẳn là chúng không cảm nỗi những gì của thời cuộc bi thương mà cha mẹ chúng đã từng. Tụi nhỏ mê nhạc Mỹ hơn nhạc Mẹ là điều không có gì đúng/sai. Chỉ là chúng không thích vì không hiểu, thế thôi.
Quê hương đã rời đi năm ấy, tới giờ vẫn vậy, vẫn một chế độ một chánh quyền, nhưng khán giả thì lại khác. Khi trong chính cái xứ sở mà tụi nhỏ, những người trẻ, những con người duy mỹ không tìm được nét đẹp có chiều sâu nào hơn trong âm nhạc hiện thời ngoài những thứ lai căng Hàn, Nhật, Thái… thì cả một thế hệ mới rủ nhau đi tìm nghe lại những món ăn tinh tuý xưa. Thời cuộc đã khác, chiến tranh là gì, đạn bom có ghê gớm không mà tiếng đại bác thì như “ru” và người phu thì “dừng chổi đứng nghe” chứ chẳng hề bỏ chạy. Cái dửng dưng bình thường ấy lại mô tả một cách chân thật về cuộc chiến khốc liệt hơn tất thảy những bài học lịch sử, con chữ đầy máu me trên ghế nhà trường. Rồi mỗi khi lóc cóc gõ đũa hát trên bàn ăn vỉa hè đêm của Sài Gòn thì có đứa hẳn tuổi đời còn xanh chợt giật mình gắp được cái ý thơ quá là thơ, chữ sao là đẹp khi nhìn lại đốm đỏ có sợi khói quyện đầu ngón tay nó bây giờ bao năm môn văn nhà trường không dạy nó được một từ nào đẹp đẽ mới hơn cái danh từ “khói thuốc”, thì chính âm nhạc của Trúc Phương – ông Hoàng nhạc sến, bấy nay nó tưởng sến là rẻ là thường, – ngờ đâu lại học được từ ấy cụm từ “khói ưu tư”. Yêu nhau và đau tình, sầu chuyện thế gian bằng nhạc xưa bỗng thấy nỗi buồn cũng trở nên lộng lẫy, có học thức và sâu hơn hẳn. Nhiều, nhiều lắm,… những con người duy mỹ bây giờ đi đâu? Tìm về với nhạc vàng những năm ấy. Nhờ vậy mà thế hệ này kê ghế ngồi gần được với thế hệ kia trước cái tivi nghe chung bản bolero để người nay hát, người xưa kể. Bởi vậy, chính mảnh đất chữ S mới là mảnh đất vàng của những tiếng ca trữ tình vàng vọt. Họ phải về thôi, giờ thì về để sống, sống không còn là sự sống, cái chết như xưa, sống bây giờ là đời sống đơn thuần, cơm áo, gạo tiền,… cũng chẳng đúng/sai, bởi họ cần thì họ làm thôi.
Cũng chả đâu buồn bã cho bằng đất mẹ. Nghệ sỹ tấu hề thì càng phải về. Xứ Huê Kỳ ai nấy đều bận, hề hề dăm ba cuộc minishow phòng trà, đám cưới, sốt ruột lắm đàn em kiếm ăn sao dễ quá. Đất mẹ cần tiếng cười quên oán than. Mở tivi lên đài nào cũng tấu hề. Phải về chứ.
Hề phải về, hát càng phải về. Dân Việt ở Mỹ chẳng còn là nguồn thu thì tẩy chay cũng là ý nghĩa gì. Đất mẹ còn vạn người u mê, quảng cáo con ruồi có tiền, tội vạ chi từ chối.
Quay lại với cô Khánh Ly, chuyện cô ế show tại Việt Nam nào phải chuyện mới mấy năm nay. Nhưng lần đầu Khánh Ly diễn ở Sài Gòn – cái nôi nuôi lớn giọng hát, tên tuổi và ngỡ như triệu triệu người mến yêu thì show lại ế. Có lạ không? Không lạ.
Đất Sài Gòn giờ còn mấy người cũ? Ông giáo cũ năm ấy giờ chạy xe ôm góc ngã tư với tiếng “dạ thưa, xưng cô-tôi” khiến bầy trẻ nhao nhao ngưỡng mộ, có mấy triệu để mua vé nghe lại tiếng ca người nghệ sỹ cùng thời họ? Bà cô bán chạp phô thoáng tánh bây giờ là nữ sanh Gia Long xưa, con nhà tư bản một thời, bán hết một tháng chắc gì đủ cái vé nghe lại giọng ca quá vãng đã khàn khô đi nhiều, mà nghe làm chi, gợi làm chi ngày xa xưa ấy. Lớp người vàng son một thủa từ trí tuệ tới địa vị lỡ kẹt lại nay vẫn bận miệt mài gìn giữ cái nếp quần tây đóng sơ mi trắng phẳng lì đứng cắt tóc vỉa hè, đôn đáo bao nhiêu nghề lao động đặng giữ cho tròn cái phong thái hảo sảng từ kẻ bình dân mà từ đó người ta ngợi ca đất này. Tiền đâu mà đi nghe dĩ vãng buồn. Lớp thượng bị đạp xuống làm hạ, lớp hạ leo lên ngồi thượng. Thời thế đổi thay. Có người còn thoang thoáng thở dài nói tới cuộc hồi hương của nữ nghệ sỹ và so sánh vu vơ với bài ca “Nối Vòng Tay Lớn” trên radio năm nào. Có kẻ nhắc lại những tráo trở tình xưa ai cũng tỏ, nay trở về thỏ thẻ bảo “xem người ấy như cha”. Họ-những người mắc kẹt hay ở lại và còn sống, ký ức là những mảnh vụn nhưng bén và sắc.
