Giáo sư đại học Standford thông tin đến LHQ về nhân quyền Việt Nam

- Quảng Cáo -

Giáo sư đại học Standford thông tin đến LHQ về nhân quyền Việt Nam

nhanquyenVNVào ngày 21/10, Giáo sư Allen Weiner, Giám đốc Chương Trình Luật Quốc Tế và Đối Chiếu tại trường Đại Học Luật Stanford đã gởi thông tin cập nhật liên quan đến kiến nghị đã được trình lên Ủy Ban Điều Tra Về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc (UNWGAD) tại Geneva tháng Bảy năm 2012, đặt vấn đề về việc bắt giữ phi pháp và tiếp tục giam cầm mười sáu nhà hoạt động xã hội và chính trị tại Việt Nam.

Bản cập nhật nêu việc nhà nước CSVN đã liên tục bất tuân theo phán quyết của UNWGAD tháng Tám năm 2013, rằng việc tước đoạt quyền tự do của những nhà hoạt động nêu trên là làm trái với nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam chiếu theo Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị và Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Ủy Ban đã yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam thả tức khắc những người bị giam giữ và bồi thường thỏa đáng cho họ.

Bản cập nhật nhấn mạnh rằng mặc dầu tính chất rõ ràng của phán quyết tháng Tám năm 2013 của UNWGAD, nhà cầm quyền Việt Nam vẫn còn đang tiếp tục vi phạm những nghĩa vụ pháp lý rõ ràng theo luật pháp quốc tế. Mười một trong số nhà hoạt động tiếp tục bị chính phủ Việt Nam giam giữ tùy tiện, vi phạm những nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền.

- Quảng Cáo -

Ngoài ra, mặc dù 5 trong số những nhà hoạt động đã mãn hạn tù, họ vẫn còn phải chịu những hạn chế phi pháp về quyền tự do do việc nhà cầm quyền thi hành những biện pháp “quản lý hành chánh”, một cách hạn chế tự do đi lại, làm trở ngại trầm trọng đến sinh kế của họ và đồng thời vi phạm những nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam.

Bản cập nhật cũng liệt kê những đối xử đầy ác tâm của nhà cầm quyền Việt Nam đối với những người liên quan trong phán quyết của UNWGAD. Bản cập nhật nhấn mạnh sự quan tâm đặc biệt đến cách đối xử tàn nhẫn, mất phẩm giá con người đối với ông Fanxicô Đặng Xuân Diệu, một blogger đồng thời là thành viên của tổ chức ủng hộ dân chủ Việt Tân.

Hành vi này cũng hoàn toàn trái ngược với các tuyên bố của nhà cầm quyền Việt Nam khi ký Công Uớc Liên Hiệp Quốc Về Chống Tra Tấn Và Những Đối Xử, Trừng Phạt Tàn Nhẫn, Vô Nhân Đạo Hoặc Làm Giảm Nhân Phẩm vào ngày 7 tháng 11 năm 2013.

Vì những ngược đãi tiếp tục đối với những nhà hoạt động xã hội và chính trị ôn hòa tại Việt Nam, và việc nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục giam giữ những người đó phi pháp, bản cập nhật yêu cầu UNWGAD có hành động khẩn cấp thay mặt cho ông Fanxicô Đặng Xuân Diệu và những người kiến nghị, điển hình là yêu cầu một chuyến viếng thăm Việt Nam, gồm cả việc đi thăm ông Diệu tại nhà tù; đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam điều tra về tình trạng và cách đối xử hiện nay đối với ông Diệu; lập lại Phán Quyết trước của Ủy Ban và tái yêu cầu thả tất cả mười sáu nhà hoạt động xã hội và chính trị bao gồm trong Phán Quyết tháng Tám năm 2013.

Theo ông Allen Weiner, cũng là luật sư của những người đệ đơn: “Dựa trên quan điểm của Ủy Ban Điều Tra Về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc, không thể có câu hỏi chính đáng nào về việc Việt Nam giam giữ những nhà hoạt động xã hội và chính trị là đúng với lập pháp quốc tế hay không. Đó không thể là gì khác ngoài sự đàn áp của nhà cầm quyền đối với những người muốn thực thi những quyền dân sự và chính trị, được bảo vệ bởi luật pháp quốc tế.” Việc nhà cầm quyền Việt Nam từ chối thả những người đệ đơn, bất kể phán quyết rõ ràng của Ủy Ban Điều Tra Về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc, phản ảnh sự coi thường trầm trọng luật pháp quốc tế và nêu lên những câu hỏi quan trọng về vai trò mà Việt Nam muốn có trong cộng đồng quốc tế.

Những người đệ đơn kể tên như sau: Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Văn Oai, Chu Mạnh Sơn, Đậu Văn Dương, Trần Hữu Đức, Lê Văn Sơn, Nông Hùng Anh, Nguyễn Văn Duyệt, Nguyễn Xuân Ánh, Hồ Văn Oanh, Thái Văn Dung, Trần Minh Nhật, Tạ Phong Tần, Trần Vũ Anh Bình, và Nguyễn Đình Cương.

