Khả năng điều hành của Bộ Tứ mới

Nguyễn Ngọc Bảo - Web Việt Tân

- Quảng Cáo -
Vấn đề chủ quyền trên Biển Đông

Hiện nay chủ quyền của Việt Nam đã bị vi phạm trầm trọng từ hàng chục năm nay, từ vùng biên giới phía Bắc, Ải Nam Quan, trên Cao Nguyên Trung Phần cho đến các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Lãnh đạo CSVN từ thời Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng không hề dám lấy một biện pháp cụ thể nào để bảo vệ ngư dân, chủ quyền trên biển đảo, đều bị Trung Quốc khống chế, mua chuộc. Trong lúc Trung Quốc luôn xem việc xâm chiếm hoàn toàn hay ở mức thấp hơn khống chế được Việt Nam, là một ưu tiên hàng đầu nhằm làm bàn đạp xâm chiếm Biển Đông và vùng lãnh thổ giáp ranh phía Nam Trung Quốc.

Ngay sau khi cất cánh về mặt kinh tế, Trung Quốc đã tối tân hóa hải quân nhằm mở đường ra đại dương mà giai đoạn đầu là Biển Đông qua chính sách tằm ăn dâu. Qua những diễn biến mới nhất, Trung Quốc đã đặt hỏa tiễn phòng không trên đảo Phú Lâm tại Hoàng Sa, sau khi đã xây dựng các phi trường quân sự nhân tạo dài hơn 3 cây số tại Đảo Chữ Thập, Vành Khăn tại Trường Sa.

Bien Dong - AP
(Ảnh: AP)

Trung Quốc quyết tâm tiến hành kế hoạch xâm chiếm Biển Đông, trước khi các lực lượng đối kháng trở thành quá lớn, đặc biệt là nhằm vào hai quốc gia tuyến đầu Biển Đông là Phi Luật Tân và Việt Nam.

- Quảng Cáo -

Biết khả năng quân sự, chính trị không có khả năng đối đầu với Trung Quốc, Phi Luật Tân đã đưa vấn đề đường Lưỡi Bò 9 Điểm ra trước Tòa Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration PCA tại The Hague, Hòa Lan) từ tháng 19/2/2013, trong lúc CSVN không dám kiện Trung Quốc trước Tòa PCA và cũng không dám công khai hỗ trợ cho đơn kiện của Phi Luật Tân.

Sau khi Tập Cận Bình lên cầm quyền (11/2012), các hành động xâm chiếm Biển Đông ngày càng gia tăng với sự đụng độ, hầu như hàng tuần giữa tầu chiến Phi và tầu đánh cá Trung Quốc tại vùng biển Tây Phi, bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, các hành động thăm dò dầu hỏa, khí đốt khiêu khích ngay trên thềm lục địa Việt Nam, rượt đuổi, đâm vào tầu đánh cá Việt Nam, cùng việc xây dựng các công trình quân sự, phi trường, trạm kiểm báo, cảng tiếp liệu cho hạm đội Nam Hải của Trung Quốc tại Hoàng Sa.

Trung Quốc đã thành lập Thành phố Tam Sa vào tháng 7/2012 (bao gồm quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa), quần đảo Trường Sa (Nam Sa), bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough (Trung Sa) cùng vùng biển chung quanh), tăng số lượng lực lượng tuần duyên và các tổ hợp đánh cá và cung cấp nhà ở cho khoảng hơn 1.000 dân đến ở trên các đảo Trung Quốc chiếm được.

Mới đây nhất, Trung Quốc đã đưa hỏa tiễn phòng không HQ-9, có tầm hoạt động 200 cây số, bố trí tại đảo Phú Lâm, ngay trung tâm Biển Đông, nhằm đe dọa các phi cơ chiến đấu Hoa Kỳ không cho bay đến gần (deny access, tháng 11/2015, Hoa Kỳ đã cho oanh tạc cơ chiến lược B-52 bay ngang qua không phận Hoàng Sa, cũng như khu trục hạm đi vào vùng lãnh hải 20 hải lý chung quanh đảo tại Trường Sa mà Trung Quốc xâm chiếm). Đưa công binh đến xây dựng phi trường dài 3000 mét, đủ cho các vận tải cơ hạng nặng đáp xuống đảo Chữ Thập (Trường Sa).

