Quảng Bình: Ngư dân lầm than và sự im lặng đến bế tắc của chính quyền

Lữ Khách - Chantroimoimedia

Tương lai phía trước của em đang là một dấu hỏi lớn
- Quảng Cáo -

Gần 3 tháng trôi qua kể từ ngày thảm cảnh cá chết diễn ra, cho tới nay cuộc sống của hầu hết tất cả các ngư dân của bốn tỉnh miền Trung: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế gặp rất nhiều khó khăn, nhiều gia đình lâm vào cảnh nợ nần, thiếu ăn vì thất nghiệp, phía chính quyền thì vẫn bế tắc trong việc tìm ra chính sách để khắc phục hậu quả cho người dân.
Có mặt tại thôn Cồn Sẻ, thuộc xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình chúng tôi mới nghe và hiểu thấu được nỗi lo lắng, sự khó khăn cùng cực của người ngư dân vùng biển nơi đây khi môi trường biển bị hủy hoại, cá chết hàng loạt, nguồn thu nhập bị mất… Tất cả đã đẩy cuộc sống những người dân nghèo rơi cảnh lầm than, bế tắc.

Cồn Sẻ trên cửa sông Gianh, cách Formosa 50 Km về phía Nam.
Cồn Sẻ trên cửa sông Gianh, cách Formosa 50 Km về phía Nam.
Cầu Cồn Sẻ bắc qua Sôg Gianh, nơi tiếp nối giữa thôn Cồn Sẻ và các thôn khác trong vùng)
Cầu Cồn Sẻ bắc qua Sôg Gianh, nơi tiếp nối giữa thôn Cồn Sẻ và các thôn khác trong vùng)

Cùng chung số phận với 3 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, tỉnh Quảng Bình cũng chịu ảnh hưởng rất nặng nề của thảm cảnh môi trường biển bị ô nhiễm do Formosa gây ra. Nhiều người dân không dám tin với những gì đang xày ra với môi trường và cuộc sống của họ.
Chú Q tâm sự. “Từ thời ông cha cho tới giờ chưa bao giờ găp cảnh cá chết như ngày hôm nay, trong thôn chỉ có gia đình tôi và một vài gia đình mở nhà hàng kinh doanh hải sản, nhưng từ sau vụ việc cá chết gia đình tôi đã phải đóng cửa nhà hàng vì không có khách”.

Chú Q cũng như người dân Cồn Sẻ ngày vẫn ngóng ra biển, vì biển là cuộc sống của tất cả mọi người
Chú Q cũng như người dân Cồn Sẻ ngày vẫn ngóng ra biển, vì biển là cuộc sống của tất cả mọi người

Không thể ra khơi đánh bắt vì số lượng thủy hải sản ngày cáng ít. Mặt khác người tiêu dùng không dám mua cá biển về ăn do sợ cá và các loại hải sản khác bị nhiễm độc. Chính điều này khiến hàng chục chiếc tàu lớn, nhỏ của thôn phải nằm phơi nắng, phơi sương bên bờ con sông Gianh cả tháng nay.
Chú Đ một người dân trong thôn chia sẻ. “Giờ đi biển cũng không cá để đánh bắt, mà có đánh được thì về bán dân họ cũng không dám mua vì sợ cá nhiễm độc chì, thậm chí là thua lỗ, người dân chúng tôi giờ không biết làm gì ngoài việc đi biển mô, khổ lắm chú ah”.

image007

Ngư dân treo lưới , hang chục con tàu lớn, nhỏ của thôn năm phơi nắng, phơi sương cả tháng nay
Ngư dân treo lưới , hang chục con tàu lớn, nhỏ của thôn năm phơi nắng, phơi sương cả tháng nay
- Quảng Cáo -

Là nghề truyền thống của người dân hàng trăm năm nay trải qua bao thế hệ cha ông, sự tồn vong của hàng ngàn ngư ngân dân nơi đây phụ thuộc vào nghề làm biển, trong lúc cùng cực chỉ mong mỏi và hy vọng nhận được sự quan tâm thiết thực từ phía chính quyền, mong mỏi vào một chính sách hổ trợ kịp thời để người dân vượt qua cơn khủng hoảng khó khăn trước mắt.

