Chất kháng sinh tràn lan trong thực phẩm

Nuôi cá tra tại đồng bằng sông Cửu Long
- Quảng Cáo -


HÀ NỘI (CTM Media)-  Trong một báo cáo của Cục Thú Y Việt Nam vừa mới công bố, cho biết tình trạng sử dụng kháng sinh diễn ra phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, trong đó có nhiều loại kháng sinh bị cấm hoặc hạn chế sử dụng.

Theo đó thì trong năm 2015 và ba tháng đầu năm 2016, tình hình sử dụng kháng sinh khá cao tại các hộ nuôi trồng thủy sản (cá tra, tôm) tại vùng ĐBSCL. Đặc biệt, trong các loại kháng sinh và nguyên liệu kháng sinh được sử dụng rộng rãi có cả những loại cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng trong thủy sản như Amoxicillin, Ampi, Colistin, Cephalosporin, Doxycycline, Enrofloxacin, Sunfa, Tetracyclin. Chloramphenicol…

Thời gian qua hàng loạt lô hàng thủy sản xuất khẩu của VN đã bị nhiều thị trường trả về với lý do có lượng tồn dư kháng sinh vượt mức cho phép. Tuy nhiên, người ta không biết những lô hàng bị trả về này đã được sử dụng vào mục đích gì, có được các doanh nghiệp tuồn vào thị trường nội địa để tiêu thụ, đầu độc chính người tiêu dùng VN hay không?

Theo ông Nguyễn Văn Việt, chánh thanh tra Bộ NN&PTNT cho biết các chất kháng sinh, trong đó có cả những kháng sinh cấm sử dụng trong chăn nuôi, vẫn đang được sử dụng tràn lan và rộng rãi trong mọi ngành chăn nuôi từ heo, gà, trâu, bò. Xét về quy mô và tác hại, chất kháng sinh dùng trong chăn nuôi còn nguy hiểm hơn chất tạo nạc nhiều.

- Quảng Cáo -

Việc sử dụng kháng sinh một cách tự do xảy ra trong nhiều năm qua gây nguy cơ lớn do tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm thịt và đi vào cơ thể người tiêu dùng có thể dẫn đến nguy cơ kháng thuốc kháng sinh, một vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe của cả một quốc gia.

Câu hỏi đặt ra là tại sao các chất tạo nạc, các loại kháng sinh tồn dư trong thực phẩm gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của người tiêu dùng, nhưng hiện vẫn đang được bán tự do và sử dụng tràn lan trong hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản mà chưa được kiểm soát ?

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here