Thông điệp “Chúng Tôi Muốn Biết” của mạng lưới blogger Việt Nam

- Quảng Cáo -

Thông điệp “Chúng Tôi Muốn Biết” của mạng lưới blogger Việt Nam

HoiNghiThanhDoTheo bản tin của Mạng lưới Blogger VN, vào tháng 5 vừa qua, khi Trung Cộng đem giàn khoan HD-981 xâm lấn vùng biển Việt Nam, lần đầu tiên Công hàm 1958 liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa do ông thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng ký đã được đề cập công khai trên truyền thông nhà nước.

Rất nhiều người Việt Nam sửng sốt, kinh ngạc về cái công hàm vô cùng tai hại này. Công hàm 1958 nội dung là gì ? tại sao lại bị ém nhẹm suốt hơn nửa thế kỷ ? Khi Trung Cộng trưng ra như bằng chứng về cái gọi là quyền sở hữu của Trung Cộng đối với Hoàng Sa & Trường Sa, thì nhà nước VN mới công khai. Mọi người lo ngại trước viễn cảnh Việt Nam sắp biến thành xứ sở phụ thuộc của Trung Cộng, qua những thông tin rò rỉ.

Mạng lưới blogger vừa lên thông điệp “Tôi muốn biết” trên các trang mạng xã hội, và được nhiều blogger trong nước hưởng ứng nồng nhiệt. Vận nước đang nguy nan, đòi hỏi người dân phải được biết và có quyền được biết những thỏa thuận ký kết trên lưng người dân, 24 năm trước, giữa các yếu nhân hai đảng và nhà nước, gây phương hại nền độc lập của Việt Nam từ đó đến nay và tương lai. Các bạn, những người dân Việt Nam nặng lòng yêu nước, với trách nhiệm trước cha ông và hậu thế, hãy cương quyết tranh đấu và kiên trì đòi hỏi trên cơ sở quyền được biết này. Hãy bắt đầu từ nội dung Hiệp ước Thành Đô tháng 9 năm 1990.

- Quảng Cáo -

 

Vùng Nam và Tây Nam Sài Gòn tiếp tục lún

lun-5Theo thông tin đề cập trong một dự án nhằm phát triển Sài Gòn về hướng biển, thì vùng Nam và Tây Nam Sài Gòn tiếp tục bị sụt lún, là do hậu quả của việc tiếp tục khai thác nước ngầm quá mức, xây dựng quá nhiều cao ốc, diện tích bê tông hóa mặt đất quá lớn.

Được biết, cảnh báo về tình trạng Sài Gòn bị sụt lún đã được đưa ra cách nay hàng thập niên sau khi nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn cho phép khai thác 600,000 khối nước ngầm mỗi ngày.

Vào đầu năm nay, một thống kê khác cho thấy, lượng nước ngầm được khai thác mỗi ngày chỉ tăng chứ không giảm (669,000 khối nước ngầm/ngày). Cũng vì vậy, tình trạng sụt lún ở Sài Gòn được xem là vô phương cứu vãn. Nhiều chuyên gia khẳng định, nếu giảm sử dụng nước ngầm ngay lập tức thì hậu quả do sụt lún đất vẫn tiếp tục diễn ra.

Hồi tháng 3 năm 2008, Tiến sĩ Lê Văn Trung, làm việc tại Trung tâm Địa tin học, thuộc Khu công nghệ phần mềm của Đại học Quốc gia Sài Gòn đã công bố nhiều bằng chứng cho thấy Sài Gòn đang lún một cách đáng ngại. Các bằng chứng đó được thu thập từ  ảnh vệ tinh vốn được chụp nhằm quan trắc sự biến dạng mặt đất.

Một số cuộc khảo sát đã chỉ ra các biến dạng bề mặt địa hình (đất lún) đang xảy ra tại nhiều nơi. Sự biến dạng này thể hiện ngay tại mặt đất quanh các giếng khoan tại nhiều khu vực thuộc các quận, huyện như : 6, 11, 12, Bình Tân, Bình Chánh, Nhà Bè bị tụt xuống, làm trồi hệ thống ống chống giếng khoan, trong đó rõ nhất là tại Khu công nghiệp Tân Tạo (các ống này trồi lên khỏi mặt đất khoảng 25 cm), Trạm quan rắc quận Bình Tân (các ống này trồi lên khỏi mặt đất khoảng 22 cm), Công ty Nam Long quận Bình Tân (các ống này trồi lên khỏi mặt đất khoảng 17.5 cm)…

Khi tiếp tục đối chiếu ảnh được cung cấp bởi ENVISAT (vệ tinh thám sát trái đất lớn nhất với 10 bộ cảm biến quang học và radar được phóng lên quỹ đạo vào năm 2002 nhằm thực hiện sứ mệnh thám sát bề mặt trái đất, khí quyển, đại dương và băng trôi), ông Trung phát giác, bề mặt địa hình ở tất cả các quận, huyện của Sài Gòn đều đã và đang bị biến dạng với các mức độ khác nhau.

