T ổ chức Văn bút Quốc tế có trụ sở ở Geneva, Thụy sĩ nói rằng Việt Nam là một quốc gia độc tài, kiểm soát khắc nghiệt các quyền tự do của con người, trong đó có quyền tự do biểu đạt ý kiến.
Thông cáo mới được phổ biến hôm qua của Liên hội Nhân quyền Việt Nam tại Thụy Sĩ trích dẫn quyết nghị của Hội đồng Đại biểu Văn bút Quốc tế kỳ 82 mới kết thúc đầu tháng 10 vừa qua cho rằng thay vì cải tiến các điều luật hình sự cho phù hợp với những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, Việt Nam lại chỉnh sửa theo hướng hà khắc hơn, ví dụ như điều luật 88 về tội tuyên truyền chống nhà nước.
Theo Văn bút quốc tế, những người cầm bút, blogger, nhà báo Việt Nam thường xuyên đối mặt với những sách nhiễu của lực lượng công quyền mặc sắc phục cũng như những hung thủ giấu mặt, họ thường bị bắt giữ tùy tiện, bị ngược đãi và tra tấn trong những điều kiện tù đày tệ hại.
Quyết nghị của Hội đồng Đại biểu Văn bút Quốc tế cũng đề cập đến biện pháp đàn áp của cơ quan chức năng Việt Nam đối với những người tuần hành ôn hòa, đấu tranh vì môi trường sau thảm họa môi trường ở 4 tỉnh bắc Trung bộ Việt Nam do Formosa Hà tĩnh gây ra.
Quyết nghị của Hội đồng Đại biểu Văn bút Quốc tế cũng đưa ra một danh sách gồm 19 người bị giam giữ hoặc quản chế vì quyền tự do biểu đạt, thực hành tôn giáo.
Hai trường hợp được đặc biệt nhấn mạnh đến là ông Trần Huỳnh Duy Thức và ông Nguyễn Văn Đài, và yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho hai người này.
Ông Trần Huỳnh Duy Thức là kỹ sư, năm nay 50 tuổi, bị bắt vào năm 2009 và bị kết án 16 năm tù với tội ‘âm mưu hoạt động lật đổ chính quyền’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Đài là luật sư nhân quyền, năm nay 46 tuổi, bị bắt lần thứ hai vào tháng 12 năm ngoái cũng với tội danh tuyên truyền chống nhà nước.
Cũng xin nhắc thêm là vào đầu tháng 10 năm nay, thêm một blogger, nhà hoạt động xã hội nữa bị bắt là bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm. Bà cũng bị bắt theo điều luật 88 của bộ luật hình sự Việt Nam.
Ngu dốt , dói trá thì kiểm soát quyền tự do của con người bằng dùi cui.