Ngộ độc thực phẩm tăng vọt tại Việt Nam

- Quảng Cáo -

Ngộ độc thực phẩm tăng vọt tại Việt Nam

ngodocthucphamTại hội nghị về An toàn và Vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam, được tổ chức tại Sài Gòn hôm 30.9,2014, hầu hết các phúc trình đều khẳng định số bệnh nhân ung thư và số vụ ngộ độc thực phẩm tăng vọt tại Việt Nam trong những năm gần đây. Hiện tượng này xuất phát từ nguyên nhân chính yếu là nhà cầm quyền CSVN hoàn toàn buông lỏng việc quản lý vệ sinh thực phẩm.

Sự buông lỏng quản lý dẫn đến tình trạng thực phẩm ở Việt Nam chứa quá nhiều hoá chất độc hại chết người, mà vẫn được bày bán tràn lan. Báo Thanh Niên dẫn lời bà Đoàn Thị Thanh Xuân, Chủ tịch Hội Cựu Thanh niên Xung phong Sài Gòn, cho rằng người dân Việt Nam hiện nay không biết ăn gì để yên tâm rằng mình không bị đầu độc.

Theo ông Huỳnh Lê Thái Hoà, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Sài Gòn, các đơn vị chức năng của nhà nước CSVN hầu như không kiểm soát nổi nguồn gốc của khoảng 80% số lượng nông sản, thực phẩm từ nơi khác đưa vào Sài Gòn để tiêu thụ.

- Quảng Cáo -

Ông Chu Phạm Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Hội liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Sài Gòn- nói thực phẩm kém phẩm chất đã gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người dân. Ông này thừa nhận chính quyền Sài Gòn hầu như không quản lý nổi tất cả các loại gia vị, hoá chất sử dụng trong thực phẩm, vì vậy nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm ở Sài Gòn hiện nay rất cao.

Một phúc trình khác nói riêng 6 tháng đầu năm 2014 đã xảy ra 56 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 16 người thiệt mạng, và gần 1.900 người phải vào bệnh viện điều trị. Tính tổng cộng trong 2 năm rưỡi qua, gần 80 người thiệt mạng vì bị ngộ độc thực phẩm tại Việt Nam.

Ông Huỳnh Lê Thái Hoà, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Sài Gòn nói máy móc của các đơn vị đo lường của Việt Nam đã quá lạc hậu, không nhận diện được các loại độc chất trong thực phẩm. Còn luật lệ, qui định của nhà nước được ban hành quá chậm, thường đi sau các sự kiện xảy ra làm chết người. Theo ông Hoà, các lô thực phẩm chứa hàm lượng hoá chất độc hại được bày bán tràn lan trên thị trường, trong khi chưa được xem xét về phẩm chất và độ an toàn thực phẩm.

 

Hồng Y Gioan Thang Hán kêu gọi chính quyền Hồng Kông chấm dứt đàn áp biểu tình

DHY GioanHãng tin AsiaNews cho biết, Đức Hồng Y Tổng Giáo Phận Hồng Kông, HY Gioan Thang Hán chuyển “lời kêu gọi khẩn thiết” đến nhà cầm quyền về tình trạng đàn áp chiến dịch Occupy Central trong những ngày qua. “Đã quá đủ bạo lực rồi, chính quyền phải chấm dứt đàn áp và lắng nghe nguyện vọng của thế hệ trẻ và tất cà mọi người từ tất cả các tầng lớp xã hội”. Chính quyền Hồng Kông phải “đặt sự an toàn của nhân dân làm trọng tâm”.

Giáo Hội Công Giáo  tại Hồng Kông tôn trọng và kêu gọi đối thoại. Tuy nhiên, với phong trào Occupy Central lần này, Giáo Hội bày tỏ sự hiệp nhất và ủng hộ việc đòi hỏi dân chủ cho Hồng Kông. Vào tháng Bảy năm 2013, giáo phận Hồng Kông đã xuất bản một tài liệu khá dài cung cấp các nguyên tắc và yêu cầu một cuộc bầu cử mang tính dân chủ tại Hồng Kông vào năm 2017. Nếu không, một cuộc “bất tuân dân sự là lẽ dĩ nhiên”.

Một trong những nhân vật luôn hỗ trợ cho việc đòi hỏi dân chủ của phong trào Occupy Central chính là cựu Giám Mục Hồng Kông, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân. Sau khi diễu hành mời gọi nhân dân tham gia cuộc trưng cầu dân ý về dân chủ  với quy tắc “mỗi người một phiếu”, Ngài đã hiện diện tại trung tâm khu tài chính Hồng Kông và đồng hành cùng  đoàn người biểu tình trong những ngày vừa qua. Cùng với một số giáo dân, Ngài đã tổ chức những khoảnh khắc cầu nguyện cho ý nguyện này.