Tương lai phía trước của em đang là một dấu hỏi lớn
Tương lai phía trước của em đang là một dấu hỏi lớn

Sự im lặng và bế tắc của chính quyền trước vận mệnh của dân

“Nghề làm biển trong thôn có từ thời cha ông hàng trăm năm nay, giờ môi trường biển bị ô nhiễm dân chúng tôi cũng không biết làm gì để kiếm tiền sống. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn và chính quyền không có một chính sách hổ trợ thì người dân sẽ chết đói”. Chú H buồn rầu chia sẻ.
Tuy nhiên, cho đến nay đáp lại mong mỏi đó là sự im lặng đến vô trách nhiệm của chính quyền trước vận mệnh của hàng ngàn người dân nơi đây.

Việc nuôi cá bè trên songo của người dân cũng bị ảnh hưởng rất lớn, người dân không mua cá vì sợ cá nhiễm độc
Việc nuôi cá bè trên songo của người dân cũng bị ảnh hưởng rất lớn, người dân không mua cá vì sợ cá nhiễm độc

Ước tính, tổng số nợ ngân hàng hiện tại của cả thôn Cồn Sẻ lên đến hơn 200 tỉ, hầu hết gia đình nào cũng nợ, gia đình nào ít thì 400-500 triệu, nhiều thì 1-2 tỉ. Khoản nợ này trước đây được người dân vay vốn đầu tư làm tàu, ngư cụ cho việc đi biển. Với việc không thể tiếp tục ra biển đánh bắt cá đồng nghĩa việc nguồn thu nhập bị mất và tiền lãi thì hàng ngày phải trả đều đặn cho ngân hàng.

image016

Từ ngày xảy ra vụ việc cá chết tới nay, việc buôn bán cá lồng trên sông vắng lặng, không một người mua.
Từ ngày xảy ra vụ việc cá chết tới nay, việc buôn bán cá lồng trên sông vắng lặng, không một người mua.

Về chuyện hổ trợ cho người dân, chú H cho biết. “Cho đến nay, chính quyền chỉ hổ trợ cho mỗi gia đình 10kg gạo/người/tháng, chứ ngoài ra chưa thấy hổ trợ hay đền bù gì thêm”.
Phải chăng 10kg gạo và số tiền ít ỏi đó có đủ để bù đắp cho những thiệt hại mà người dân phải gánh chịu thời gian qua, hàng ngày người dân phải sống trong cảnh thiếu ăn, thiếu uống, nợ nần chồng chất, cuộc sống dường như bị đảo lộn hoàn toàn. Thậm chí, nhiều lần người dân đã viết đơn đề nghị được đối thoại với chính quyền trước thảm họa cá chết nhưng vẫn không được chấp nhận, sự im lặng và vô trách nhiệm đáng phải lên án cho những kẻ được gọi là đầy tớ của dân.

image019

Một vài hàng phải đóng cửa vì không có khách tới ăn
Một vài hàng phải đóng cửa vì không có khách tới ăn

Đáng lưu tâm hơn là việc chính quyền ngang nhiên xuống tay đàn áp dã man người dân khi họ thể hiện chính kiến và quan điểm của mình trong thảm cảnh cá chết, minh chứng rõ nhất cho thấy vào chiều ngày 7/7/2016, cuộc xuống đưởng biểu tình của gần 3000 người dân Cồn Sẻ yêu cầu nhà máy Formosa phải đóng của và rời khỏi quê hương Việt Nam đã bị đàn áp dã man từ phía chính quyền, nhiều câu hỏi đặt ra, rằng đây có phải là cách mà nhà cầm quyền bao che chống lưng cho kẻ đã hủy hoại cuộc sống của môi trường biển và cuộc sống của hàng triệu người dân Việt Nam?
Trước mắt người dân phải phải đối mặt với sự lo lắng cho cuộc sống, thảm cảnh đã đẩy người dân vào bước đường cùng, một dấu hỏi lớn được đặt ra cho tương lai phía trước của các em trong tuổi cắp sách tới trường. Và liệu rằng nếu không có một giải pháp và chính sách để khắc phục thì người dân sẽ cầm cự đến được ngày mai nay. Thật quá xót xa cho dân tộc tôi khi được cai trị bởi những kẻ chỉ biết làm sai nha cho giặc mà quên mất giống nòi.

Lữ Khách

- Quảng Cáo -

2 CÁC GÓP Ý

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here