Sự lệ thuộc vào Trung Quốc
Trung Quốc đã cho nhân sự thân tín xâm nhập vào trong nội đảng CSVN từ hàng chục năm nay.
Hầu hết các thành phần trong các Bộ Chính Trị các khóa đều bị mua chuộc, gài bẫy, áp lực để đi theo khuynh hướng thân Trung Quốc. Nhu cầu khống chế Việt Nam luôn là một ám ảnh của lãnh đạo CS Trung Quốc từ cả ngàn năm nay.
Từ sau 1975, với sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa, Trung Quốc có điều kiện để mở rộng tầm kiểm soát trên toàn Việt Nam, nhất là trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền VNCH đến 30/4/1975. Nhiều người lầm tưởng là phe Nguyễn tấn Dũng chủ trương đi với Hoa Kỳ, trong lúc vào tháng 4 năm 2009, chính Nguyễn Tấn Dũng, lúc đó là Thủ Tướng, đã ra lệnh các bộ ban ngành phối hợp triển khai dự án bauxite tại Tây Nguyên, từ đó Trung Quốc có điều kiện xây dựng căn cứ quân sự ngay trên một vùng đất chiến lược, có khả năng cắt đứt Việt Nam ra làm hai.
Nhìn qua tiểu sử của Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư trong nhiệm kỳ 2016-2021, ngoài các trách vụ trong Trung Ương, Bộ Chính Trị, Tổng Bí Thư (8/1996 – 02/1998): Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội, kiêm Trưởng Ban cán sự Đại học và trực tiếp phụ trách Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội; 02/1998 – 01/2000: Phụ trách công tác tư tưởng – văn hoá và khoa giáo của Đảng; 3/1998 – 8/2006: Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương (3/1998 – 11/2001); Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng (11/2001 – 8/2006), người ta không thấy một sự cởi mở, tinh thần dân tộc nơi một người chuyên về giáo điều, khô cứng về tư tưởng.
Với bộ tứ này, sự lệ thuộc vào Trung Quốc sẽ gia tăng, trong lúc chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa ngay trong nội địa Việt Nam, với sự hiện diện của hàng trăm ngàn công nhân Trung Quốc trá hình có khả năng biến thành nhanh chóng các đơn vị bán quân sự, hỗ trợ cho sự xâm nhập các đơn vị thuộc lực lượng đặc biệt Trung Quốc để khống chế các vị trí chiến lược của Viêt Nam, vô hiệu hóa khả năng chống cự của quân đội CSVN.
Từ nhiều thập niên, tỷ lệ Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc về giao thương (28% tổng số nhập cảng), tài chánh, về hàng tiêu dùng thường nhật nhập nội, về mặt ý thức hệ rất cao, trong lúc sự lệ thuộc về mặt văn hóa, quốc phòng, xã hội thấp hơn.
Đảng CSVN ngày càng lệ thuộc, chịu các áp lực ai khiến của Trung Quốc, nhất là từ thượng tầng lãnh đạo, trong lúc phần lớn sự đối kháng ngày càng hiện rõ ở các tầng bên dưới của đảng CSVN và nhất là âm thầm trong quân đội CSVN.
Có 3 hiện tượng cho thấy Trung Quốc chưa khống chế được quân đội nhân dân, dù đa số các thành phần lãnh đạo Bộ Chính Trị, Quân Uỷ Trung Ương, Bộ Trưởng Quốc Phòng, Tổng Tham Mưu Trưởng đều đã bị Trung Quốc mua chuộc, khống chế. Hiện tượng thứ nhất là quân đội CSVN và quân đội Trung Quốc không tập trận chung.
Hiện tượng thứ hai là rất ít khi nào chiến hạm Trung Quốc ghé vào các hải cảng tại Việt Nam. Hiện tượng thứ ba là quân đội CSVN chấp thuận thiết kế các hệ thống kiểm báo, mua võ khí của Nga, Ấn Độ và không mua chiến hạm, phi cơ chiến đấu của Trung Quốc, cũng như sẵn sàng nhận các viện trợ võ khí từ các đồng minh của Hoa Kỳ như Nhật Bản.
