7.000 lít dầu chứa hóa chất siêu độc bên bờ vịnh Hạ Long

- Quảng Cáo -

7.000 lít dầu chứa hóa chất siêu độc bên bờ vịnh Hạ Long

Suốt 7 năm qua, khoảng 7.000 lít dầu trong máy biến thế chứa hóa chất PCB- hóa chất siêu độc chỉ sau dioxin vẫn lưu giữ trong điều kiện không bảo đảm, như một quả bom hóa học siêu độc đang được lưu giữ tại cảng Cái Lân, cạnh vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).

PCB 400x300 Theo Chi cục Hải quan cảng Cái Lân, tháng 11/2007, Công ty Cổ phần Đầu tư Cửu Long Vinashin (nay là Công ty Cổ phần Đầu tư Cửu Long) nhập về một lô hàng thiết bị điện gồm các máy biến thế đã qua sử dụng tại Hàn Quốc để phục vụ lắp đặt thi công dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng tại Nam Định do Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam làm chủ đầu tư. Sau khi lô hàng về đến cảng Cái Lân, qua kiểm tra, các cơ quan chức năng phát hiện một trong ba máy biến thế của lô hàng có chứa PCB trong dầu biến thế.

PCB là hóa chất có độc tính rất cao (độc chỉ kém 10 lần loại dioxin độc nhất), khó phân hủy trong môi trường tự nhiên, có khả năng di chuyển và phát tán xa đồng thời hấp thụ dễ dàng trong các cơ thể sống. PCB có thể gây ngộ độc cấp tính như nổi mụn, cháy da, bỏng mắt. Về lâu dài, PCB dù ở nồng độ nhỏ cũng phá hủy gan, rối loạn sinh sản, biến đổi gene, gây ung thư, quái thai, dị dạng, tác động đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

- Quảng Cáo -

Các chuyên gia cảnh báo, nếu số dầu này tràn ra vịnh Hạ Long, sẽ là thảm họa cho di sản thế giới, đã làm các quan chức “đứng ngồi không yên,” theo mô tả của một bản tin báo Tiền Phong đăng tải.

Bản tin ghi lời Ông Nguyễn Công Thái, Phó ban quản lý (BQL) vịnh Hạ Long kể, qua thông tin trên báo Tiền Phong, ông mới biết di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đang đứng trước hiểm họa của loại hóa chất hết sức nguy hiểm.

Halong_bay_120814Việt Nam không sản xuất PCB nhưng nhập khẩu khoảng 27-30 tấn dầu chứa PCB trong giai đoạn 1960-1990 để sử dụng PCB trong các thiết bị, máy móc.

Năm 1999 ở Bỉ, 25 lít dầu máy biến thế có chất PCB đã chảy ra một khu vực thu gom chất thải tái chế làm thức ăn cho gia súc. Nước này phải chi phí hơn một tỷ USD để giải quyết hậu quả.

Trước nguy cơ đối với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, ông Phan Đình Tân, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ VHTT&DL cho biết: Vịnh Hạ Long vừa là biểu tượng Việt Nam, vừa là biểu tượng của du lịch, cần thái độ ứng xử bài bản. Trách nhiệm trước hết là BQL vịnh Hạ Long, sau đó đến UBND tỉnh Quảng Ninh phải chỉ đạo phối hợp giải quyết vấn đề này và phải tăng cường trách nhiệm từng cá nhân. Tại sao để từ năm 2007 đến giờ mới phát hiện. Có phải BQL, UBND tỉnh phát hiện ra không hay phải chờ đến báo chí”…”

 

Bắc Kinh cấm nhập gạo từ Việt Nam qua biên giới

06Chính quyền Bắc Kinh đã chính thức cấm nhập khẩu gạo từ Việt Nam qua biên giới (tiểu ngạch), nhằm tăng cường kiểm tra thu thuế đối với các nhà nhập khẩu Trung Quốc.

Còn giới kinh doanh gạo ở các tỉnh miền bắc Việt Nam cho biết là Trung Quốc đã ra lệnh cấm vì nhận thấy nhiều thương lái Trung Quốc đã trốn thuế.

Việc xuất khẩu gạo sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch gây ra mối lo ngại lớn đối với các cơ quan chức năng, cũng như đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam. Mỗi năm, có khoảng 2 triệu tấn gạo xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch.

Giới kinh doanh Việt Nam nói rằng lệnh cấm của Trung Quốc không hề ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo của Việt Nam vì nhu cầu của một số nước, như Malaysia, Indonesia và Philippines, vẫn rất cao và Việt Nam không phụ thuộc vào việc xuất khẩu gạo sang Trung Quốc.

Theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ tháng Giêng đến tháng Bẩy năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 3,6 triệu tấn gạo, giảm 12% so với cùng thời kỳ này năm ngoái.

Trong năm 2014, các doanh nghiệp Việt Nam đã ký được các hợp đồng xuất khẩu xấp xỉ 5,3 triệu tấn gạo và hiện đang tìm kiếm đối tác để bán thêm 1 triệu tấn nữa, nhằm thực hiện mục tiêu xuất khẩu 6,2 triệu tấn.

 

Sứ quán Úc phản hồi về lệnh kiểm duyệt lên quan đến in tiền polymer

Borrowman
Đại sứ Úc tại Việt Nam Hugh Borrowman

Đại sứ Úc tại Việt Nam Hugh Borrowman vừa có tuyên bố, sau khi Việt Nam gởi công hàm phản đối lệnh kiểm duyệt của Tòa Tối cao bang Victoria, Australia, liên quan bê bối in tiền polymer cho Việt Nam, trong đó có nhắc tên một số lãnh đạo Việt Nam cao cấp và được trang WikiLeaks đăng tải.

Theo trang web của Đại sứ quán Úc giải thích, lệnh cấm công khai thông tin là một lệnh pháp lý do tòa án ban hành, nhằm ngăn ngừa việc công bố một số thông tin tại tòa. Lệnh cấm này không được công bố rộng rãi bởi Tòa án tối cao bang Victoria. Chính phủ Úc đặc biệt quan tâm tới việc vi phạm lệnh cấm này, và vụ việc này đã được chuyển cho cảnh sát để điều tra.

Chính phủ Úc đã ra lệnh này để ngăn ngừa việc công khai thông tin có thể tạo dư luận rằng có sự liên quan giữa tham nhũng đến một số quan chức chính trị cấp cao, có tầm ảnh hưởng trong khu vực. Chính phủ Úc cho rằng lệnh cấm này là cách tốt nhất để bảo vệ các quan chức cấp cao này khỏi nguy cơ bị ám chỉ không có cơ sở.

Theo Đại sứ Hugh Borrowman, đây là vụ án kéo dài, phức tạp có đề cập tới danh tính của một số lượng lớn các cá nhân. Việc lệnh cấm đề cập tới tên các cá nhân không ám chỉ rằng họ có sai phạm. Chính phủ Úc nhấn mạnh rằng các cá nhân được đề cập tên không phải là đối tượng trong trình tự tố tụng vụ án Securency.

Công ty Securency được lập ra năm 1996 với Ngân hàng Trung Ương Úc là đồng chủ sở hữu. Tuy nhiên Ngân hàng Trung Uơng Úc nay đã bán hết cổ phiếu của Securency. Khoảng 30 quốc gia trên thế giới nay dùng tiền polymer, nhưng để đạt được hợp đồng, quan chức Securency bị cáo buộc đã dùng tiền hối lộ và các phương thức không hợp pháp khác.

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here