Hệ thống phòng không HQ-9 xuất hiện trên đảo Phú Lâm hôm 14 Tháng Hai có phạm vi hoạt động khoảng 200 km, tạo ra mối đe doạ với mọi loại máy bay hoạt động gần đó. (Hình: ImageSat International)
Hệ thống phòng không HQ-9 xuất hiện trên đảo Phú Lâm hôm 14 Tháng Hai có phạm vi hoạt động khoảng 200 km, tạo ra mối đe doạ với mọi loại máy bay hoạt động gần đó. (Ảnh: ImageSat International)

Việc quân sư hóa sự hiện diện tại Hoàng Sa và Trường Sa sẽ cho Trung Quốc khả năng áp đặt một Vùng Nhận Diện Phòng Không (ADIZ) ở Biển Đông như nước này đã từng làm trên không phận đảo Điếu Ngư và lãnh hải thuộc chủ quyền Nhật và Đại Hàn theo Công Ước về Luật Biển (UNCLOS 1982) vào cuối năm 2013. Các giới chức cao cấp nhất của Hoa Kỳ, Úc, Nhật đều phản đối các hành động quân sự hóa và cố tình chính thức hóa chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.

Các cuộc tuần hành (FON Freedom Of Navigation) do Hoa Kỳ chủ trương đã diễn ra và sẽ diễn ra theo các tuyên bố của Đô Đốc Harris, Chỉ Huy Trưởng Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Nhật, Úc, Ấn Độ cho biết cũng sẽ tổ chức các cuộc tuần thám hỗn hợp bằng chiến hạm và chiến đấu cơ với Hoa Kỳ, ngay trong hải phận và không phận mà Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền.

Việc Hoa Kỳ họp cùng với khối ASEAN tại Sunnylands trong đó vấn đề Biển Đông là chủ đề nóng, cũng như sự hình thành của Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó Trung Quốc bị loại ra ngoài, càng làm cho tình hình tranh chấp tại Biển Đông trầm trọng thêm và có thể dẫn đến các đụng độ bằng quân sự và một sự đông lạnh lâu dài về mặt giao thương trên vùng Đông Nam Á, chừng nào mà thái độ xâm lược của Trung Quốc vẫn tiếp diễn và nhà cầm quyền tay sai CSVN tồn tại.

Trong lúc cần phải lấy các biện pháp mạnh trong tầm tay nhằm đối đầu với Trung Quốc, các cấp lãnh đạo CSVN đều chỉ tuyên bố miệng và không dám chỉ thị đưa ra một biện pháp cụ thể cho hải quân CSVN, từ việc bảo vệ các tầu đánh cá Việt Nam đang bị săn đuổi, tầu bị húc chìm, ngư dân bị tuần duyên Trung Quốc đánh chết.

Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở Hoàng Sa.
Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở Hoàng Sa.

Những hành động cụ thể bảo vệ chủ quyền (lên tiếng trên trường quốc tế, biểu tình phản đối Trung Quốc, kêu gọi tẫy chay hàng hóa Trung Quốc,…) đều do các cá nhân yêu nước, thành phần dân tộc dân chủ, các tổ chức xã hội dân sự, các đảng phái đấu tranh cho tự do dân chủ tiến hành, trong lúc truyền thông trong luồng, các tổ chức ngoại vi Đảng CSVN đều bị cấm đoán không được lên tiếng chỉ trích, lên án Trung Quốc, từ chỉ thị của Ban Tuyên Giáo Trung Ương mà Nguyễn Phú Trọng từng trách nhiệm.

Hiện nay, thái độ đối kháng âm trầm trong hàng ngũ đảng viên và trong quân đội nhân dân về bảo vệ chủ quyền, vẫn là một ẩn số lớn cho lãnh đạo, họ không lượng định được mức độ trung thành của các đơn vị quân đội CSVN khi có đụng độ quân sự xảy ra, có binh sĩ VN thiệt mạng hay tầu chiến bị bắn chìm.

Trong thời gian qua một số nỗ lực hợp tác với nước ngoài và tân trang quan đội đã được tiến hành, đối chiếu với sự yếu hèn của lãnh đạo CSVN. Hải quân CSVN đặt mua 6 tầu ngầm Kilo của Nga loại mới (Dự Án 636, đã nhận 5 chiếc, 2300 tấn, tầm hoạt động hơn 400 hải lý khi lặn sâu dưới nước), có khả năng tuần thám sâu dưới đáy biển, rất yên lặng, và khó bị khám phá, là một mối đe dọa tiềm tàng cho chiến hạm Trung Quốc.