Sự kình chống giữa khuynh hướng tiến gần với Hoa Kỳ và khuynh hướng theo Trung Quốc sẽ nổi cộm hơn với tầng thượng tầng lãnh đạo, tầng cán bộ, đảng viên trung tầng và hạ tầng, quân đội CSVN; trong lúc quảng đại quần chúng xem Trung Quốc như là mối đe dọa chính yếu cho Việt Nam về mọi mặt (kinh tế [hàng lậu]), an toàn thực phẩm (thực phẩm tẩm chất độc), công trình xây cất (dưới mức an toàn tối thiểu), chính trị (khuynh loát mọi guồng máy điều hành), văn hóa (bóp méo lịch sử, bôi nhọ truyền thống đặc thù Việt Nam).
Qua diễn biến vụ di dân (immigrant crisis) tại Liên Âu, qua làn sóng tỵ nạn đến từ các vùng có tranh chấp Syria, Á Phú Hãn, Irak, Mali,..) với sự đóng cửa các biên giới tại Liên Âu (Serbia, Croatia, Hungary,…) và ngưng áp dụng không gian Schengen tại 8/28 quốc gia, tuyệt đại đa số cán bộ đảng viên CSVN biết là họ sẽ phải ở lại khi tình hình Việt Nam xoay chuyển dù có phương tiện tài chánh.
Vì hiện nay không còn có quốc gia nào có khả năng nhận người tỵ nạn nữa, khi tình hình kinh tế vẫn gặp biến đổi không ngừng, đang chuyển đổi từ tự do giao thương thành những biện pháp bảo vệ hàng hóa quốc gia, chuyển dời các hãng xưởng với các kỹ thuật tiền tiến về lại trong nước nhằm giữ các bí mật kỹ nghệ. Do đó, họ cần lấy một thái độ chừng mực hơn trong guồng máy của chế độ, để chuẩn bị mai hậu khi đất nước xoay chuyển.
Từ lòng tự ái dân tộc và nhu cầu bảo vệ chủ quyền sinh tồn của dân tộc, chắc chắn một số đông đảng viên, cán bộ đảng CSVN trong guồng máy hành chánh, kinh tế, quân đội Nhân Dân sẽ phải suy nghĩ lại sự lệ thuộc vào ý thức hệ lỗi thời của một đảng đã biến thành một đảng mafia, bán nước.
Kết luận
Bộ tứ mới sẽ làm cho Việt Nam lệ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc. Giúp cho Trung Quốc có nhiều khả năng để chi phối, ảnh hưởng lên tình hình Việt Nam, nhờ vào có nội gián, tay sai ngay trong Bộ Chính Trị, Quân Uỷ Trung Ương. Nhưng hiện nay, thái độ chống đối các hành vi xâm lược của Trung Quốc ngày càng biểu lộ rõ ngay trong hàng ngũ đảng viên, quân đội nhân dân CSVN, ngày càng phổ quát trong quảng đại quần chúng.
Sự phản ứng đột phá của công nhân đối với các công ty vốn Trung Quốc trong vụ dàn khoan Hải Dương 981 trong vùng Bình Dương cho thấy phần nào phản ứng quyết liệt bảo vệ chủ quyền của người dân Việt Nam.
Phản ứng sẽ biểu lộ hơn trong những giờ phút chủ quyền đất nước thật sự bị xâm chiếm bằng một cuộc xâm lăng võ trang của Trung Quốc.
Người dân Việt Nam cần khai dụng các phương tiện thông tin hiện đại để thông tin, nối kết rộng rãi, giúp nhận thức thật rõ về thảm họa mất chủ quyền, chuyển đến nhau những hành động khả thi nằm trong tầm tay mọi người để gia tăng sức mạnh của quần chúng.
