Chính sách các quốc gia về Biển Đông sau Phán Quyết Tòa PCA

Nguyễn Ngọc Bảo - Web Việt Tân

- Quảng Cáo -
6- Chính Sách Của Khối ASEAN, Ấn Độ, Úc

Từ hơn 10 năm nay, ASEAN luôn lấy một thái độ rất chừng mực khi phải đưa vấn đề tranh chấp tại Biển Đông ra bàn thảo tại các Hội Nghị Thượng Đỉnh. TQ đã thành công khi phân hóa được ASEAN khống chế Lào, Cam Bốt, CSVN và trước đây Miến Điện, để khối này luôn lấy những quyết định phù hợp với quyền lợi TQ.

Ngoài việc thực hiện một Cung Cách Ưng Xử (Code of Conduct) nhằm giảm thiểu căng thẳng trên Biển Đông, các quan sát viên không ghi nhận được những nỗ lực hỗ tương nào trên bình diện toàn Khối để đối đầu với TQ. Mỗi quốc gia trong ASEAN tại tuyến đầu đều tự tiến hành các nỗ lực tân tranh hải quân riêng biệt (Mã Lai, Singapore, Nam Dương, Việt Nam, Phi) và có những hợp tác song phương như giữa Phi và Việt Nam.

Một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược tại Hà Nội Tháng 7/2012. (Ảnh: Reuters)
Một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược tại Hà Nội Tháng 7/2012. (Ảnh: Reuters)

Hiện nay trên Biển Đông, TQ vẫn chưa khống chế được Nam Dương, Mã Lai, Tân Gia Ba, Miến Điện và ngay cả Phi, dù có sự thay đổi chính sách. Thành quả lớn nhất của TQ là đã làm tê liệt sườn phía Tây của Biển Đông qua việc khống chế được lãnh đạo CSVN. Tuy nhiên qua các cuộc biểu tình, phản đối liên tục từ 2010, biến cố Hải Dương 981, TQ biết họ đang gặp phải sức đề kháng mạnh của người dân Việt Nam và lãnh đạo CSVN không có khả năng trung hòa hoàn toàn sự đề kháng này.

Ấn Độ (TSLQG 2.250 Tỷ MK, 1,3 tỷ dân) có một biên giới chung với TQ trên dẫy Hy Mã Lạp Sơn (dài hơn 3.300 cây số từ năm 1962), và đã nhiều lần đụng độ quân sự với TQ (1,4 tỷ dân) về mặt chủ quyền về biên giới. Ngoài vấn đề biên giới, Ấn Độ còn cạnh tranh về kinh tế với TQ, để trở thành quốc gia về công nghệ thông tin (offshore services), sau khi giá công nhân tại TQ đã tăng vọt. TQ luôn từ chối không chấp nhận Ấn Độ trở thành một thành viên của Hội Đồng Bảo An LHQ trong lúc Nga, Hoa Kỳ, Anh, Pháp đều đồng ý.

- Quảng Cáo -

Hiện nay, TQ đang xây dựng ảnh hưởng tại Sri Lanka and Maldives là các đảo trong vùng cận hải của Ân Độ. Sau nhiều thập niên, trong thời chiến tranh lạnh, giữ một vị trí trung lập giữa khối Cộng Sản cũ và Tây Phương, Ấn Độ trong những năm gần đây đã dần thay đổi chính sách ngoại giao để đối phó với TQ. Đến gần Hoa Kỳ với nhiều khế ước tân trang không quân (mua các phi cơ tuần hải Poseidon P8), hải quân (xây hàng không mẫu hạm nguyên tử) với sự trợ giúp từ Hoa Kỳ. Ân Độ đã trợ giúp CSVN về mặt huấn luyện hải quân và kiểm báo qua vệ tinh, cũng như đồng ý tuần tiễu cùng với hải quân Phi, Nhật, Hoa Kỳ trên Biển Đông.

Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nhật tập trận chung vào Tháng 6/2016. Ảnh: eoneindia.com
Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nhật tập trận chung vào Tháng 6/2016. Ảnh: eoneindia.com

Úc (TSLQG 1.256 tỷ MK, 24,5 triệu dân), là nơi nhận nhiều người Trung Hoa di cư, nhất là các thành phần cán bộ muốn đem gia đình đến nơi an toàn hơn ngoài TQ. TQ xem Úc là một nơi có nhiều tiềm năng về năng lượng và nguyên liệu để xây dựng vùng ảnh hưởng. Úc là một đồng minh lâu đời của Hoa Kỳ và đang tối tân hóa tiềm năng quân sự, với việc đặt xây 12 tầu ngầm loại đại dương từ Pháp, các chiến hạm chỉ huy loại lớn từ Tây Ban Nha, khu trục hạm từ Hoa Kỳ.

