Việt Nam là ‘vô địch’ trong các yêu cầu về giấy tờ

- Quảng Cáo -

Việt Nam là ‘vô địch’ trong các yêu cầu về giấy tờ

GiayTo_400Tại hội thảo về cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Việt Nam (CIEM) và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp tổ chức hôm 31.07.2014, bàn về thủ tục tại Việt Nam, ông McGill, chuyên gia của USAID nêu nhận xét, dường như Việt Nam rất thích có nhiều số liệu, nhiều thông tin và rất thích kiểm tra nên mới đòi hỏi doanh nghiệp phải làm nhiều thủ tục. Ông nêu ra thắc mắc, có nhất thiết phải cần nhiều thông tin đến thế và có nhất thiết phải kiểm tra mọi sản phẩm xuất nhập cảng ?

Đáp lại, ông Nguyễn Giang Tiến, đại diện của Công ty Vận tải và Thuê tàu, cho biết, trong thực tế, thời gian thông quan cho một tờ khai xuất nhập cảng chỉ chừng năm phút nhưng bộ hồ sơ mà hải quan Việt Nam đòi hỏi để cho phép thông quan phải có khoảng 500 tờ giấy, điều này khiến các doanh nghiệp xuất nhập cảng mệt mỏi vì tất cả các khâu: trước thông quan, thông quan và sau thông quan. Lý do khiến doanh nghiệp kiệt sức là vì chính sách quản lý giữa hải quan Việt Nam và các ngành khác chẳng hạn như Bộ Công Thương không đồng nhất.

Ví dụ khi vận chuyển, tuy hải quan không yêu cầu “chi tiết hóa” nhưng quản lý thị trường lại đòi như thế. Đã có trường hợp nhập cảng vải bị quản lý thị trường lôi ra đo xem tổng cộng là bao nhiêu mét.

- Quảng Cáo -

Ông McGill cho rằng, thủ tục thương mại và thủ tục thuế trong xuất nhập cảng ở Việt Nam rất rườm rà. Tuy số lượng tờ khai không nhiều nhưng trong mỗi tờ khai lại có rất nhiều mục. Doanh nghiệp phải khai đi khai lại các thông tin của mình cho nhiều cơ quan khác nhau. Nếu qui thành tiền thì những hàng xe tải nối đuôi nhau, những container chồng chất trong ba, bốn ngày để kiểm tra hàng hóa, thông quan là một sự lãng phí khủng khiếp.

Hồi đầu tuần trước, tại một cuộc hội thảo khác, trao đổi về việc làm sao để Việt Nam có thể thăng hạng trong “Doing Business” của World Bank, ông McGill từng công bố một thống kê, theo đó, do thủ tục rườm rà, trong xuất cảng, mỗi năm Việt Nam thất thu thương mại khoảng 17 tỉ Mỹ kim và trong xuất cảng, Việt Nam bị thất thu hơn 19 tỉ Mỹ kim. Tổng cộng thất thu thương mại trong xuất nhập cảng khoảng 37 tỉ Mỹ kim.

Trong “Doing Business” mới nhất của WB, Việt Nam bị xếp thứ 99. Theo đó, tuy đã thực hiện “cải cách thủ tục hành chính” suốt hai thập niên nhưng năm nay tại Việt Nam, muốn nộp thuế, doanh nghiệp mất đến 872 tiếng.

Ông Mai Huy Tân, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Thực phẩm Đức Việt đã lên tiếng tố cáo hệ thống hành chính ở Việt Nam hành hạ doanh giới để kiếm chác.

Theo ông Tân, một cây xúc xích do Công ty Đức Việt sản xuất bị tới bảy bộ giám sát. Đó là: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên – Môi trường, Bộ Tài chính giám sát qua Tổng Cục thuế và Tổng cục Hải quan, Bộ Khoa học – Công nghệ và Bộ Công an.

Tuy có tới bảy bộ giám sát việc sản xuất thực phẩm nhưng thực phẩm tại Việt Nam càng ngày càng thiếu vệ sinh và không an toàn bởi thật ra, giám sát chỉ nhằm moi móc để kiếm chác. Chẳng hạn, Công ty Đức Việt đã đổ tiền để đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải theo đúng qui định. Cũng vì vậy, khi kiểm tra, Cảnh sát Môi trường không tìm thấy sai sót nào, cuối cùng, Công ty Đức Việt bị lập biên bản do đã đựng rác trong thùng có màu xanh.

 

Xã hội đen ‘mua đứt’ cảnh sát giao thông Việt Nam?

xequataiVào ngày 1 Tháng Tám, tại cuộc họp thường trực của Ủy Ban An Toàn Giao Thông Quốc Gia người ta thấy “vấn đề tiêu cực trong kiểm soát tải trọng xe và tình trạng xã hội đen ở nhiều địa phương đang bảo kê, dẫn đường cho xe quá tải, quá khổ diễn ra nghiêm trọng trên một số tuyến đường bộ được bàn luận sôi nổi”.

Trong cuộc họp vừa kể, ông Ðinh La Thăng, bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải, cáo buộc rằng có tình trạng xe chở quá tải ngày một tệ hại hơn “do có sự thông đồng của lực lượng chức năng, bao gồm cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông.”