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, người dân cần dành lại sự chủ động về kinh tế qua số đông (tẩy chay đồng loạt, bất tín nhiệm hành chánh, thay đổi cách tiêu thụ,…), gia tăng sức liên kết xã hội, để ảnh hưởng lên chính trị, lãnh đạo Đảng CSVN vốn cần phát triển kinh tế để có được sự ổn định về chính trị.
Muốn bảo vệ chủ quyền để tồn tại như một dân tộc có độc lập, tự chủ, nhân dân Việt Nam cần chấm dứt chế độ tay sai hiện nay, về mặt đối ngoại cần chọn lựa đối tác chiến lược về kinh tế, chính trị, quân sự (Hoa Kỳ, Nhật, Ấn Độ) để cân bằng áp lực và sức mạnh của Trung Quốc.
Về đối nội, cần nhanh chóng phát triển nước, phát huy những giá trị tinh thần, văn hóa đặc thù của dân tộc Việt Nam, nhằm thoát khỏi sự khống chế của Trung Quốc. Gia tăng tân trang quân đội, nhất là về hải quân nhằm đối đầu với hải quân Trung Quốc, bảo vệ ngư dân, vùng lãnh hải thuộc chủ quyền hơn 1.500.000 cây số vuông trên Biển Đông, cũng như các tài nguyên dầu hỏa, khí đốt, đất hiếm (rare earth).
Mất chủ quyền trên Biển Đông, dân tộc Việt Nam sẽ mất ưu thế chiến lược để phát triển đất nước nhanh chóng thành một cường quốc trong tương lai hậu cộng sản.
Nguyễn Ngọc Bảo
Cần mua đất khu Điện Biên Phủ, Quy Nhơn
Bạn nào có hoặc biết thông tin chia sẻ, liên hệ nhé!
Vân / 0935428468
Chán chẳng muốn bàn
Bán hết rồi..còn gì để bán ..
hãy cố lên ,,,,, bán hết cho CS
Chỉ phỏng đoán mà dám bình luận này nọ , Thế mà lại còn chê người khác kém hơn đám dân chủ vớ vẩn ấy . đọc mà thấy buồn cho họ .
Mở mắt ra, nhìn hiện tình đất nước!
Nhìn mà rầu cho đất nước! Hãm!
Trời ơi bị chặn hết rồi ad ơi chẳng đọc tiếp bài được
Nhìn mấy nguoi này thấy hông xong rồi,,,
Nhưng ai tệ nhất trong 4 người này?
Viet lao viet leu . Bon phan quoc
Thằng nào viết bài này chẳng hiểu cái cóc khô gì nội bộ Việt Nam cả. Mấy chục năm nay, ngay từ khi Mỹ chưa bình thường hóa quan hệ với Việt Nam chúng mày cũng định kích động này nọ nhưng có ăn thua gì đâu. Bây giờ bọn mày vẫn cái luận điệu áy nghe nó buồn cười lắm. Hao kỳ đã hiểu Việt Nam: “Trời còn để có hôm nay; tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời’. Chúng mày hãy tỉnh ngộ nhanh lên đừng chọc ngoáy vớ vẩn nữa. Hãy như Nguyễn Cao Kỳ, về nước mà làm ăn hoặc có cao kiến gì thì làm thử luôn để chứng minh. Đừng nói lải nhải mãi con cháu nó cười cho. Rồi lại mang tiếng tha hương cầu thực thì khổ lắm. Việt Nam chưa phải là giàu có nhưng cuộc sống so với trước đây 40 năm đã một trời một vực rồi. Còn nhiều khó khăn còn nhiều bọn đục khoét, nhưng đại đa số dân Việt Nam vẫn ưa cái chế độ này lắm chế độ mà lãnh đạo và dân như là hàng xóm với nhau. Khi nào thấy lãnh đạo với dân như mặt trăng mặt trời thì hãy Viết phá đám nhé. Không biết mày có còn sống để viết được nữa không.
Thang viet bai nay dung la bi lech lac ve tu duy va han che ve mat kien thuc. May hon duoc ai ma che ong nay ong no. Co nhu may thi cac vi lanh dao ia cung ra dc 1000 thang. O do ma sua bay sua ba.