Trong cuộc tranh chấp tại Biển Đông, Úc hỗ trợ cho Phi, Hoa Kỳ, Nhật, với các đề nghị cụ thể như tuần tiễu trên Biển Đông, tân trang hải quân, hỗ trợ về mặt tiếp liệu và hợp tác về kiểm báo. Cả Úc và Ấn Độ đều đồng ý với Phán Quyết Tòa PCA như là một căn bản cần tuân thủ để giải quyết ôn hòa cuộc tranh chấp trên Biển Đông.

7- Kết Luận

Chủ trương Tập Cận Bình khi trở thành lãnh đạo TQ là TQ bắt buộc phải tiến hành chính sách mở đường ra đại dương, qua việc bức phá vòng đai thứ nhất các quốc gia có liên hệ thân thiện, hiệp ước an ninh với siêu cường duy nhất hiện nay Hoa Kỳ, đối thủ của TQ, tại Biển Hoa Đông, phía Đông và Biển Đông, phía Nam.

Mục tiêu của chính sách này sẽ được thể hiện qua việc TQ khống chế được Biển Đông và chiếm lại quần đảo Điếu Ngư, với những chuẩn bị từ các thời Tổng Bí Thư trước (Giang Trạch Dân (1989-2002), Hồ Cảm Đào (2002-2012), chấp nhận phá bỏ chủ trương trổi dậy trong hòa bình của Đặng Tiểu Bình. Tập Cận Bình đã lựa chọn thời điểm hiện nay (2012-201X) để đẩy mạnh, gia tăng nhịp độ tiến hành chính sách tằm ăn dâu, sau khi lượng định được thái độ mềm của Hoa Kỳ dưới TT Obama, sức mạnh kinh tế và quân sự của TQ đã tương đối đủ để tiến hành âm mưu này.

biendong_tqChính sách vừa trấn áp với sức mạnh về quân sự, hù dọa qua việc ban phát quyền lợi kinh tế, mua chuộc các thành phần lãnh đạo các quốc gia, kêu gọi hợp tác để trung hòa khả năng chống đối, phân hóa để dễ khống chế từng nước, đã được TQ tiến hành nhịp nhàng từ hơn 2 thập niên này. Chính sách được thực hiện từng bước này đã tương đối đạt kết quả tại Biển Đông (phân hóa được ASEAN, khống chế được lãnh đạo CSVN, từng bước xâm chiếm Hoàng Sa (1988), một số đảo tại Trường Sa), nhưng bị khựng lại sau phán quyết Tòa PCA về đơn kiện của Phi. Chính sách này ngược lại được coi như hoàn toàn thất bại tại Biển Hoa Đông trước quyết tâm đối đầu của chính phủ và nhân dân Nhật về mặt quân sự và kinh tế với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ.

Về phía Nam, cán cân lực lượng hiện nay hoàn toàn thuận lợi cho TQ. Sự cân bằng lực lượng sẽ chỉ được tái lập trở lại khi nào Việt Nam trở thành tự do dân chủ, loại bỏ được những thành phần lãnh đạo tay sai của TQ hiện nay. Vì chỉ có một nước Việt Nam tự do, dân chủ thật sự, với một dân số khoảng 100 triệu, hùng mạnh về kinh tế và quân sự và nhất là quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước qua truyền thống hào hùng của tổ tiên đã từng đánh bại nhiều lần âm mưu xâm lược từ Trung Quốc, sẽ trở thành một điểm mạnh trụ cột trong toàn bộ cấu trúc để chặn đứng âm mưu xâm lược của TQ tại Biển Đông, một cách lâu dài.

Hiện nay, người ta trông chờ chính sách của TT Trump về Biển Đông nói riêng và đối với TQ nói chung (về mặt đối đầu về quân sự, về mặt hợp tác kinh tế) để lượng định về sự ổn định hay bất ổn thường trực của toàn vùng Đông Á, ngay cả đụng độ võ trang tại Biển Hoa Đông và Biển Đông, trước chính sách xâm lược của TQ.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here