Ông kêu rằng tất cả mọi người đều biết, đều nhìn thấy xe quá tải chạy “vô tư” từ Nam ra Bắc, chỉ có những ông có trách nhiệm kiểm soát đứng ở trạm cân là không biết.

Một thực trạng đang diễn ra tại Việt Nam suốt từ nhiều năm qua khiến một trong những nguyên nhân dẫn đến đường lộ hư hỏng nhanh chóng, tốn kém rất nhiều tiền sửa chữa, từng được Bộ Giao Thông Vận Tải mổ xẻ, tìm cách đối phó và giải quyết nhưng có vẻ như bất lực.

Với xe vi phạm vì đã được “bảo kê” thì cảnh sát nhắm mắt cho chạy qua, trái lại, “xe cũng không vi phạm gì nhưng cán bộ trạm cân xoay đủ kiểu tìm bằng được lỗi để phạt.”

Không những cảnh sát và thanh tra giao thông ăn hối lộ, ông Nguyễn Văn Thanh, chủ tịch Hiệp Hội Vận Tải Ô Tô Việt Nam, cho biết “hầu như địa phương nào cũng có một đoàn ‘xe vua’ được lãnh đạo tại địa phương đó bảo lãnh, tìm mọi cách chống lực lượng thực thi công vụ, chủ trương cơ quan quản lý” theo kiểu rừng nào cọp nấy.

 

Hết cưỡng chế trên đất liền rồi đến trên sông

cuongchetrensongVào sáng ngày 02.08.2014, đoàn cưỡng chế của thành phố Biên Hòa – Đồng Nai bắt đầu tổ chức cưỡng chế 12 hộ nuôi cá bè trên sông Đồng Nai và sông Cái. Tuy nhiên, khi đoàn cưỡng chế bắt đầu để kéo bè cá ở hộ ông Nguyễn Văn Hải – xã Hiệp Hòa thì gặp phải phản ứng của người dân làng bè. Người dân nuôi bè ở các phường Thống Nhất, Tân Mai đã dùng ghe chở trẻ em, phụ nữ và người già bao vây đoàn cưỡng chế. Người dân cho rằng giá cá mua vào từ mức 8.000 đồng/kg cá nhỏ và 30.000 đồng/kg cá lớn là chưa thỏa đáng. Đoàn cưỡng chế đã nhiều lần bắc loa kêu gọi những người dân không phải ở khu vực cưỡng chế đi về nhà nhưng dân vẫn hò hét. Thậm chí trẻ con đã dùng cây gỗ đánh hoặc tạt nước vào lực lượng cưỡng chế. Số người tụ tập phản đối này chủ yếu quê ở Nam Định vào đây nuôi cá, mỗi hộ đều có từ 2 bè cá và hàng chục lồng cá. Bà Nguyễn Lệ Xuân, một trong những hộ dân nằm trong danh sách phải di dời nói, đang vào mùa nước lớn rất khó di dời. Quá trình di dời, nếu không may bị thủng bè khiến cá thoát ra ngoài là bà trắng tay. Còn nếu bán cá cho chính quyền thì quá thấp so với thị trường.

Trước áp lực của các hộ dân nuôi cá bè, đến khoảng 17 giờ cùng ngày, đoàn cưỡng chế đã rút về sau khi hai bên đạt thỏa thuận. Chính quyền sẽ hỗ trợ kinh phí để người dân tự di dời trong vài ngày tới.

 

Tìm thấy chất tạo nạc gây chết người trong 8 tấn thức ăn gia súc

ThitHeo-400Người tiêu thụ ở Việt Nam đang lo sốt vó vì có nguồn tin nói rằng chính quyền địa phương vừa tìm thấy loại hóa chất mang tên là Salbutamol chứa trong 8 tấn thức ăn gia súc của công ty tư nhân Livabink tọa lạc tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Kết quả xét nghiệm mẫu thức ăn gia súc Livabink của Sở Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn tỉnh Thanh Hóa cho thấy, hàm lượng Salbutamol chứa trong 8 tấn thực phẩm gia súc nói trên lên tới 1.43mg trên mỗi kg, nhiều hơn 143 lần mức cho phép.

Loại hóa chất Salbutamol pha trộn trong thức ăn gia súc, gọi nôm na là chất tạo nạc, làm cho heo nở mông, bung đùi, tăng trọng lượng đáng kể.

Theo một phúc trình của Liên Hiệp Quốc trước đó khẳng định rằng, dư lượng chất tạo nạc ở gia súc được trộn lẫn trong thức ăn chăn nuôi chỉ được phép tối đa là 10 microgram, tương đương 0.01 microgram trên mỗi kí lô thịt.

Rất nhiều quốc gia Liên Âu, kể cả Trung Quốc và Thái Lan đã ngừng nhập cảng thịt heo được nuôi bằng thực phẩm gia súc có chứa chất tạo nạc này.

Một cuộc hội thảo được tổ chức tại Hà Nội giữa Tháng Tư, 2012 khẳng định sự tác hại lớn đối với sức khỏe của con người khi ăn thịt heo có chứa loại hóa chất nêu trên. Theo giới chuyên môn, người tiêu thụ dùng các loại thịt gia súc có chứa chất tạo nạc thường xuyên bị nhức đầu, buồn nôn, run rẩy tay chân, tăng nhịp tim, rối loạn huyết áp, có thể dẫn đến tử vong.

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here