Hôm 8 Tháng Hai, 2016, Dân Biểu Úc Chris Hayes lên tiếng bênh vực cho cựu tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật trước Quốc Hội Úc. Anh Trần Minh Nhật và gia đình bị sách nhiễu và đe dọa liên tục kể từ khi anh ra tù vào cuối Tháng 8, 2015. Sau đây là nguyên văn bài diễn văn của Dân Biểu Chris Hayes.
Diễn văn trình bày trước Quốc Hội Úc ngày 8-2-2016
Như Quốc Hội cũng đã biết, thành phần cử tri trong địa hạt của tôi có tỷ lệ người Úc gốc Việt cao nhất nước, cho phép tôi không những được sinh hoạt với một cộng đồng tuyệt với đầy mầu sắc và sống động này, mà còn cảm nhận được rõ rệt tầm quan trọng của nhân quyền tại Việt Nam.
Ngày 13 tháng 12 năm 2015, tôi đã tham dự lễ mừng Ngày Nhân quyền Quốc tế ở Cabramatta do đảng Việt Tân tổ chức. Tôi đã được vinh dự nói chuyện với ông Trần Minh Nhật qua skype. Ông Nhật là một thanh niên trẻ tuổi với ý chí mạnh mẽ vô song, quyết tâm tranh đấu cho cho một xã hội Việt Nam tự do và tôn trọng tôn giáo, anh cũng là một phóng viên cho Truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế.
Ông Trần đã bị bắt vào năm 2011 cùng với 17 nhà hoạt động khác với bản án bốn năm tù giam và ba năm quản chế. Cáo trạng của nhà nước đã buộc ông tội tham gia các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.
Những vụ bắt bớ trùng với quan điểm của Tổ chức Ân xá quốc tế là Việt Nam có lẽ:
… đang nhanh chóng trở thành một trong những nhà tù lớn nhất Đông Nam Á cho những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động khác.
Sau khi được thả ra khỏi tù, ông Trần đã bị cáo buộc vi phạm lệnh quản chế vì đã không báo cáo với cảnh sát, dù ông đã báo cáo trong ngày hôm đó. Ông cũng bị cáo buộc giao tiếp với một linh mục Công giáo Dòng Chúa Cứu Thế, người mà theo cảnh sát, là “một người chống nhà nước.”
Ông Trần đã bị cảnh sát bắt giữ 12 tiếng, và theo tôi được biết, ông đã bị đánh đập tàn nhẫn trong lúc tra hỏi. Tôi cũng được thông báo rằng những vụ sách nhiễu ông Trần cũng nhắm tới gia đình của ông, có lẽ trong nỗ lực ngăn chặn các hoạt động nhân quyền của ông. Vườn cây của anh ông đã bị phá hủy, bao gồm 155 cây cà phê, 11 cây bơ và nhiều giàn dây leo hạt tiêu bị tàn phá. Một người anh khác của ông Trần đã mất hơn 380 cây leo hạt tiêu, và ngôi nhà của gia đình đã bị ném đá giữa đêm, khiến cha mẹ già của ông rất lo lắng cho mạng sống của họ.
Quốc hội cũng biết về hiệp ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương, một thỏa thuận tự do mậu dịch trong đó Việt Nam và Úc đều là thành viên. Những thành viên TPP đã cam kết tăng cường các nguyên tắc ủng hộ lao động và loại bỏ hành động kỳ thị về việc làm cùng những điều khoản khác. Việc vận dụng phát triển thương mại như TPP làm đòn bẩy để đạt được những kết quả tích cực trong lãnh vực nhân quyền là điều đúng. Úc hỗ trợ sự hòa nhập của Việt Nam trong TPP và như một hệ quả của vị thế thương giao được nâng cao của họ, tôi nghĩ rằng điều quan trọng là chúng ta hãy quan tâm hơn trong các vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Trong khi Việt Nam được chào đón và đối xử như một đối tác thương mại có giá trị, họ tiếp tục bỏ tù các nhà hoạt động nhân quyền và các nhà hoạt động lao động ở mức báo động.
Rõ ràng, ông Trần là một người anh hùng, đã dám liều mạng sống và tự do của mình để bênh vực cho các quyền cơ bản và tự do của người khác. Thông qua những liên lạc cá nhân với ông Trần, tôi có thể làm chứng cho lòng can đảm và quyết tâm của ông để tranh đấu cho một cuộc sống có tiêu chuẩn tốt hơn cho người dân ở Việt Nam. Kinh nghiệm của ông Trần cho thấy tầm quan trọng của việc thiết lập cơ chế để bảo vệ các nhà tranh đấu nhân quyền.
Việt Nam là thành viên có nhiều văn kiện nhân quyền, bao gồm cả Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và Chính trị; Công ước Quốc tế về quyền Kinh tế, Xã hội và văn hóa; Công ước chống Tra tấn và các sự Độc ác khác, cách Đối xử hay Trừng phạt Vô nhân đạo hay Xúc phạm phẩm giá, trong số những điều khoản khác. Tuy nhiên, Việt Nam đã bất kể bổn phận phải đáp ứng theo luật nhân quyền quốc tế hay quốc gia, những người như ông Trần, chỉ thực hiện các quyền dân sự và chính trị của họ để bảo vệ nhân quyền của người khác, tiếp tục phải đối mặt với những hành hung, đe dọa, truy tố và tù tội đang tiếp diễn.
Sự cần thiết hỗ trợ các nhà hoạt động, mà tội lỗi duy nhất của họ là thúc đẩy những cải thiện nhân quyền tại Việt Nam, là điều tối quan trọng. Cần phải có những cải cách cơ bản cho nhân quyền tại Việt Nam, và điều này chỉ có thể xảy ra với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để nói lên những đòi hỏi của của người dân Việt Nam. Nhân quyền là điều mà chúng ta phải quan tâm song song với việc duy trì mậu dịch và thương mại.
Rất chuẩn.
Xin Chính phủ Hoa Kỳ gây sức ép cq CSVN trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm và chính trị….Nhân dân Vn chấp nhận chịu bị cấm vận nếu cq CSVN không trả tự do cho đồng bào chúng tôi đang bị giam cầm và phải chịu đoạ đày trong ngục tù của họ….
Người dân Vn “cùi không sợ lở”đâu ạ…Chỉ có các cán bộ CSVN họ giàu có sống trên nước mắt và sự đau khổ của người dân thì họ mới sợ bị cấm vận
Nhân dân VN rất cần sự ủng hộ và lên tiếng của các tổ chức nhân quyền trên thế giới , rất cần có sự can thiệp của Hoa Kỳ trước các vấn đề như dân chủ và nhân quyền tại VN . Khắp cả nước các dân oan và những người tranh đấu cho dân chủ vẫn ngày đêm kiên cường tranh đấu chống lại nền độc tài , toàn trị của nhà nước CS không ngừng . Bởi họ dần đã nhận ra đâu là sự thật , đâu là giấc mơ hão huyền CNXH không có thật …người ta chỉ lợi dụng nó để củng cố quyền lực . Hòng mãi mãi đè đầu cưỡi cổ 90 triệu người dân VN … tựa như một chế độ ” Phong kiến hiện đại ” với các Ông vua cùng các nhóm lợi ích duy trì lòng tham , ăn cắp . tham nhũng , đua nhau làm giàu một cách đê tiện và hèn hạ nhất .