Chưa bao giờ Phản Động đáng kính đến thế (phần 1)

- Quảng Cáo -

Kính thưa quý thính giả, “phản động” là một thứ tội danh mơ hồ được sử dụng một cách lan tràn và bừa bãi ở Việt Nam. Nó có thể là một ý tưởng đùa giỡn trong một câu nói, một lời cảnh cáo, hay được nâng lên hàng quan điểm để bị đấu tranh phê phán, thậm chí bị kết án tù tội nặng nề; và nếu là một tập thể “phản động” thì phải bị tiêu giệt như câu “đế quốc, sài lang với phe phản động, ta giệt tan hoang” trong bài hát “Kết Đoàn” quen thuộc ở Việt Nam. Như vậy thực chất “phản động” là gì? Và sau mấy chục năm được dùng bừa bãi, nhận thức của người Việt ngày nay đối với tội danh này ra sao? Tác giả Vũ Thạch sẽ phân tích ngọn ngành về vấn đề này trong bài viết nhan đề “Chưa bao giờ Phản Động đáng kính đến thế”. Trong mục bình luận hôm nay, chúng tôi xin gửi đến quý vị phần 1 của bài viết này. Mời quý vị cùng nghe sau đây.

 

**********

Trong thời gian qua, với từng bước xâm lấn ngày càng trắng trợn của Trung Cộng (TC), người ta càng thấy Ban Tuyên Giáo Trung Ương lúng túng không biết biện hộ thế nào cho chính sách cứ từ bại đến thua của lãnh đạo Đảng CSVN. Và như để bù vào khoảng trống đó, đạo quân dư luận viên (DLV) được lệnh túa ra chửi hết mọi người là “phản động”.

- Quảng Cáo -

–          Ai nhắc lại chuyện lỗ lã Bôxít Tây Nguyên và có địch trên Nóc nhà Đông Dương … là phản động.

–          Ai đụng tới chỗ nhược 16 chữ vàng, 4 tốt và quan hệ hữu hảo … là phản động.

–          Ai tự tưởng niệm các chiến sĩ Hoàng Sa, Trường Sa, Biên giới 1979 … là phản động.

–          Ai còn tiếc rẻ vụ sửa Hiến Pháp thua cả Miến lẫn Miên … là phản động.

–          Ai đòi bất cứ cái gì “độc lập” … đều là phản động.

–          Cả người biểu tình ôn hòa chống giàn khoan và kẻ bạo loạn được công an làm ngơ … đều là phản động.

–          Và đặc biệt trên thế giới Internet, blogger, mạng xã hội … chỉ toàn là đám phản động và phản động.

Nhưng có DLV nào hay những người ra lệnh cho họ dành ra chỉ vài phút để tự hỏi “phản động” là gì không? Hoặc nếu “phản động” là thế, thì “chính động” là gì? Chính động có đương nhiên tốt không?

Phản động từ đâu ra?

603408_329652097123751_838907426_n Theo nghĩa đen và bình thường trong tiếng Việt thì phản động là di chuyển theo hướng ngược lại với một hướng nào đó. Nhưng trong lịch sử Việt Nam, từ “phản động” chỉ xuất hiện ở thế kỷ 20 khi được rước từ Tàu về. Đây là chữ dịch của từ ngữ nguyên thủy mà Lenin đẻ ra — ít là thế giới tin như vậy vì Lenin dùng các chữ “phản động”, “phản cách mạng” vô số lần khi còn sống. Nhãn “phản động” từ thời đó cho đến nay vẫn được dùng để lên án những ai không đồng ý với chế độ cộng sản, hay nói chính xác hơn là không đồng ý với các lãnh tụ cộng sản đang nắm quyền. Và kẻ phản động bị xem là đương nhiên xấu.

Điều cần nhấn mạnh là yếu tố “chỉ so với các lãnh tụ đang nắm quyền” khi qui kết ai là phản động. Vì đã có rất nhiều trường hợp như lãnh tụ Trotsky, một trong những cha đẻ ra chế độ Liên Bang Xô Viết. Khi Lenin còn sống, mỗi lời của Trotsky đều là chân lý và mọi kẻ bất đồng với chân lý đó đều là lũ phản động. Nhưng chỉ mấy tháng sau khi Lenin chết và Stalin thắng thế trong cuộc chạy đua lên ngôi, cũng cùng là con người và tư tưởng Trotsky đó, thì nay bị lên án là tên “cực kỳ phản động”. Bà Giang Thanh là trường hợp tương tự tại Trung Quốc trước và sau ngày chết của Mao Trạch Đông. Và hiện nay là trường hợp Chu Vĩnh Khang, Giang Trạch Dân. Ông Khang từng là trùm công an – an ninh Trung Quốc, từng ném bao kẻ phản động vào chỗ chết, nhưng nay đang bị lãnh tụ đương quyền Tập Cận Bình đạp xuống cùng hàng những kẻ phản động đó. Sẽ không mấy ai kinh ngạc nếu vài tháng nữa thuyết Ba Đại Diện của ông Giang Trạch Dân bị liệt vào loại tư tưởng phản động. Và còn hàng ngàn hàng vạn thí dụ khác nữa tại từng chế độ cộng sản.

