Chương trình hỗ trợ tàu vỏ sắt thay tàu gỗ trở thành đại họa của ngư dân Việt

- Quảng Cáo -

Chương trình hỗ trợ tàu vỏ sắt thay tàu gỗ trở thành đại họa của ngư dân Việt

tausatTừ khi tranh chấp chủ quyền trên biển Đông trở thành căng thẳng, chế độ Hà Nội công bố hàng loạt kế hoạch hỗ trợ phát triển kinh tế biển, trong đó có “Chương trình hỗ trợ chuyển đổi 3 000 /130 000 tàu đánh cá từ vỏ gỗ, sang vỏ sắt”, với ngân khoản dự trù 10 000 tỉ đồng. SBIC được xem là nỗ lực chính để thực hiện chương trình này.

Theo chương trình vừa kể, SBIC sẽ đóng những tàu đánh cá vỏ sắt, trị giá khoảng 7 tỉ / một tàu. Chủ tàu trả khoảng một nửa, nửa còn lại được vay từ khoản hỗ trợ 10 000 tỉ của nhà nước, rồi trả dần trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 năm, không phải trả lãi.

Đã có rất nhiều người, đặc biệt là các chuyên gia, công khai bày tỏ sự lo ngại cả về tính khả thi của “Chương trình hỗ trợ chuyển đổi 3 000 / 130 000 tàu đánh cá từ vỏ gỗ sang vỏ sắt”, lẫn các mẫu tàu của SBIC.

- Quảng Cáo -

Trong đó, đáng chú ý nhất là cảnh báo của ông Nguyễn Quốc Chính, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, kiêm Ủy viên Ban Chấp hành Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam. Theo ông Chính, tàu do SBIC đóng chỉ phù hợp với công việc câu mực ở giữa đại dương, chưa phù hợp với các nhu cầu đánh bắt khác, giá thành lại quá cao. Nếu ngư dân tự đóng, chi phí chỉ khoảng 5 hoặc 6 tỉ và chất lượng không thua kém những con tàu mà SBIC đóng với giá 7 tỉ. Khoản chênh lệch hàng tỉ đó ngư dân phải gánh và đây là điều vô lý, chưa kể chúng sẽ tạo thêm nhiều khó khăn cho ngư dân.

Ông Chính còn nói thêm rằng, nếu là hỗ trợ thì phải để ngư dân đóng góp những kinh nghiệm của họ vào con tàu mà họ phải vay tiền để mua, chứ không phải nhận một con tàu đóng sẵn rồi họ phải ra khơi trên con tàu xa lạ đó.

Cũng theo ông Chính, ngư dân đang cần cơ chế vay vốn phù hợp. Vay vốn phù hợp là tất cả những người trên tàu, từ thuyền trưởng đến thủy thủ cùng được vay để cùng góp vốn vào con tàu mới song chuyện này chưa được tính tới. Trong quá khứ, một số người từng lợi dụng chương trình hỗ trợ ngư dân để đứng ra vay vốn đóng tàu, sau đó thuê thuyền trưởng và thủy thủ, bóc lột thuyền trưởng và thủy thủ tới mức họ không thể chịu đựng được rồi bỏ việc và những con tàu đó trở thành vô dụng.

Những cảnh báo như vừa kể nay đang trở thành hiện thực. Sau chuyến đi biển đầu tiên, ông Mai Thành Văn, chủ tàu Hoàng Anh 01, cho biết, trục kéo lưới của tàu bị gãy ngay lần kéo cá đầu tiên, sau đó máy chính bị hư hại nặng, không thể sửa, ông Văn đành để tàu trôi tự do rồi gọi tàu cứu nạn, nhờ kéo về cảng.

Tàu Sang Fish 01 cũng gặp những trục trặc tương tự : Trục kéo lưới bị gãy, mất cả lưới lẫn cá. Ông Lê Văn Sang, chủ tàu Sang Fish 01 còn lưu ý, hình như vì cabin quá to, khi ra biển, con tàu rung lắc rất đáng sợ, điều đó khiến ngư dân có thể rơi xuống biển bất kỳ lúc nào.

Cả ông Văn lẫn ông Sang, những người sở hữu hai con tàu vỏ sắt đầu tiên do SBIC thiết kế và đóng, đều than họ lỗ nặng khi phải tự thanh toán mọi chi phí phát sinh do trục trặc trong chuyến đi biển đầu tiên.

Trong quá khứ, các chính sách hỗ trợ ngư dân luôn xem là cơ hội cho viên chức nhiều cấp, nhiều ngành đục khoét.

Năm 1997, nhà cầm quyền CSVN thực hiện chương trình hỗ trợ ngư dân “đánh bắt xa bờ”. Chương trình này ra đời sau trận bão thứ 5 của năm 1996, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngư dân và ngư nghiệp Việt Nam. Đến tháng 4 năm 2006, sau khi chương trình này ngốn hết 1,400 tỉ đồng, kết quả thanh tra cho thấy, 95% của khoản 1,400 tỉ đồng đó bị tham nhũng.

