Vào cuối tháng Giêng 2016, Đảng Cộng Sản VN (ĐCSVN) tổ chức Đại Hội Đảng lần thứ 12 để chọn lãnh đạo mới và định ra chính sách cho 5 năm tới. Mặc dầu mỗi kỳ đại hội đảng CS là lúc tranh chấp quyền lực gay gắt, đại hội lần 12 này đặc biệt tranh chấp dữ dội. Chính trường VN chưa bao giờ trở thành một sự chọn lựa giữa hai nhân vật.
Hai nhân vật lãnh đạo này là Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhiều người tin rằng ông Trọng là nhân vật bảo thủ đứng đầu phe thân Trung Quốc, trong khi ông Dũng là nhân vật cải cách cổ võ cho chính sách thân Mỹ. Với việc ông Trọng tái đắc cử và ông Dũng về hưu, người ta cho rằng các cải tổ kinh tế và chính trị sẽ chậm lại và Việt Nam sẽ ngưng việc xoay qua Hoa Kỳ và sẽ vòng trở lại gần với Trung Quốc.
Nhưng thực tế thì phức tạp hơn thế. Các dự đoán cho rằng cải tổ tại Việt Nam đã dừng lại là quá sớm. Ông Trọng là người bảo thủ nhưng có lúc ông ta hành xử như một người cải cách. Ông ta xem sự sống còn của ĐCSVN là mục tiêu ưu tiêu trong các chính sách của Việt Nam, nhưng ông cũng đồng thời đề bạt nhiều nhân vật đổi mới xem trọng việc phát triển đất nước hơn sự sống còn của Đảng. Hướng giải quyết vấn đề Trung Quốc của Trọng là mềm mỏng ngoài mặt nhưng cứng rắn hơn đằng sau. Ông ta dè dặt trong quan hệ với Hoa Kỳ nhưng đồng thời cũng hậu thuẫn việc đi gần hơn với Mỹ và tham gia TPP.
Ông Dũng cũng không kém phần phức tạp và mâu thuẫn. Ông tuyên bố quan điểm cải cách mạnh mẽ nhưng ưu tiên việc duy trì quyền lực độc tôn của ĐCSVN. Hơn thế, ông Dũng đứng đầu một mạng lưới rộng khắp sử dụng guồng máy chuyên chính để kiếm tiền bỏ túi riêng. Hướng giải quyết vấn đề Trung Quốc của ông kết hợp vừa luận điệu chủ nghĩa dân tộc và hành động gây ấn tượng với tiếp cận kinh tế.
Cách nhìn phân đôi cải cách-bảo thủ quá thô sơ để mô tả nền chính trị Việt Nam. Mặc dầu giới bảo vệ đảng và hiện đại hóa đất nước chiếm ưu thế trong giới lãnh đạo từ cuối thập niên 80 qua đến gần hết thập niên 90, giới “vơ vét” là một lực lượng uy quyền thứ ba tràn ngập khắp ngõ ngách trong đảng-nhà nước. Đến giữa thập niên 2000, thành phần “vơ vét” đã có ảnh hưởng nhiều nhất trong ba nhóm. Thời thủ tướng của ông Dũng từ năm 2006 tiêu biểu cho xu hướng này.
Không lâu sau khi đắc cử chức vụ Tổng Bí Thư Đảng vào năm 2011, ông Trọng khởi động một chiến dịch lớn để bài trừ tham nhũng. Đối tượng chính của chiến dịch này là Thủ Tướng Dũng. Nhưng trái ngược với phỏng đoán chung, lằn ranh phân cách trong chính trường Việt Nam sau đó không phải là bảo thủ chống lại cải cách, phe Đảng chống lại phe nhà nước hoặc phe thân Trung Quốc chống lại phe thân Mỹ. Lằn ranh chia cách cắt xuyên qua tất cả những phân đôi đó.