“Phản động”, do đó, chỉ là vũ khí chính trị của lãnh tụ nào đang ngồi ở cực đỉnh. Các định nghĩa về “thành phần phản động” có thể thay đổi bất kỳ lúc nào. Đặc biệt trong thời Cách Mạng Văn Hóa của Mao Trạch Đông, có khi chỉ qua một đêm định nghĩa đã đổi khác, và vô số cán bộ hôm trước còn đứng giảng huấn người khác về cách mạng, hôm sau đã bị đội mũ giấy ghi chữ phản động hữu khuynh, phản động tả khuynh. “Phản động” do đó hoàn toàn không có giá trị khoa học hay luân lý, và hầu như luôn đi ngược lại đạo lý truyền thống của các dân tộc.

Dân chúng dưới mọi chế độ cộng sản, từ thời Lenin, Stalin, đến Mao Trạch Đông dài đến Tập Cận Bình, đã từ lâu đồng nghĩa “phản động” với kinh hoàng. Phản động đồng nghĩa với “không biết bị bắt đi lúc nào, ngày hay đêm, và biệt tăm tích kể từ đó” dưới thời Lenin. Phản động đồng nghĩa với “không biết sẽ bị tra tấn đến cỡ nào và sẽ tự thú thêm cho mình bao nhiêu tội nữa trước khi bị bắn” dưới thời Stalin. Phản động đồng nghĩa với “chết đói cứng đờ giữa các trại tù tuyết trắng” dưới thời Kim Nhật Thành. Phản động đồng nghĩa với “té chết trong những hố phân lỏng tại các trại lao cải” dưới thời Mao Trạch Đông.

Phản động vào Việt Nam

1B9FC8FD-43F2-48AD-8A56-9104C18858E8_w640_r1_s Từ ngày đưa chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam và đặc biệt từ khi lên nắm quyền cai trị đất nước, các đời lãnh đạo đảng CSVN đều áp dụng triệt để công thức từ các nước đàn anh vừa để tận diệt tất cả những ai không đồng ý với các lãnh tụ đang nắm quyền, vừa để giữ số đông quần chúng trong tình trạng sợ hãi thường xuyên. Trong số các hung thần chuyên cột bảng “phản động” vào cổ hàng ngàn nạn nhân trong thế kỷ 20 phải kể đến Bộ Trưởng Công An đầu tiên Trần Quốc Hoàn, Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Lê Đức Thọ, Trưởng Ban Tuyên Truyền Trung ƯơngTố Hữu. Các đối tượng phản động cùng với cha mẹ, vợ con, cháu chắt và cả vòng bạn hữu của họ đều lập tức bị liệt vào loài đáng bị xa lánh, tù tội, đói khát, và vô học suốt đời.

Ngày nay cũng vậy, cả công an và ban tuyên giáo đều đang liên tục dùng lại nhãn “phản động” với ước mong nó cũng lại gióng lên sự kinh hãi tột cùng trong lòng người nghe — cả các đối tượng lẫn những người chung quanh họ — như trong thế kỷ trước. Họ luôn nghĩ ra những cách mới để làm cuộc đời các “thành phần phản động” phải tăng thêm phần khốn đốn, đau đớn, bất kể những người này còn ở ngoài hay đã vào tù.

Nhưng trong suốt 60 năm ngột ngạt, căng thẳng ngày đêm đó vẫn có những con người đứng lên chấp nhận mình là “phản động”. Họ là những nhà trí thức như trong vụ Nhân Văn – Giai Phẩm phản đối chính sách Cải Cách Ruộng Đất và đòi quyền tự do tư tưởng; kéo dài đến những đảng viên CS cao cấp như Trần Xuân Bách, Nguyễn Hộ, Trần Độ, Hoàng Minh Chính, … đòi trả quyền làm chủ đất nước cho người dân; dài đến những người yêu nước nồng nàn như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Xuân Nghĩa, Trần Huỳnh Duy Thức, … báo động toàn dân về tai họa Bắc Thuộc.

