Diễn tiến mới cuộc biểu tình dân chủ ở Hồng Kông

- Quảng Cáo -

Diễn tiến mới cuộc biểu tình dân chủ ở Hồng Kông

Tình hình căng thẳng đã gia tăng tại Hồng Kông trong hai ngày 28 và 29 tháng 9, với sự hỗn loạn tại nhiều nơi, khi cảnh sát ra tay trấn áp, bắn đạn hơi cay vào hàng chục ngàn người biểu tình đòi tự do dân chủ.

hk 2Nhiều thành phần dân chúng Hồng Kông đã nhập cuộc, để ủng hộ cho cuộc bãi khóa của sinh viên học sinh hôm Chủ Nhật 28-9 đã lên đến con số hàng trăm ngàn người. Những người biểu tình đòi dân chủ tràn ngập kín con đường ở trung tâm đặc khu Hồng Kông. Người biểu tình muốn Bắc Kinh ngưng kế hoạch bầu chọn lãnh đạo đặc khu Hong Kong qua một hội đồng tuyển chọn trung gian và yêu cầu Bắc Kinh cho phép tự chọn đặc khu trưởng mà khi trao trả Hồng Kông về cho Trung Quốc vào năm 1997, Anh và Trung Quốc đã cùng ký một hiệp ước, theo đó, Bắc Kinh cam kết sẽ cho phép Hồng Kông “quyền tự trị cao cấp”, bao gồm việc bầu cử dân chủ để chọn ra đặc khu trưởng.

Thứ Ba 30.9, trước thềm ngày Quốc khánh Trung Quốc 1.10 đường phố Hong Kong có im ắng hơn.

- Quảng Cáo -

Thứ Tư, ngày Quốc khánh Trung Quốc 01.10.2014, phe đấu tranh dân chủ ở Hong Kong tiếp tục biểu tình .

Theo báo Wall Street Journal, sáng 1.10, những người đòi dân chủ ở Hồng Kông đã tập trung về quảng trường Bauhinia, nơi diễn ra lễ thượng cờ Trung Quốc mừng ngày Quốc khánh. Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh đã có mặt tại đây.

Thủ lĩnh nhóm Scholarism Joshua Wong cũng đã đến lễ thượng cờ. Cậu nói rằng một tài xế taxi đã chở mình đến đây miễn phí.

Theo South China Morning Post, Joshua Wong và các bạn đã được vào quảng trường. Nếu không được vào, tương tự năm trước, họ sẽ đứng im lặng và trật tự bên ngoài.

Scholarism founder Joshua Wong (C) and other members chant slogans during a flag raising ceremony in Hong KongKhi lá cờ được kéo lên, Wong và đồng môn sau đó đã quay lưng lại, hai tay bắt chéo thành hình chữ X ngang đầu.

Khi Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh bước vào, một số người hét lên “689 từ chức đi!”. 689 là số phiếu ông Lương giành được từ hội đồng 1.200 người có quyền bầu Trưởng đặc khu Hồng Kông.

Trong đám đông vẫn có một nhóm ủng hộ Đặc khu trưởng Hồng Kông, họ hô vang “ủng hộ Lương Chấn Anh”.

Trong một diễn biến liên quan, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon ngày 30.9 hối thúc chính quyền Trung Quốc và người biểu tình đòi dân chủ Hồng Kông giải quyết các bất đồng trong hòa bình, sau khi cảnh sát dùng hơi cay và dùi cui trấn áp người biểu tình.

Chính phủ Anh quốc đã kêu gọi tôn trọng quyền được biểu tình của người dân và thực hiện pháp quyền.

Hoa Kỳ cũng thống nhất với quan điểm trên, Người phát ngôn Nhà trắng Josh Earnest kêu gọi chính quyền Hong Kong kiềm chế.

Ông Earnest nói với các phóng viên: “Hoa Kỳ ủng hộ quyền bầu cử tự do ở Hong Kong theo đúng Luật cơ bản và chúng tôi ủng hộ nguyện vọng của người dân Hong Kong”.

Giới phân tích nói lãnh đạo Bắc Kinh đang quan ngại làn sóng dân chủ có thể lan ra Hoa lục.

 

Phó công an Tuy Hòa bị khởi tố về vụ tra tấn người đến chết

Trước áp lực của dư luận, Cơ quan Điều tra của Viện Kiểm sát Tối cao CSVN đã buộc phải khởi tố thượng tá Lê Đức Hoàn, Phó Công an thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên vì “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.  Ông thượng tá Hoàn không bị tạm giam nhưng bị cấm rời khỏi nơi cư trú.

PhoCA Tuy Hoa
Ông Lê Đức Hoàn, Phó Công an thành phố Tuy Hòa

Ông Lê Đức Hoàn được xem là nhân vật chính, phải chịu trách nhiệm về việc ông Ngô Thanh Kiều, sinh năm 1982, ngụ ở xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên, bị tra tấn đến chết hồi năm 2012.