Mặc dầu sự chọn lựa chính tại Đại Hội Đảng 12 là giữa hai nhân vật, cuộc đấu chính yếu là giữa hai phe nhóm. Đồng minh của ông Dũng hầu hết là nhóm “vơ vét”, nhóm hiện đại hóa và thành phần ôn hòa. Ông Trọng thì được một liên hiệp đủ thành phần từ nhóm bảo vệ Đảng, hiện đại hóa và thành phần ôn hòa, với một số ít thành phần “vơ vét”.
Tuy đa số nhóm bảo thủ ủng hộ Trọng, nhóm hiện đại hóa thì lại phân đôi ủng hộ mỗi bên. Sự tranh chấp giữa phe Dũng-Trọng gây khó xử cho nhóm hiện đại hóa. Cả hai nhân vật này đều là những bước ngăn cản con đường cải cách. Trong khi ông Trọng cổ vỏ một chủ thuyết đặt nặng quyền kiểm soát và sở hữu của nhà nước, ông Dũng thì lại ôm lấy một nhà nước “vơ vét” bòn rút tài nguyên xã hội.
Một trong số ít các nhân vật xuất hiện ra ngoài công cộng để ủng hộ ông Trọng tại kỳ đại hội 12 là nhân vật hiện đại hóa Vũ Ngọc Hoàng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông Hoàng gợi ý là Việt Nam nên tạm thời nhắm trở thành một quốc gia tư bản cấp cao bởi vì giai đoạn này gần với xã hội chủ nghĩa hơn là một nhà nước bị chi phối bởi các nhóm lợi ích “vơ vét”. Trường hợp ông Hoàng minh họa cho hiện tượng rộng lớn hơn. Ông Trọng đánh bại ông Dũng cũng là nhờ vào các thành phần hiện đại hóa muốn chống lại nhóm “vơ vét”.
Kết cuộc của tranh chấp Dũng-Trọng tại Đại Hội 12 mở ra một thời đại mới. Chính trị Việt Nam vẫn còn là một hỗn hợp của ba chính sách đại diện bởi các nhóm bảo vệ Đảng, hiện đại hóa quốc gia và nhóm vơ vét, nhưng hỗn hợp này đã thay đổi hình dáng.
So với trước thì tầm ảnh hưởng của nhóm vơ vét đã rơi rụng trong khi tầm ảnh hưởng của nhóm hiện đại hóa tăng lên. Nhóm bảo vệ đảng cũng không mạnh lắm trong tầng lớp lãnh đạo mới. Tuy giới vơ vét có thể tiếp tục chi phối trong Trung Ương ĐCSVN, hiện đại hóa là chính sách có ảnh hưởng mạnh nhất hiện thời trong Bộ Chính Trị kể từ thời kỳ đổi mới.
Bên cạnh việc thay đổi giới lãnh đạo, hai xu hướng khác gợi cho thấy chính trị và kinh tế Việt Nam sẽ cởi mở hơn trong những năm sắp đến. Khi mà bản sắc và lợi ích thay đổi trong giới cầm quyền, thì ĐCSVN sẽ phải dựa nhiều hơn vào sự danh chính ngôn thuận để tiếp tục nắm quyền. Điều này sẽ thúc đẩy đảng-nhà nước phải có đáp ứng với các đòi hỏi của quần chúng.
Áp suất đồng thời đến từ bên ngoài Việt Nam. Khi cuộc tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông gia tăng, tinh thần bài Trung sẽ gia tăng tại Việt Nam. Tuy Hà Nội sẽ tiếp tục duy trì nhiều chọn lựa mở ngõ, họ sẽ phải đi tìm sự hậu thuẫn từ những lực lượng cũng ngại Trung Quốc, đặc biệt là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Một số điều chỉnh trong hệ thống chính trị và kinh tế sẽ phải diễn ra sau khi thay đổi chính sách ngoại giao. TPP là một điển hình.
Tiếp tục xu hướng bắt đầu từ cuối thập niên 2000, Việt Nam sẽ nhích xa hơn – nhưng không quá xa – Trung Quốc và nhích lại gần hơn – nhưng không quá gần – với Hoa Kỳ.