 

Khoảng 4000 công nhân đình công đòi tăng lương

dinhcongKhoảng 4,000 công nhân của công ty Vina Duke đã đồng loạt đình công đòi tăng lương và điều chỉnh chính sách quản trị khắc nghiệt và chủ từ chối vì

Suốt tuần qua, khoảng 4000 công nhân của Công ty Vina Duke, có ba xưởng sản xuất (hai ở Sài Gòn, một ở Tiền Giang) đã đồng loạt đình công vì tháng trước, chủ công ty này đột ngột giảm 200 đồng tiền công cho mỗi sản phẩm mà họ làm ra mà không có một lời giải thích nào. Trong khi các khoản khác như lương cơ bản, phụ cấp không tăng nên thu nhập của công nhân bị giảm.

Ngoài ra, chính sách quản trị của công ty Vina Duke rất khắc nghiệt, không đáp ứng được thì sẽ bị trừ lương. Chẳng hạn, mỗi tháng, một công nhân chỉ được phép sử dụng 120 phút để đi vệ sinh. Trung bình, mỗi ngày, mỗi công nhân chỉ được sử dụng bốn phút cho nhu cầu vệ sinh…

Cũng theo tờ Lao Ðộng, tuy công ty Vina Duke có “công đoàn” nhưng cả “công đoàn” trong công ty lẫn “công đoàn” huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi (nơi công ty Vina Duke đặt xưởng) không hề làm gì.

Suốt tuần qua, yêu cầu tăng lương và điều chỉnh chính sách quản trị khắc nghiệt của công nhân công ty Vina Duke chỉ được đáp ứng bằng một thông báo: “Ðề nghị công nhân vào làm việc, những ngày công nhân ngừng việc công ty không tính lương, các khoản phụ cấp như chuyên cần, phụ cấp lương… đều bị trừ.”

Mãi đến khi báo giới cử phóng viên đến tìm hiểu, đưa tin, thì giám đốc công ty Vina Duke mới tiếp xúc với công nhân, và hứa sẽ điều chỉnh lại tiền cơm, xây mới nhà vệ sinh nhưng không thể tăng lương vì đang gặp khó khăn. Viên giám đốc này nhấn mạnh, khi nào chính quyền thực hiện kế hoạch tăng lương cơ bản thì công ty Vina Duke sẽ tăng lương.

Trong khi đó vào đầu tháng 10/2014 nhà cầm quyền VN đã hoãn kế hoạch tăng lương. Ông bộ trưởng Tài Chính Việt Nam dự báo, Việt Nam sẽ còn tiếp tục gặp khó khăn về ngân sách cả trong năm tới lẫn vài năm tới nữa. Chi tiêu cho trả nợ và cho việc thực hiện các nhiệm vụ an sinh xã hội vẫn tăng cao và nhanh nên không thể chi cho đầu tư phát triển theo yêu cầu.

 

Nhiều quan chức Trung Quốc tự tử trong chiến dịch chống tham nhũng

TQ thamnhungChiến dịch chống tham nhũng sâu rộng ở Trung Quốc đang khiến tỉ lệ viên chức tự tử tăng cao hẳn vì lo sợ mất cả danh lẫn tiền.

Kể từ khi chiến dịch chống tham nhũng ông Tập Cận Bình tiến hành hồi tháng 3.2013, đời sống chính trị và kinh tế Trung Quốc thay đổi rõ rệt. Chiến dịch này khiến hàng chục nghìn viên chức bị điều tra hoặc bỏ tù, ngày càng nhiều viên chức tự tử với mức tăng ít nhất 30% so với trung bình.

Gần đây nhất, ngày 14.9, một viên chức tự tử bằng cách gieo mình từ tầng 9 xuống. Đêm hôm trước, ông Đồng Học Cương đã bị các nhà điều tra về tham nhũng thẩm vấn liệu rằng có thể ông đã hối lộ để được thăng chức hay không. 12 tiếng đồng hồ sau, ông gia nhập danh sách thật dài những viên chức thà chọn cái chết thật nhanh còn hơn là sống cuộc sống khắc nghiệt trong tù.

Tính tới đầu tháng 10.2014, ít nhất 51 quan chức cấp tỉnh hoặc cấp bộ bị “sờ gáy”, trong đó nổi bật là các ông Chu Vĩnh Khang – nguyên Thường vụ Bộ Chính trị, Từ Tài Hậu – nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Bạc Hy Lai – nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Thị trưởng thành phố Đại Liên,… Với chủ trương “đập cả hổ lẫn ruồi” của ông Tập, theo đó, 74.000 trong số 86 triệu Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc bị kỷ luật vì vi phạm các quy định về sinh hoạt, có lối sống xa hoa.

Tuy nhiên chiến dịch chống tham nhũng cũng đẩy chính quyền Bắc Kinh vào thế bối rối. Khi mà tay ai cũng nhúng chàm, thì ai là kẻ săn trộm còn ai là người canh giữ ? Sự khác biệt chỉ là về quy mô. Một số tham nhũng nhiều, một số thì ít, nhưng tất cả đều tham nhũng.

Một số người nghi rằng ông Tập đang dùng vấn đề tham nhũng như cây gậy để tấn công các kẻ thù chính trị.

Từ cái nhìn ngoài Đảng, những người chỉ trích nói rằng việc ông Tập nói về quy tắc pháp luật nhưng lại vận hành một bộ máy điều tra là điều mà chỉ ông có thể trả lời.

Hơn nữa, hai năm nắm quyền của ông cũng là thời gian nhiều luật sư, phóng viên bị bỏ tù do đòi có thêm minh bạch.

 

 

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here