Trong đó, tại các khu đô thị mới thuộc khu vực quận 2, quận 7 và Bình Thạnh, độ lún đất đã vượt qua 20 cm. Khu vực thuộc các quận: 1, 3, 4, 5, 8, 9, 12, Gò Vấp, huyện Bình Chánh có độ lún từ 15 – 20 cm. Các quận: 6, 10, 11, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Tân, Thủ Đức có mức độ lún từ 10 -15 cm. Khu vực ngoại thành được nhận định là bị lún ít hơn so với nội thành, trong đó trừ Hóc Môn (từ 2.5 -10 cm), còn lại đều thấp hơn mức 2.5cm.

Nhóm nghiên cứu về tình trạng lún của Sài Gòn đã thử nghiệm một kỹ thuật khác trong xử lý ảnh vệ tinh tại 5 thời điểm khác nhau và kết quả không thay đổi. Ở thời điểm vừa kể, ông Trung đã cảnh báo, việc đẩy mạnh tiến trình “đô thị hóa” cùng với các khu chế xuất, khu công nghiệp mọc lên như nấm khiến nguồn nước ngầm bị khai thác bừa bãi, đến mức cạn kiệt.

Mực nước ở các tầng chứa nước trong lòng đất đang giảm xuống kết hợp với áp lực của các công trình xây dựng phía trên đã gây nên sự biến dạng (lún) bề mặt địa hình.

Sáu năm đã trôi qua, Sài Gòn lún sâu và lún nhanh hơn. Không có bất kỳ viên chức nào được xác định là phải chịu trách nhiệm vừa vì không làm gì cả để giảm khai thác nước ngầm, vừa vì đã  đưa ra nhiều quyết định khiến Sài Gòn càng ngày càng bị lún sâu và lún nhanh (cho phép xây dựng hàng loạt cao ốc, tăng diện tích bê tông hóa mặt đất).

 

Các nhà đầu tư Trung Cộng săn lùng bất động sản Việt Nam

batdongsanTheo nguồn tin riêng của VnExpress, một tài phiệt gốc Hoa  đã nắm giữ nhiều bất động sản ở Việt Nam, đằng sau là sự hậu thuẫn từ Hồng Kông và Trung Cộng.

Được biết, 2 năm qua, công ty này đã thu gom khá nhiều dự án có vị trí đắc địa tại khu vực quận 1, Sài Gòn. Trước đó, có một khu đất vàng thuộc địa bàn quận 5, đã được doanh nghiệp mua bằng tiền mặt với giá hơn ngàn tỷ đồng. Trong một báo cáo kết quả nghiên cứu thị trường hồi đầu năm 2014, CBRE Việt Nam cho biết ở khu vực miền Trung – Việt Nam, một số nhà đầu tư Trung Cộng bắt đầu lộ diện. Các nhà đầu tư đến từ Hong Kong, Trung Cộng đang có chung khẩu vị là đều ngấp nghé nhiều dự án nghỉ dưỡng kèm theo loại hình kinh doanh giải trí ở Đà Nẵng.

Trong gần một thập niên qua, dòng tiền của giới nhà giàu Trung Cộng, của các tập đoàn lớn từ Đại Lục, hoặc có liên quan đến gốc Hoa đang chảy mạnh vào bất động sản ở khắp nơi trên thế giới. Họ có chiến thuật thông qua các tập đoàn môi giới quy mô lớn, để tiếp cận dự án một cách khéo léo. Việc nhà đầu tư Trung Cộng âm thầm săn lùng các dự án bất động sản tại Việt Nam cũng nằm trong quỹ đạo đó.

Theo chuyên gia của Công ty tư vấn Hội nhập toàn cầu, Huỳnh Phước Nghĩa, các nhà đầu tư Trung Cộng không thuần túy thâu tóm bất động sản. Họ thấu hiểu tình hình khó khăn hiện tại của doanh nghiệp bất động sản Việt Nam, ngã giá dự án như đồ đồng nát. Họ cũng rất tinh vi trong việc ép giá sao cho càng rẻ càng tốt. Có thể chính vì cách tiếp cận này mà các chủ đầu tư Việt Nam cũng rất cẩn trọng trước những thương vụ Mua bán & Sát nhập.

 

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here