Sau chương trình hỗ trợ ngư dân “đánh bắt xa bờ”, gần đây, chế độ Hà Nội thực hiện một chương trình hỗ trợ khác cũng dành cho ngư dân. Đó là “lắp thiết bị định vị vệ tinh cho tàu đánh cá”. Chương trình đã thực hiện thí điểm với 2,000 tàu đánh cá và phóng sự của nhiều tờ báo cho thấy, hàng loạt thuyền trưởng của các tàu đánh cá được chọn thí điểm đã yêu cầu được trả lại thiết bị vì chất lượng tồi, hiệu quả kém mà lại quá nhiều ràng buộc.

Có vẻ như “Chương trình hỗ trợ chuyển đổi 3,000/130,000 tàu đánh cá từ vỏ gỗ, sang vỏ sắt” chỉ là bản sao của những chương trình trước đó

 

Dân Biểu Úc kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam thả 2 nhà đấu tranh cho quyền lợi người lao động

DHChuong_NHQHungVăn phòng Dân Biểu Chris Hayes vừa phổ biến một lá thư do 31 dân biểu Quốc Hội Liên Bang đồng ký tên kêu gọi Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng thả ngay hai nhà đấu tranh cho quyền lợi người lao động Đòan Huy Chương và Nguyễn Hòang Quốc Hùng.

Dân Biểu Chris Hayes là người đã hỗ trợ cho cuộc Hội Thảo về quyền lao động, quyền dân sự và nhân quyền vào ngày 14-5-2014 tại Quốc Hội Liên Bang Úc do Khối 8406 và Khối 1706 đồng tổ chức.

Bức thư của các dân biểu Quốc Hội Liên Bang Úc, bày tỏ sự quan tâm đến trường hợp hai ông Đòan Huy Chương và Nguyễn Hòang Quốc Hùng tiếp tục bị giam cầm từ tháng 2 năm 2010. Hai nhà họat động cho quyền của những người lao động này đã bị xử bảy năm và chín năm tù, cùng với cô Đỗ Thị Minh Hạnh vì họ đã phân phối các tài liệu về quyền lao động trong một cuộc đình công tại hãng giày Mỹ Phong tỉnh Trà Vinh. Mặc dù họ đã bị khép án vi phạm an ninh quốc gia, nhưng thật ra những việc làm của họ đơn giản chỉ nhằm hỗ trợ quyền công nhân trong cuộc đình công. Thêm vào những tường trình cho thấy ông Đòan và ông Nguyễn đã bị đối xử khắc nghiệt, có giai đọan còn bị biệt giam.

Bức thư nhấn mạnh rằng Việt Nam là một hội viên của Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, do đó có trách nhiệm cổ vũ và bảo vệ quyền làm người trên tòan thế giới, vì vậy nhà cầm quyền Việt Nam hãy thả ngay hai nhà họat động này.

 

VN Thành Lập Cục An Ninh Mạng

cucanninhBộ Công an Việt Nam vừa công bố quyết định thành lập Cục An ninh mạng trực thuộc bộ này để bảo vệ an ninh quốc gia.

Đại tướng Trần Đại Quang, bộ trưởng Bộ Công an, đã chủ trì lễ công bố quyết định hôm 28/8. Ông Quang nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh và an toàn mạng trong thời kỳ mới. Ông cũng khuyến cáo cơ quan mới thành lập “tăng cường hợp tác quốc tế, chủ động phối hợp với an ninh, cảnh sát các nước xây dựng, tổ chức diễn tập các phương án phòng thủ đối phó với tấn công mạng”. Chưa rõ các nhu liệu và thiết bị của Cục sẽ do Việt Nam sản xuất hay nhập khẩu từ nước nào.

Ý tưởng thành lập một bộ tư lệnh phòng vệ điện tử và an ninh mạng đã được Bộ Công an nghiên cứu và đề xuất khoảng 4-5 năm nay. Mỗi năm ở Việt Nam có hàng nghìn vụ tấn công mạng. Việt Nam cũng nằm trong số các nước có nguy cơ mất an toàn thông tin cao.

Giới chuyên gia cảnh báo đa số các trang web của Việt Nam sẽ tê liệt nếu xảy ra chiến tranh mạng. Các báo điện tử lớn như Tuổi Trẻ, Dân Trí, VDC và VietnamNet đều từng bị tin tặc tấn công gây tê liệt nhiều ngày. Tuy nhiên cũng có cáo buộc về liên hệ của chính quyền trong các cuộc tấn công từ chối dịch vụ nhằm vào các trang web có nội dung nhạy cảm về chính trị. Chưa rõ cơ cấu của Cục An ninh mạng sẽ như thế nào và bao giờ cơ quan này đi vào hoạt động.

 

 

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here