Ân xá Quốc tế Đức yêu cầu Việt Nam trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức

- Quảng Cáo -

Ân xá Quốc tế Đức yêu cầu Việt Nam trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức

AIÂn xá Quốc tế Đức đã thực hiện một Thỉnh nguyện thư tiếng Đức gửi bộ trưởng công an Trần Đại Quang yêu cầu trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức với nội dung sau:

“Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt tháng 5 năm 2009. Ngày 20/01/2010, ông bị kết án 16 năm tù giam cùng 5 năm quản thúc với tội danh “âm mưu lật đổ chế độ” theo Điều 79. Ông đã hỗ trợ cải cách kinh tế và chính trị và dân chủ và thực hiện một cách ôn hòa quyền tự do ngôn luận của mình. Trong phiên tòa kháng cáo tháng 5 năm 2010 phán quyết xử tội vẫn bị giữ nguyên.

Vào tháng Tám năm 2012, Nhóm Công tác Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ tùy tiện UNWGAD đã kết luận việc giam giữ và xử tội này là tùy tiện. Ân xá Quốc tế coi Trần Huỳnh Duy Thức là một tù nhân lương tâm. Vì vậy tổ chức này đòi nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Trần Huỳnh Duy Thức, và Việt Nam phải Bảo vệ Quyền tự do phát biểu ý kiến được ghi rõ trong Điều 19 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã phê chuẩn.

- Quảng Cáo -

Xin hãy hỗ trợ Ân xá Quốc tế đòi nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức bằng cách ký tên vào Thỉnh nguyện thư cũng như phổ biến rộng rãi đến các thân hữu ngoại quốc tại Đức hoặc các nơi khác.

 

Hàng trăm cây xà cừ cổ thụ ở Hà Nội bị đốn hạ

Cayxanh HNSau thành phố Sài Gòn, để làm tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Giảng Võ, hàng trăm cây xà cừ cổ thụ ở Hà Nội đã bị đốn hạ, gây quan ngại cho người dân.

Theo tờ Lao Ðộng, để phục vụ xây dựng đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Ðông, bắt đầu từ sáng ngày 4 tháng 11, 2014, trên đoạn đường Nguyễn Trãi, gần ngã tư Khuất Duy Tiến, hàng chục cây xà cừ với đường kính gốc gần hai người ôm bị đốn hạ.

Ngoài ra, khoảng gần chục cây xà cừ lâu năm trên tuyến đường Láng, đoạn gần Ngã Tư Sở đã được các nhân viên công ty cây xanh cắt tỉa hoặc đốn bỏ.

Được biết, mỗi ngày công ty đốn hạ khoảng 10-15 cây tùy vào kích thước của cây, song hầu hết có đường kính từ 50-80 cm. Ban ngày, các công nhân chỉ di chuyển những cành cây nhỏ. Thân cây sẽ được di chuyển vào ban đêm.

Việc chặt hạ hàng loạt cây xà cừ, khiến nhiều người dân Hà Nội cảm thấy chạnh lòng, nuối tiếc hàng xà cừ cổ thụ, khi giờ đây nhiều tuyến đường sạch bóng cây xanh, chỉ còn trơ trụi những gốc cây rướm mủ. Cả chục năm nay, hàng cây này đã là nơi trú mát vào mỗi buổi trưa hè của nhiều thế hệ người dân nơi đây.

Trả lời báo chí về việc đốn hạ cây xanh, trong buổi họp báo tại Thành Ủy Hà Nội chiều ngày 4 tháng 11, 2014, ông Phan Ðăng Long, phó trưởng Ban Tuyên Giáo thành phố Hà Nội cho biết, toàn bộ số cây xanh này là thuộc tài sản của Nhà nước, được quản lý và đánh số theo dõi. Việc chặt hạ cây xanh là để giải tỏa mặt bằng phục vụ dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Ðông tùy theo yêu cầu từ nhà thầu.

Dự án tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Ðông được đầu tư từ nguồn vốn vay của Trung Quốc và nguồn vốn đối ứng của nhà cầm quyền CSVN với tổng mức đầu tư “khủng” gần $892 triệu. Theo dự kiến, đến năm 2015 tuyến đường sắt đô thị này sẽ đi vào khai thác.

 

Một đoạn tỉnh lộ 15 bị vùi vì núi lở

satloVụ sạt lở xảy ra vào lúc 4 giờ sáng ngày 4 tháng 11, đã khiến lột đoạn tỉnh lộ 15 chạy qua xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà, bị hàng chục ngàn khối đất, đá vùi kín sau khi núi lở. Giao thông giữa thành phố Hà Tĩnh và Hương Khê tắc nghẽn.

