ĐÀ NẴNG (CTM Media) – Tại buổi hội thảo “Vì sự phát triển thủy điện bền vững khu vực miền Trung-Tây Nguyên” tổ chức ở Đà Nẵng vào ngày 6 tháng Mười Hai vừa qua, ông Huỳnh Phước, phó chủ tịch liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Đà Nẵng tố cáo rằng, gần 10 năm qua, việc đầu tư hệ thống thủy điện dày đặc ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên đã gây nên những thiệt hại về môi trường, kinh tế-xã hội.
Trong đó, rõ ràng nhất là tình trạng ngập lụt vùng hạ du do các thủy điện vận hành xả lũ không đúng quy trình. Nhiều hồ chứa xả lũ ào ạt, không báo trước khiến người dân trở tay không kịp, bị nước dâng lên cuốn trôi hết tài sản, đồ đạc.
Ngoài ra, việc xây dựng các đập thủy điện đã phá hủy hàng ngàn hecta rừng tự nhiên. Tổng diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng phục vụ cho thủy điện là gần 1 390 hecta (do lòng hồ chiếm chỗ). Ngoài ra, hơn 9 292 hecta “biến mất” để phục vụ làm đất tái định cư và đất sản xuất cây lương thực hàng năm.
Khi lập dự án, các nhà đầu tư thủy điện hoặc là Bộ Công Thương Nhà Nước Trung Ương nếu là dự án lớn, hoặc của các địa phương nếu là các dự án nhỏ, đều cam kết trồng lại rừng. Tuy nhiên, các cam kết chỉ là lời nói dối.
Cuộc hội thảo về thủy điện hại dân diễn ra trong khi các đập thủy điện từ Quảng Bình đến Phú Yên theo nhau xả lũ gây lũ lụt kinh hoàng, nhà sập, cầu trôi, người chết, mùa màng, tài sản thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng. Không những vậy, cả các hồ thủy lợi cũng xả lũ theo lại càng làm tình hình ngập lụt thêm thê thảm.
Vì lũ lụt đang diễn ra nên chưa thấy có những thống kê về thiệt hại mà người ta tin rằng rất lớn, khó tránh khỏi thiếu đói ở nhiều nơi cần được cứu trợ khẩn cấp.
Hồi Tháng Mười, hồ thủy điện nhỏ Hố Hô ở Hà Tĩnh xả lũ làm ngập lụt một vùng rộng lớn của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Sự thiệt hại ước lượng khoảng 1 000 tỷ đồng trong khi mỗi năm, công ty thủy điện Hố Hôi chỉ nộp được cho ngân sách hơn một tỷ đồng và chỉ cấp điện được cho dân số một huyện ở địa phương.
<3