CSVN nhận từ Nhật 6 tầu tuần duyên về ngư nghiệp (qua viện trợ ODA 14 triệu MK), đồng ý tập trận chung và cho phép chiến hạm thuộc Hải Quân Tự Vệ Nhật ghé cảng Cam Ranh. Ấn Độ sẽ xây trạm kiểm báo hải dương bằng vệ tinh tại trung tâm Việt Nam nhằm giúp Việt Nam có được hình ảnh với cự ly 1 thước trên toàn Biển Đông, từ các vệ tinh Ấn Độ, cũng như giúp tín dụng cho CSVN mua tầu tuần duyên, huấn luyện các thủy thủ đoàn CSVN về tầu ngầm.

Chiến lược tằm ăn dâu của Trung Quốc đã thất bại vì vấn đề Biển Đông đã được quốc tế hóa với sự hợp tác của một liên minh gồm Hoa Kỳ, Ân Độ, Nhật, Úc nhằm ngăn cản âm mưu chiếm trọn Biển Đông, đe dọa hải lưu quan trọng bậc nhất trên thế giới về mặt vận tải hàng hóa, dầu hỏa cho cả vùng Đông Nam Á, cho Khối ASEAN, Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan.

Hiện nay về mặt hải lực, dù có dồn hết các chiến hạm vào hạm đội Nam Hải, hải quân Trung Quốc chưa phải là đối thủ của hải quân Hoa Kỳ, đó là chưa kể tới hải quân Nhật và Đại Hàn, với các khu trục hạm loại Arleigh Burke, có khả năng phòng chống hỏa tiễn liên lục địa, chống hỏa tiễn thiềm du (cruise missile).

Trục hạm loại Arleigh Burke (Hình: Naval Technology
Trục hạm loại Arleigh Burke (Ảnh: Naval Technology

Các giới chức chính trị và quân sự cao cấp nhất của Hoa Kỳ, Úc, Nhật đều nhìn thấy rõ âm mưu của Trung Quốc và thái độ yếu hèn, bán nước của lãnh đạo CSVN. Trong vòng 10 năm nữa, cán cân lực lượng có thể sẽ thay đổi có lợi cho Trung Quốc, nếu không có quyết tâm từ các quốc gia Việt Nam, Phi Luật Tân ở tuyến đầu và các cường quốc có quyền lợi chiến lược trên Biển Đông để ngăn chăn âm mưu này.

Chính thái độ yếu hèn chỉ vì quyền lợi của gia đình, bè đảng của lãnh đạo CSVN sẽ làm cho dân tộc Việt Nam suy vong, trước âm mưu bá quyền trên Biển Đông và khống chế hoàn toàn Việt Nam của Trung Quốc, nếu chế độ bán nước này không bị chấm dứt kịp thời.

- Quảng Cáo -

14 CÁC GÓP Ý

  1. Cần mua đất khu Điện Biên Phủ, Quy Nhơn
    Bạn nào có hoặc biết thông tin chia sẻ, liên hệ nhé!
    Vân / 0935428468

  2. Chỉ phỏng đoán mà dám bình luận này nọ , Thế mà lại còn chê người khác kém hơn đám dân chủ vớ vẩn ấy . đọc mà thấy buồn cho họ .

  3. Thằng nào viết bài này chẳng hiểu cái cóc khô gì nội bộ Việt Nam cả. Mấy chục năm nay, ngay từ khi Mỹ chưa bình thường hóa quan hệ với Việt Nam chúng mày cũng định kích động này nọ nhưng có ăn thua gì đâu. Bây giờ bọn mày vẫn cái luận điệu áy nghe nó buồn cười lắm. Hao kỳ đã hiểu Việt Nam: “Trời còn để có hôm nay; tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời’. Chúng mày hãy tỉnh ngộ nhanh lên đừng chọc ngoáy vớ vẩn nữa. Hãy như Nguyễn Cao Kỳ, về nước mà làm ăn hoặc có cao kiến gì thì làm thử luôn để chứng minh. Đừng nói lải nhải mãi con cháu nó cười cho. Rồi lại mang tiếng tha hương cầu thực thì khổ lắm. Việt Nam chưa phải là giàu có nhưng cuộc sống so với trước đây 40 năm đã một trời một vực rồi. Còn nhiều khó khăn còn nhiều bọn đục khoét, nhưng đại đa số dân Việt Nam vẫn ưa cái chế độ này lắm chế độ mà lãnh đạo và dân như là hàng xóm với nhau. Khi nào thấy lãnh đạo với dân như mặt trăng mặt trời thì hãy Viết phá đám nhé. Không biết mày có còn sống để viết được nữa không.

  4. Thang viet bai nay dung la bi lech lac ve tu duy va han che ve mat kien thuc. May hon duoc ai ma che ong nay ong no. Co nhu may thi cac vi lanh dao ia cung ra dc 1000 thang. O do ma sua bay sua ba.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here