Được biết Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh đưa ra lời đề nghị đàm phán hôm thứ Năm ngày 3/10 theo thời hạn chót mà phe biểu tình ra cho ông. Liên đoàn Sinh viên Hong Kong (HKFS) nói họ sẽ có một cuộc gặp công khai với bà Carrie Lam nhưng vẫn nhấn mạnh yêu sách ông Lương phải từ chức.

Tuy nhiên vào khoảng 5 giờ chiều thứ Sáu ngày 3/10, đám người chống biểu tình đã bắt đầu kéo đến khu Mong Kok, la hét chửi bới, và thậm chí phá vỡ cả đường chặn của cảnh sát để xô đẩy sinh viên.

Người chống biểu tình đấm cả vào những cảnh sát viên đang cố gắng giữ gìn trật tự. Họ tấn công đoàn biểu tình bằng cách ném vào sinh viên những chai nước và những lời chửi rủa.

Theo tờ Los Angeles Times, ông Mark Ledford, một du khách đến từ quận Cam, California, đứng ở gần khu này suốt buổi chiều, phát biểu: “Thực tình mà nói, tôi không phải là người thích chính trị, nhưng tôi hỗ trợ những gì các em sinh viên đang làm ở đây.”

Là một chủ doanh nghiệp, ông Leford nói ông hiểu rằng những chủ tiệm quanh vùng có thể khó chịu vì  cuộc biểu tình đang diễn ra làm giảm mức buôn bán, nhưng suy cho cùng, sự phồn thịnh của các doanh nghiệp phụ thuộc vào thể chế mà người biểu tình đang đòi hỏi.

Linh mục Franco Mella, gốc Ý, nói rằng một số trong nhóm người chống biểu tình là những người bán hàng ở vùng này, nhưng ông nghe tin nhiều người khác đã được các nhóm băng đảng Triad thuê $100 đồng một người để đến đây gây rối.

Trước sự kiện này ba nhóm biểu tình hàng đầu – Liên đoàn sinh viên Hồng Kông,  Scholarism và Occupy Central with Love and Peace – đã đưa ra một tuyên bố chung là hủy bỏ cuộc đàm phán với trợ lý hàng đầu của chính phủ  là bà Carrie Lam.

 

Thêm 2 đảo ở Trường Sa bị Trung cộng biến thành đảo nhân tạo

them2dao TSTheo tường thuật trên tạp chí quốc phòng quốc tế Jane’s Defense, thì sau bãi đá ngầm Gạc Ma, nay đến lượt bãi đá gồm hai mảng gần nhau là Đá Gaven và Đá Lạc (Trung Quốc gọi là Nanxun Jiao -Nam Huân tiêu – và Xinan Jiao – Tây Nam tiêu) trở thành đảo nhân tạo nhìn thấy qua không ảnh của tổ chức Airbus Defense and Space chỉ cách đảo Nam Yết hiện đang do một đơn vị hải quân Việt Nam trấn giữ từ 13 đến 15km về hướng tây.

Sau khi cướp của Việt Nam vào năm 1988, Trung cộng xây dựng một pháo đài ở phía đông bắc của bãi đá, trên đó trang bị súng phòng không, pháo hải quân và các hệ thống truyền tin, viễn thông. Nay nhìn qua không ảnh mới, người ta thấy pháo đài của Trung cộng trên Đá Gaven chỉ còn là một chấm nhỏ so với đảo nhân tạo mới thành hình.

Theo Jane’s Defense, đảo nhân tạo tại Ga Ven có hình thể chữ nhật kích thước một chiều khoảng 300 mét một chiều khoảng 250 mét với cái đuôi dài, trông từ xa gần giống như một loại cá đuối. Cùng với việc nạo vét tạo thành một luồng nước sâu cho tàu bè vào đảo, diện tích cộng chung của đảo mới khoảng 114.000m2 gần gấp đôi đảo Nam Yết. Hiện quanh đảo đã được xây dựng các đê chắn sóng và có rất nhiều vật liệu xây cất được chất đống.

Các bờ kè chắn sóng của cả ba nơi Gạc Ma, Ga Ven và Châu Viên cho người ta cảm tưởng phi trường sẽ được xây dựng cả ba nơi này sau khi tất cả các dự án xây dựng cơ sở trên các đảo nhân tạo đã hoàn tất trước mùa bão xuất hiện từ cuối mùa hè sang mùa thu.

Mới đây, Philippines báo động rằng, khi các đảo nhân tạo đã hoàn tất với các cơ sở rộng lớn và có cả phi trường, rất có thể Trung cộng sẽ tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông.

Tháng trước, không ảnh của Airbus Defense and Space cũng do Jane’s Defense công bố cho thấy Trung cộng đã cho tàu nạo vét tới nới rộng diện tích đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa mà Trung cộng cướp của Việt Nam vào 1974. Với diện tích mới, Trung cộng kéo dài phi đạo đã xây dựng trên đảo từ 2.400 mét lên tới 2.800 mét cho các phi cơ quân sự cỡ lớn có thể lên xuống.

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here