Lớp nước lợ sau này có tư bản túi đầy cũng có hồng sắc đỏ búa liềm di cư. Nghe Lệ Quyên với thân hình bốc lửa, giọng ca kỹ thuật trong phòng máy lạnh, ghế salon, và kệ mẹ cái quá khứ không thuộc về họ đi chỉ vị tiếng hát đơn thuần không vị chánh trị thì họ vẫn thích hơn nghe và ngắm một người từng trẻ chân chim dẫm nát nét ngài với giá vé tương đương ở một sân vận động chứ. Nhan sắc của cô Hà Hồ không cứu vãn nổi show và cũng không chừng ấy lại là nguyên do khước từ thêm mối lai căng khác tầng thẩm mỹ của hai thế hệ không chừng.
Giới trẻ ư? Cô Khánh Ly? Dạ con có biết, con nghe băng gốc của cô thâu trước 75 trên mạng nhiều lắm. Để ngắm, nghe mà vài triệu hơn lương làm thêm của con rồi. Con rất thích nhưng con rất tiếc. Cafe nhạc vàng có bốn lăm ngàn ly nước hà. Sài Gòn mà.
Bất chợt nhớ lan man câu hát của Vũ Thành An “ngày mai, rồi mình cũng già, không thể nào níu lại được nữa. Ngày xưa, như mới hôm qua, một cánh hoa trong cơn phong ba”
Ừ thì ngày mai, ai rồi cũng già. Giữ được gì đẹp nhứt một thủa thì hẳn là nên giữ. Ai cũng muốn sống cho mình nhưng đã chọn nghiệp xướng ca kiếp này, thì chết cho mình nhưng sống phải trong lòng người khác mới bỏ một đời rong ca, đánh đổi.
Đôi khi đúng một đời, sai chỉ một lần. Đồng tiền rơi xuống đất không nghe tiếng, thanh danh nghệ sỹ rớt là tan.
Lại mở bản nhạc xưa, nghe trong đêm, chẳng tìm lại điều chi, chỉ để nghe điều đẹp nhứt.
Đêm liêu xiêu gần tàn, chợt thèm sợi ưu tư quấn quít đầu ngón tay nghe đời mình những tháng ngày này cũng có chút nồng nàn.
Mu mai den is over!
Cai do xuong ca vo loai
Về vườn là vừa rồi cái giá phải trả cho sự phản bội cộng đồng VN nhe bà
Bạn mở miệng là biết thuộc tầng lớp và học vấn ntn rồi, cái j là “phản”, cái gì là “cộng đồng vn”, con ng nói lên sự thật của chế độ độc tài gọi là “phản” sao? Đã kém hiểu biết thì đừng nên đánh giá 1 con ng bạn nhé!
hết thời thì phải chấp nhận thôi, cố đeo bám hào quang quá khứ làm gì? Sinh, lão, bệnh, tử, đó là quy luật của đời người. Bà Khánh Ly cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Đáng lẽ, trong chữ “ca sĩ” đã chứa chữ “sĩ” rồi 🙁
Con DIEM KhanhLy , Cai Mom cua no o My : Da dao CS , roi cung cai Mom do ve VN: CS muon nam ! Boi vay Con DIEM nay trao tro y chang CongSanVN …..Ran gao len nua di , de khi chet CS no dat tuong dai va ten duong DIKHANHLY ! Nhe mu !
Cao Niên
Nàng Kiều trong tác phẩm của Nguyễn Du, có người văn vẽ thì nói : “nàng Kiều bán mình chuộc cha”; có người bình dân dễ hiểu hơn thì nói, “nàng Kiều vì chữ hiếu phải đi làm đỉ”. Nhưng tôi khoái nhất 2 câu Kiều từ chối khi Kim Trọng mở lời xin nối lại tình xưa :
“Chữ trinh còn một chút này, không gìn cho khéo mà giày cho tan ?”,
Nàng Kiều sau những năm truân chuyên làm gì còn trinh (theo nghĩa đen). Quả cụ Nguyễn Du tài tình khi dùng chữ trinh ở đây. Chữ trinh nàng Kiều trả lời Kim Trọng hiểu theo nghĩa trung trinh, lương tâm ngay thẳng, liêm sỉ.
Nếu áp dụng ở trường hợp “Khánh bà bà”, chữ trinh nào cũng không còn, không có ???
Tù CS ở Z.30C. Tôi cùng đội lao động với người chồng trước (không biết KL có bao nhiêu chồng) của KL.
Một ngày đẹp trời anh cùng với 2 người bạn tù trốn trại cả 3 đều thoát. Sau thời gian ở tù về. Tôi gặp lại 2 người ở Saigon nhưng không gặp chồng của KL.
Các cụ ngày xưa nói khó sai lắm: Xướng ca vô loài. Họ chỉ biết có tiền thôi còn lương tâm vất cho chó gặm nhầy nhụa lắm rồi.
Không hiểu sao có những người bỏ tiền ra để nghe bà già trên 70 hát đi hát lại các bài hát cả ngàn lần.