HÀ NỘI (CTM Media)- ‘’Tổng mức vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách 5 năm tới với dự kiến 2 triệu tỉ đồng là khá cao so với thực lực ngân sách và tiềm ẩn những rủi ro đối với an toàn nợ công.’’, đó là quan điểm của Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc Hội CSVN nêu ra trong phiên họp chiều ngày 20 Tháng Mười, 2016.
Mặc dù quan điểm là như vậy, nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc Hội Nguyễn Đức Hải lại phát biểu rằng, tổng mức vốn dự kiến trên là khá cao so với thực lực ngân sách nhà nước hiện nay, tiềm ẩn những rủi ro nhất định, đặc biệt đối với an toàn nợ công và mục tiêu giảm bội chi ngân sách nhà nước đến 2020 dưới 4% GDP, nhưng về cơ bản thì tán thành tổng mức vốn đầu tư phát triển Chính phủ đề xuất và coi đây là tổng mức vốn tối đa có thể bố trí cho giai đoạn 2016 – 2020.
Theo các chuyên gia kinh tế, tài chánh thì nợ công (bao gồm nợ của doanh nghiệp nhà nước, nợ của chính quyền địa phương) của Việt Nam đã chiếm 65% GDP, riêng nợ nước ngoài của Chính phủ đã vượt ngưỡng 50% cho phép, chiếm 50,3% GDP.
Biết là có nhiều rủi ro với đề xuất của chính phủ về tổng mức vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 – 2020 là 2 triệu tỉ Đồng VN, đáng lý ra Quốc Hội phải bát bỏ chứ không thể cảnh báo rồi chập thuận. Đây là một hành động góp phần vào việc nâng cao nợ công của Việt Nam.
Đm nợ thì dân trả chứ chúng nó có phải trả cm gì đâu, vay vốn về ăn chia là dc rồi
Vấn đề là đầu tư tóe loe.xong ko có lãi.lại béo.chó
Nếu có tiền mà không biết sài đưa họ sài. Họ đâu tính trả mà nợ.
Nhân dân không phản đối cho nên bọn lãnh đạo muốn làm gì thì làm .
Đừng trông chờ vào QH . Bỡi bọn đại biểu gật , gật muôn năm …