Ông Lý ơi, chớ có… nằm mơ!

- Quảng Cáo -

“Tôi thấy ở Hàn Quốc người ta coi nợ xấu là của toàn xã hội, nên kêu gọi người dân đóng góp tiền, vàng để giải quyết nợ xấu. Chúng ta có học tập được không?”

ly 400x300
Ông Phan Trung Lý – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Việt Nam.

Ông Phan Trung Lý – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đã phát biểu như vậy tại Quốc hội Việt Nam. Ông Lý cho rằng, nợ xấu là vấn đề của toàn xã hội nên kêu gọi người dân góp tiền để giải quyết như cách mà người Hàn Quốc đã làm.

Lẽ thường, chẳng ai đi đánh thuế chuyện mơ mộng viễn vông, và cũng chẳng buồn trách nếu ai đó nuôi dưỡng những mộng tưởng. Nhưng ở địa vị của một chính khách, phát ngôn của ông Phan Trung Lý thực sự đáng lo ngại. Sở dĩ nói như vậy là bởi vì ông Lý không chịu nhìn lại thực trạng chính quyền Việt Nam, cách quản lý cũng như quyết tâm chống tham nhũng. Chính phủ Việt Nam được biết đến với những quan chức tham nhũng, bất tài. Nợ xấu của Việt Nam không phải do khủng hoảng kinh tế Thế giới, mà bởi vì sự tham nhũng của chế độ. Bên cạnh đó, việc quản lý yếu kém, tạo ra nhiều lỗ hỏng để cho quan chức mặc sức xà xẻo, tư lợi…

Cái ý tưởng người dân Việt góp tiền, vàng giúp chính phủ giải quyết nợ xấu như ý ông Lý mong muốn là một giấc mơ đẹp, nhưng nó không thực tế. Muốn được người dân góp tiền, vàng trước tiên cái chính phủ của ông Lý phải được như chính phủ Hàn Quốc. Còn nếu chưa được thì làm sao mơ tưởng đến chuyện người dân góp tiền, vàng cho ông? Chính phủ Hàn Quốc làm gì cũng minh bạch, chính sự minh bạch ấy đã làm cho người dân tin tưởng vào chính phủ của mình sẵn sàng đóng góp tiền bạc chẳng cần suy tính. Cũng nhờ sự minh bạch ấy mà người dân biết được số tiền mình đóng góp được dùng vào những việc gì. Trong khi chính phủ của ông Lý một chút minh bạch cũng không có, tiền của người dân đóng góp cho các ông làm sao kiểm soát được? Vì chẳng có chút minh bạch nên chuyện tiền của người dân thay vì dùng để giải quyết nợ xấu lại lọt vào túi quan chức. Mà đó là điều người dân vẫn thường thấy ở Việt Nam.

- Quảng Cáo -

Người dân đói đến nỗi không có cơm ăn, trong khi quan chức thì đua nhau tham nhũng làm cho nền kinh tế trở nên kiệt quệ. Quan chức ở trong những căn nhà hàng triệu đô, tiền của gửi sang ngân hàng nước ngoài, các ông không lo thu hồi những loại tiền bất chính đó lại chỉ chằm chằm nhìn vào túi tiền của người dân.

Cái ý tưởng mong chờ người dân đóng góp để giải quyết nợ xấu không có gì là mới. Cách đây không lâu chính quyền Việt Nam đã đưa ra ý tưởng huy động vàng trong nhân dân để phát triển kinh tế. Theo chính quyền, số vàng mà người dân nắm giữ dao động từ 300-500 tấn. Sự bất lực của chính quyền trong việc tái cơ cấu nền kinh tế trong suốt 3 năm nay vẫn ù lì, không có bước tiến nào mới. Bởi vì vậy, trong suy nghĩ của những nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn mãi quanh quẫn trong cái túi tiền của người dân.

Nhìn lại quá khứ, người dân Việt Nam đã từng giúp đóng góp tiền bạc để đóng góp cho ngân sách cho chính phủ của ông Hồ Chí Minh vào năm 1945. Vào thời điểm đó, do chính phủ của Hồ Chí Minh mới được thành lập nên gặp khó khăn về ngân sách. Với sự nhiệt tình, người dân đã hưởng ứng đông đảo.

