Khí thế hừng hực chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng bỗng lắng xuống trước thềm hội nghị trung ương 4. Cuộc phát động long trời lở đất về chống tham nhũng của Trọng tưởng như sẽ lôi ra những đối tượng cỡ uỷ viên bộ chính trị, hay chí ít cũng là uỷ viên trung ương. Nhưng rút cục thì quan chức lớn nhất chỉ là một phó chủ tịch tỉnh hàng thấp nhất trong các phó chủ tỉnh tịch là Trịnh Xuân Thanh, với tội danh là làm trái quy định gây thất thoát tài sản nhà nước. Một vị cấp cao hơn là bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng nhận hình thức cảnh cáo khi đã về hưu.
Dư luận đặt câu hỏi rằng: Tại sao quyết tâm chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng lớn đến thế, huy động nhiều lực lượng vào cuộc như thế. Lại chỉ dừng lại ở cỡ một phó chủ tịch tỉnh? Phải chăng ở Việt Nam, quan chức sai trái có vấn đề chỉ ở chức vụ như vậy. Còn cao hơn nữa thì không có, hay toàn người trong sạch. Đúng là như vậy thì thật đáng mừng, tuy nhiên chỉ như vậy thì việc gì phải ầm ĩ mở chiến dịch lớn quảng cáo rầm rộ gây bão trong dư luận như vừa qua.?
Trả lời câu hỏi nghi vấn này, có nhiều câu giải đáp.
Thứ nhất hiệu quả chiến dịch chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng thất bại. Trọng gặp phải sự chống cự lớn hơn mức ông ta tưởng, việc Trịnh Xuân Thanh một quan chức cấp không cao lắm, trốn thoát ngay trong vòng kiềm toả của chiến dịch khi bắt đầu khởi động, đã là một cú tát mạnh khiến Trọng phải nhìn lại khả năng của mình.
Thứ hai, Trọng đã chiến thắng khi đạt được nhiệm vụ đặt ra của mình, buộc đối thủ phải thoả hiệp, đầu hàng và tuân phục. Vì thế, Trọng không cần phải đánh tiếp dưới chiêu bài chống tham nhũng nữa. Câu trả lời thứ nhất đã được phân tích và bình luận nhiều, nhưng ở câu trả lời thứ hai này, lại là một giả định mà chưa có mấy người đề cập đến.
Ở khả năng thứ nhất, sự thất bại trong công cuộc chống tham nhũng của Trọng là nỗi thất vọng của một số người còn đặt niềm tin vào chuyện đảng cộng sản VN có thể tự làm sạch mình. Nó cũng là ấm ức của một số người mang danh chống cộng nhìn thấy một quan chức cộng sản như Trịnh Xuân Thanh trốn chạy thành công.
Nhưng nếu giải đáp là khả năng thứ hai, Trọng đã chiến thắng trong ván bài chống tham nhũng này. Có lẽ nỗi buồn, thất vọng sẽ là của cả dân tộc. Vì sao lại vậy ?
Vì có thể việc chống tham nhũng, đánh lợi ích nhóm là việc phơi bày ra cái xấu của đảng cộng sản. Mà bản chất của đảng Cộng Sản không bao giờ vạch áo cho người xem lưng. Tất cả các cuộc thanh trừng bè phái khác ý thức, khác chủ trương, tranh giành quyền lực… trong chế độ cộng sản trên khắp thế giới từ trước đến nay đều mang chiêu bài nào đó. Những chiêu bài như thế chỉ nhằm che đậy sự thanh toán phe phái, đặc biệt trước những giai đoạn lịch sử giao thời thường có những chiêu bài để thanh toán những phe có tư tưởng khác trong đảng.
Trong nội bộ cộng sản không thể có sự khác biệt về quan điểm đối với một đường lối lớn nào đó, đặc biệt là đường lối chính trị liên quan đến ngoại giao với các nước lớn. Chuyện này đã từng xảy ra thời kỳ Lê Duẩn, Lê Đức Thọ tiễu trừ những kẻ khác biệt quan điểm thời cuộc với mình. Hoặc xa xưa hơn nữa là đảng CS VN thanh toán nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. Hay trường hợp của uỷ viên chính trị Trần Xuân Bách hồi biến cố Đông Âu…
Sự khác biệt về quan điểm trong ĐCS mới chính là mối lo lớn nhất đến sự tồn vong của đảng, chuyện tham nhũng của chế độ cộng sản thời kinh tế thị trường không thể nào không xảy ra. Chính vì thế những cuộc thanh trừng vì tính chất trái quan điểm bao giờ cũng sát phạt và đẫm máu hơn cái gọi là chống tham nhũng, lãng phí. Tham nhũng là một trong những yếu tố để các đảng viên cộng sản trung thành và gắn bó với đảng. Xử lý triệt để tham nhũng và xoá bỏ nó là tước đi ước mơ làm giàu của các đảng viên, nó sẽ khiến cho các đảng viên không còn chí tiến thủ, tranh đua khi tham gia đảng. Câu chuyện mà một số người đang tô vẽ rằng đảng cộng sản VN đang làm sạch nội bộ, vì dân, vì sự liêm khiết là câu chuyện dựng ra để che đậy những âm mưu thanh toán nhau giữa các ý thức hệ đang diễn ra mà thôi.