Nguyên nhân dẫn tới sạt lở được xác định là vì mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày khiến đất, đá nhão ra rồi đổ xuống.

Theo dư luận thì tỉnh lộ 15 hiện có rất nhiều đoạn chạy bên dưới những vách núi bị sạt lở cao vài chục thước, nằm sát mặt đường nhưng giới hữu trách không hề thực hiện bất kỳ biện pháp nào nhằm ngăn chặn nứt gãy, đề phòng sạt lở như tường bê tông, lưới sắt,…

Tại Việt Nam, sạt lở càng ngày càng phổ biến. Hồi tháng 9, cũng do mưa lớn, kéo dài nhiều ngày, một ngọn đồi ở xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, bị sạt. Nếu tính thêm nguy cơ lũ quét (nước cuốn theo đất, đá từ trên cao tràn xuống) thì từ năm 2000 đến nay, có 250 đợt lũ quét và sạt lở, khiến 646 người chết và mất tích, 351 người bị thương.

Ngoài thiệt hại nhân mạng, lũ quét và sạt lở còn phá hủy 10,000 căn nhà, làm hư hại khoảng 100.000 căn nhà khác, vùi lấp hàng trăm héc ta đất canh tác, chưa kể những thiệt hại đối với các công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình dân sinh,…

Tổng thiệt hại do lũ quét và sạt lở gây ra trong 14 năm vừa qua được ước đoán khoảng 3.300 tỷ đồng.

Được biết Tây Bắc, Tây Nguyên và miền Trung là những khu vực thường xảy ra lũ quét, sạt lở.

Do lũ quét và sạt lở gia tăng, từ năm 2006 đến năm 2013, nhà cầm quyền Việt Nam đã phải di tản khoảng 172,000 gia đình ra khỏi các khu vực có thể xảy ra lũ quét và sạt lở. Tuy nhiên, theo kết quả một cuộc khảo sát thực hiện gần đây, vẫn còn khoảng 10,000 điểm dân cư có nguy cơ bị lũ quét, hay bị sạt lở, trong đó có 2,100 điểm dân cư được xem là có nguy cơ cao và rất cao.

Sự gia tăng của hiện tượng lũ quét và sạt lở ở Việt Nam được nhận định một phần là do rừng bị tàn phá nghiêm trọng, phần khác do biến đổi khí hậu, biến đổi địa chất và việc thực hiện nhiều công trình hạ tầng chưa chú trọng đến những tác động đối với dòng chảy, môi trường.

 

Sinh Viên Hồng Kông Lên Kế Hoạch Đi Bắc Kinh Kêu Gọi Dân Chủ

SV HongKongTheo Reuters, các sinh viên đấu tranh dân chủ tại Hồng Kông đang lên kế hoạch đến Bắc Kinh để đòi hỏi dân chủ cho Hồng Kông. Động thái này báo hiệu một sự thay đổi trọng tâm của các cuộc biểu tình kéo dài trong hơn một tháng vừa qua.

Alex Chow, lãnh đạo Liên đoàn Học Sinh Sinh Viên Hồng Kông- HKFS cho biết : “Tôi nghĩ có thể chúng tôi sẽ đích thân đến Bắc Kinh để đối thoại trực tiếp với các quan chức Bắc Kinh về vấn đề này vì chính phủ Hồng Kông tuyên bố rằng tất cả các quyết định đều phải được Bắc Kinh thông qua”.

Những người biểu tình đã chặn các tuyến đường chính dẫn vào ba khu vực chính trị và kinh tế quan trọng nhất tại Hồng Kông trong nhiều tuần qua. Tại các thời điểm nóng bỏng, số người biểu tình lên đến 100.000 người và hiện nay, hàng trăm người vẫn còn trụ tại Admiralty, khu vực văn phòng chính phủ và tài chính Hồng Kông.

Người biểu tình tại Hồng Kông lên tiếng đòi hỏi một cuộc bầu cử mang tính dân chủ vào năm 2017. Hiện tại, Hồng Kông chỉ được phép bỏ phiếu cho các ứng cữ viên được Bắc Kinh đề cử.

Một cuộc khảo sát cho thấy tổ chức HKFS đã trở thành các nhóm chính trị có tiếng nhất trong thành phố.

Tuy nhiên, các nhóm thân Bắc Kinh đã lên tiếng chỉ trích các cuộc biểu tình vì tác động xấu vào các hoạt động kinh doanh. Dữ liệu cho thấy tốc độ suy thoái kinh tế trong tháng Mười ở mức cao nhất trong vòng 3 năm qua.

 

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here