Sẽ không ngạc nhiên nếu Hà Nội và Washington nâng cấp quan hệ đôi bên thành đối tác chiến lược trong vòng 5 năm tơi. Sẽ không thực tế để kỳ vọng có thay đổi lớn về chính sách kinh tế và chính trị Việt Nam trong những năm sắp tới, nhưng cải cách sẽ tiếp diễn theo từng bước nhỏ.
5/4/2016
Alexander L. Vuving
APCSS
Hoàng Thuyên lược dịch
Ong dc ve som suong qua lo ma huong thu chu xai 9 doi cung k het, tui con kho gio con phai cay de dc nhu ong
nhìn tư cách và tướng mạo ông trọng giống như người đi xin ân huệ của tổng thống obama, lép vế quá.không vẻ tướng mạo và đẳng cấp như thủ tướng nguyễn tấn dũng,
Nhìn tư cách của ông trọng , không giống 1 người lãnh đạo đi ra nước ngoài….. Tư cách này của Ông Trong số với Ông NTD…1 Trời.1.vực…Qua đây tôi cũng nhận xét về cái nhìn của tôi…Lúc này.giống như Ông Trọng đang lắng nghe Ông TT OBAMA…Nói……nhỏ với ông trọng…..( Ông đứng khép chân lại đi…đừng đứng hạng 2 nữa ).1 là đi với MỸ chúng tôi sẽ giúp đất nước ông giành lại chủ quyền . Và đừng bắt bớ người dân của các ông nữa ..2 là tùy các ông định liệu..Và biển đông.Các ông phải lên tiếng rõ ràng , chúng tôi mới có thể giúp được…..ĐỪNG CHƠI TRÒ ĐU DÂY ………..VÀ Ông TT MỸ .NÓ 1 NỤ CƯỜI……..ĐẾN ĐÂY…TUY CÁC ANH CHỊ EM NGHĨ …XEM LÀ NỤ CƯỜI GÌ ????
Tư cách này của Ông trông giống như những bọn thái giám ..nịnh thần ngày xưa …tư cách như thế này..mà cũng được.làm tbt ….nêu đem tấm hình này..và so với tấm hình Ông trọng..bắt 2 tay và nói chuyện với Tập cận bình..còn thấy …ghê hơn nữa…2 tay.ôm lấy tay Tập Cận Bình…nhìn thấy là.biết.ôm thằng TÀU RỒI….Nhin thay ” KHINH QUA DI ”
Trông mặt mà bắt hình động.. Con LỢN CÓ BÉO….CỖ LÒNG MỚI NGON …..TƯ CÁCH NÀY….ÔI THÔI..CHỈ CÓ….NỊNH..VÀ ÔM CHÂN….CHẲNG LÀM ĂN GÌ ĐƯỢC ……QUAN THAM , QUẬN NINH LÀ ĐÂY …..NẾU AI.GIỎI VỀ TƯỚNG SỐ……NHÌN THÌ BIẾT..TƯỚNG CỦA …NPT …..ĐÚNG RA TÔI KO GHÉT ÔNG TA….NHƯNG NHÌN THẤY..NỤ CƯỜI ..CẦU TÀI..CỦA ÔNG ẤY VỚI TẬP CẬN BÌNH..KHÚM NÚM….2 TAY ÔM LẤY TAY TẬP CẬN BÌNH………OIIII.16 CHỮ VÀNG VÀ 4 TỐT CỦA ĐẢNG…….CSVN.VÀ TRUNG CỘNG…TÔI THẤY ĐAU ĐỚN CHO ĐẤT NƯỚC..TỔ QUỐC VN ..SAO LẠI CÓ NHỮNG ĐỨA CON …..NGU DỐT NHƯ THẾ….( NHỮNG ĐỨA CON HOANG CỦA NHÀ NƯỚC TRUNG CỘNG ) …CHÚNG NÓ ĐÒI DẠY CHO NHỮNG ĐỨA CON HOANG…….ĐẦU HEO ÓC CHÓ GÌ MÀ KO HIỂU……KO LẼ ĐẢNG CSVN , KO HIỂU GÌ..?? HÃY CỐ TÌNH KO HIỂU….MẸ VN OIIII…TỔ QUỐC OII……XIN HÃY LÊN TIẾNG…..