Trong số những người ủng hộ chính phủ thời đó phải nhắc đến ông Trịnh Văn Bô – một doanh nhân. Ông này đã ủng hộ hơn 5,000 lượng vàng. Không những vậy, các y phục mà lãnh đạo thời đó mặc trong ngày 2/9 đều do gia đình ông cung cấp. Vậy nhưng, sau khi cách mạng thành công, thay vì phải trả ơn những người như ông Bô thì chính quyền Cộng sản lại cướp luôn căn nhà của ông. Đến khi ông Bô qua đời (1988) vẫn chưa thể về lại căn nhà của mình ở số 34 Hoàng Diệu, Hà Nội. Cho đến năm 2003, sau rất nhiều lần gửi đơn kiện cáo, bà Bô mới được về lại căn nhà của mình sau khi bị chính quyền cướp gần 50 năm.

Gia đình ông Trịnh Văn Bô không phải là trường hợp duy nhất tố cáo chính quyền Cộng sản đối xử với ân nhân của mình. Bà Nguyễn Thị Năm chủ hiệu buôn Cát Hanh Long là một ví dụ. Chẳng được may mắn như ông Bô, bà Long có kết cục còn bi thảm hơn. Trong thời kháng Pháp, bà Năm đóng góp tài sản cho Việt Minh. Trong “Tuần lễ vàng” bà đóng góp hơn 100 lạng vàng cho chính phủ Hồ Chí Minh. Bà còn nuôi dưỡng rất nhiều cán bộ Việt Minh. Nhưng đến thời Cải cách ruộng đất, bà chính là người đầu tiên bị mang ra xử bắn. Trong tác phẩm “Đèn Cù” mới được xuất bản tại Hoa Kỳ, ông Trần Đĩnh, một nhà báo Cộng sản đã cho biết rằng, chính Hồ Chí Minh và Trường Chinh (Tổng Bí thư đảng thời đó) đã hóa trang để đến tham dự phiên tòa xử bà Năm. Chưa hết, cũng chính Hồ Chí Minh dưới bút danh C. B đã viết bài “Địa chủ ác ghê” để đấu tố bà Nguyễn Thị Năm.

Tuy rằng sống trong một xã hội toàn trị, đã quen với những lời mị dân từ chính quyền nhưng chắc chắn người dân đã biết đề phòng, nhất là đụng chạm đến tài sản của mình. Nhìn cái cách mà chính quyền đã xử sự đối với ân nhân của mình thì thử hỏi người dân nào dám đóng góp. Ý tưởng của ông Lý không tồi nhưng đừng mơ đến việc người dân sẽ đóng góp tiền, vàng để giúp đỡ chính phủ các ông. Nhìn những căn biệt thự, cuộc sống sa hoa của quan chức mà ông lại kêu gọi người dân đóng góp thì đúng là điều không tưởng.

Không ai đánh thuế giấc mơ nhưng cần phải thực tế, ông Lý ạ!

Người Quan Sát

 

http://www.baocalitoday.com/vn/tin-tuc/viet-nam/ong-ly-oi-cho-co-nam-mo.html

- Quảng Cáo -

2 CÁC GÓP Ý

  1. Nhất trí với bác Lý.Những người Việt hải ngoại hãy mau mau gởi tiền cùng đồng bào trong nước giúp đảng ta giải quyết nợ xấu gấp gấp SoS

  2. Y’ kien^’ rat^’ hay day^’ ……Nhu*ng sao khong^thay^’keu^ goi. dang? vien^ dong’ gop’ vang`DOLA …ma`Sao chi? keu^goi. nguoi`dan^….LA. NHI? ….Dan^thi`ngheo` Dang? vien^tham nhung~ giau`co’ …..CON`MUON^’ BOC’ LOT^. NGUOI`DAN^DEN^’ XUONG TUY? HAY SAO ????….

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here