Câu hỏi được đặt ra là tại sao những con người này lại nhất quyết chọn con đường “phản động” như thế?

 Câu trả lời có lẽ khá đơn giản: Vì họ còn lương tâm.

 

Kính thưa quý thính giả, những người nhất quyết chọn con đường “phản động” như vừa được nêu trên đã làm những gì, và tại sao nhờ còn có lương tâm nên họ mới làm như vậy? Đây là những điều sẽ được tác giả Vũ Thạch phân tích trong phần hai bài viết, sẽ được gửi đến quý vị trong mục bình luận kỳ tới. Mời quý vị đón nghe.

 

(Còn tiếp)

- Quảng Cáo -

ĐÃ CÓ 1 GÓP Ý

  1. Một người Mẹ tự tử để lấy tiền phúng điếu cho con đi hoc, trên thế giới nầy có Nước nào mà có những thãm cảnh này xảy ra không?
    Cô Nguyễn Thị Mỹ Nhân, 38 tuổi, ngụ ấp 5, xã An Xuyên, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau,đã chọn lấy cái chất mong rằng
    sẽ đỡ gánh nặng cho chồng con lại có tiền phúng điếu để giải quyết nợ nần.
    Cô đã để lại những dòng thư tuyệt mệnh mà người đọc không thể nào cầm được nước mắt.
    Trích đoạn cuối của dòng thư tuyệt mệnh

    Anh Bảo! Anh ra Hội chữ thập đỏ xin hòm liệm em, đừng mua tốn kém lắm, dành tiền lo cho các con mình ăn học nghe anh.

    Anh. Em thương anh nhiều lắm! Các con hãy gắng vươn lên, học tập đổi đời, đừng để cha con phải khổ thêm. Vì mẹ con mình mà cha các con phải khổ cả đời rồi…

    Mỹ Nhân tạm biệt!”.
    ———————–

    HỜN VONG QUỐC

    Trang huyền sử khởi nguồn thời Âu Lạc
    Bốn ngàn năm với biển bạt non ngàn
    Chống phong ba để gây dựng gian sơn
    Bao dâu bể vẫn vửng bền Non Nước

    Ông cha ta đã bao lân xuôi ngược
    Vì quê hương mà từng lớp vấn thân
    Những minh Quân từng bảo Quốc an dân
    Trọng hiền sỉ như Lê, Trần, Lý, Nguyển

    Dòng lịch sử qua bao cơn Quốc biến
    Máu tiền nhân đã tô thắm Sơn Hà
    Bảy mươi năm vận nước dậy can qua
    Bao hiền sỉ hy sinh trong tử ngục

    Nhìn vận nước huyết cầu sôi hừng hực
    Mong một lần vì Tổ Quốc phơi gan
    Vục vó câu theo khí phách ngang tàng
    Dền nợ nước quyết gieo mầm dân chủ

    Cho muôn đời con cháu được tự do
    Và toàn dân được áo ấm cơm no
    Cho Tổ Quốc đượm màu xanh diễm tuyệt
    Cho toàn dân có đời sống an nhàn

    Ta kiên quyết phải xoai chiều gió loạn
    Gọi toàn dân cùng quật ngược thế cờ
    Diết bạo cường đám khuyển tặc nhuốt nhơ
    Dẹp ngoại tặc để an dân báo Quốc

    Dòng nước mắt chảy vào tim nức nỡ
    Gửi về quê hỡi bạn trẻ thân thương
    Sống ít gì khi đã mất quê hương
    Giặc ngoại sâm cộng sản mãi khiêm nhường

    Người yêu nườc chúng giam cầm cấm đoán
    Hồn tử sỉ nơi biên cương đang thán oán
    Máu ngư dân đã tràn ngâp biển đông
    Chí nam nhi sanh tử tợ mải lômg

    Sao bạn nở dững dưng lòng vô cảm
    Mặc nhiên nhìn vấn nạn cùa quê hương
    Hãy vùng lên quét sạch bọn bạo cường
    Đuổi Hán tặc ra biên cương lảnh thổ

    Cùng chung vai ta xây dựng lại quê hương
    Cho trẻ thơ được cắp sách đến trường
    Khi dân trí quyết canh tân đổi mới
    Nước Việt Nam nhất định phải phú cường

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here