Cuộc tranh giành quyền lực gay gắt của Đảng CSVN thường bắt đầu bằng những chủ trương một bên đưa ra, chủ trương và đường lối của bên nào dành thuyết phục được sự ủng hộ của số đông đảng viên trong đảng bên đó sẽ nắm được quyền lực. Cuộc chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng phát động vừa qua, thực ra là một cuộc chiến về ý thức hệ. Chính thế liên tục những bài viết, những phát biểu gần đây của đảng CSVN đều nhấn mạnh đến khía cạnh mâu thuẫn nội bộ, nguy cơ diễn biến, chuyển hoá tư tưởng, ý chí dao động… và lời kêu gọi thống nhất tư tưởng, hành động, tập trung quyền lực để kiểm soát. Đấy là những dấu hiệu cho thấy trong nội bộ cộng sản đang diễn ra sự thanh toán nhau về mặt tư tưởng hơn là chống tham nhũng. Đó cũng chính là lý do tại sao việc chống tham nhũng hô hào rồi lại dừng lại và thay thế vào đó là những bài viết, phát ngôn kêu gào ngăn chặn sự chuyển hoá về tư tưởng.
Vậy mâu thuẫn trong tư tưởng , đường lối, chủ trương mà đang CSVN của Nguyễn Phú Trọng đang lo lắng mất ăn, mất ngủ ngày đêm là gì.?
Không có gì là quá khó đoán, nhìn những diễn biến ngoại giao trong vài tháng trở lại đây. Dễ nhận thấy chủ trương của phe Nguyễn Phú Trọng là đẩy mạnh sự gắn bó, lệ thuộc và bám chặt lấy Trung Quốc. Chủ trương gắn bó với Trung Quốc vấp phải một số ý kiến nghi ngờ và muốn ngăn cản hoặc làm chậm quá trình triển khai. Vì vậy Nguyễn Phú Trọng đã được Trung Quốc bày cách dùng chiêu bài chống tham nhũng, thông qua uỷ ban kiểm tra trung ương để thanh toán những ai có ý định ngăn cản chủ trương gắn bó với Trung Quốc.
Chuyến đi của thường trực ban bí thư Đinh Thế Huynh đến Trung Quốc sau hội nghị trung ương 4 khoá 12 đã đánh dấu thành công thắng lợi của phe thân Trung Quốc. Sau những đòn đánh dưới chiêu bài chống tham nhũng, những ý kiến đối lập đã phải thúc thủ để giữ yên thân mình. Bởi thế, cuộc chiến chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng không cần thiết phải đẩy mạnh lên cấp cao hơn, khi mà mục đích của nó là thống nhất được chủ trương thân Trung Cộng đã thành công.
Bây giờ chỉ là những cuộc thảo phạt đến những quan chức về hưu dưới hình thức cảnh cáo nhẹ, để giữ chiêu bài chống tham nhũng không bị dư luận dị nghị là đầu voi đuôi chuột. Sẽ không có cấp nào cao hơn Trịnh Xuân Thanh bị khởi tố, vì mục đích thống nhất tư tưởng, đường lối thân Trung Cộng đã được thống nhất xong.
Một tương lai mới rất rõ ràng cho Việt Nam, như nhà báo Huy Đức đã nói trước thềm đại hội đảng 12. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người có quan điểm “rõ ràng” với Trung Quốc. Lúc ấy nhiều người hoài nghi chưa biết quan điểm rõ ràng đó là gì. Đến nay thì đúng thật đã rõ ràng.
Làm cho nó có vậy thôi
Anhcalu …!
chống tham nhũng của Trọng lú càng chống càng chắc
ổng quên chữ đỡ đó,chống đỡ cho tham nhũng
Bọn cộng
Sợ bôi xấu nhau. Cá mè một lứa
Đánh bùn sang ao, chẳng ra gì hết, làm cho có lệ
Úi dời tớ đâu dại ji moi ra nửa khong kheo nó ??????
Tay có tràm. Ai sạch hơn ai ai trống ai bay giờ