Hồi tháng 5 năm 2012, một nhóm Công an thành phố Tuy Hòa bắt giữ ông Kiều vì cho rằng ông dính líu đến một vụ trộm cắp. Ngày hôm sau ông Kiều chết. Pháp y xác định trên người ông Kiều có 70 vết thương. Ngoài việc bị nứt sọ, chấn thương não, ông Kiều còn bị dập phổi gan, thận.

Điều này chẳng những đã khiến dân chúng thành phố Tuy Hòa nổi giận đòi công an phải điều tra, truy cứu trách nhiệm những kẻ đã tra tấn ông Kiều đến chết, mà dân chúng Việt Nam, báo chí Việt Nam cũng đòi hỏi như vậy. Tuy nhiên một năm sau, Viện Kiểm sát thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên mới công bố quyết định truy tố bốn sĩ quan công an của thành phố Tuy Hòa và một sĩ quan công an của tỉnh Phú Yên, đã “dùng nhục hình” với ông Ngô Thanh Kiều.

Cáo trạng xác định, các điều tra viên đã còng ông Kiều vào ghế và thay nhau dùng dùi cui tra tấn, buộc ông nhận tội. Khi ông Kiều lả đi, họ mới đưa ông đến bệnh viện nhưng ông Kiều đã chết trên đường đi cấp cứu.

Nửa năm sau vụ ông Ngô Thanh Kiều bị 5 sĩ quan CA tra tấn tới chết mới được đưa ra xử sơ thẩm. Bản án sơ thẩm vụ Ngô Thanh Kiều khiến công chúng Việt Nam nổi giận. Ngay cả thẩm phán của một số tòa án khác cũng cho rằng bản án không thỏa đáng. Theo họ, truy tố, xét xử năm sĩ quan này về tội “dùng nhục hình” là chưa chính xác, phải xem đó là “giết người”.

Trước sự phẫn nộ của công chúng, nhiều quan chức, trong đó có Chủ tịch Nước cũng đề nghị phải xem lại việc điều tra, xét xử vụ bắt giữ trái pháp luật, tra tấn – ép nhận tội khiến ông Kiều phải chết.

Đến đầu tháng 7.2014, Tòa án tỉnh Phú Yên đưa vụ ông Ngô Thanh Kiều bị tra tấn đến chết ra xử phúc thẩm. Bản án sơ thẩm bị hủy và tòa yêu cầu điều tra lại từ đầu. Việc khởi tố ông Lê Đức Hoàn, thượng tá, Phó Công an thành phố Tuy Hòa là diễn biến mới nhất trong tiến trình điều tra lại.

 

Công đoàn biến công nhân thành cỗ máy

HoiThaoCongNhanTheo kết quả một cuộc khảo sát do Trường Đại học Khoa Học Huế và viện Rosa Luxemburg Stiftung của Cộng Hoà liên bang Đức thực hiện, được công bố trong cuộc toạ đàm về “Vai trò của Công đoàn và việc bảo vệ quyền của người lao động”, được tổ chức tại Huế sáng ngày 29.9.2014, thì nghiệp đoàn ở Việt Nam chỉ là những tổ chức nghề nghiệp bù nhìn, không bảo vệ được quyền lợi chính đáng của người lao động.

Theo báo Dân Trí, cuộc khảo sát được tiến hành tại một số công ty ngoại quốc hoạt động ở Việt Nam. Công nhân Việt Nam từ lâu đã nhận mức lương không đủ sống. Công nhân Việt Nam đã bị bóc lột thậm tệ vì làm việc với cường độ nặng với đồng lương rẻ mạt. Đã vậy, họ còn bị quát mắng thường xuyên; môi trường làm việc không bảo đảm vệ sinh, an toàn. Rất nhiều người thú nhận đã không dám đi vệ sinh trong giờ làm việc.

Một số công nhân cho biết, họ đã bị biến thành những cỗ máy, cảm thấy kinh sợ khi đặt chân đến trước cổng nhà máy. Một người cho biết: “Chủ công ty cho dây chuyền chạy nhanh hơn qui định của nhà máy, cho nên chúng tôi chưa uống hết ly nước thì hàng đã chạy qua”. Bà Lê Thị Kim Lan, một viên chức của trường đại học Khoa Học Huế khẳng định chủ các nhà máy chỉ muốn người thợ tăng năng suất làm việc, trong khi không muốn tăng giờ làm việc, để khỏi phải trả lương cho thợ cao hơn và cho rằng đây là biện pháp “lách luật” tinh vi của các chủ nhà máy.

Vẫn theo phúc trình trên, tổ chức công đoàn hiện nay rất mờ nhạt; có người vừa làm công tác quản lý, vừa là người đại diện của công nhân, không khác nào vừa “đá bóng vừa thổi còi.” Tại hầu hết các công ty có vốn đầu tư ngoại quốc, cán bộ công đoàn được chủ trả lương, cho nên không dám tranh đấu cho quyền lợi của người lao động vì sợ bị chủ sa thải.

Nói tóm lại, theo như nhận xét của nhiều người tại cuộc hội thảo, cán bộ công đoàn ở Việt Nam bênh vực chủ, chứ không đứng về phía bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công nhân.

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here