Quảng Ninh cho đấu thầu quyền quản lý, khai thác Vịnh Hạ Long trong vòng 50 năm

- Quảng Cáo -

Quảng Ninh cho đấu thầu quyền quản lý, khai thác Vịnh Hạ Long trong vòng 50 năm

vinh-ha-long-trong-50-namKế hoạch giao vịnh Hạ Long cho một nhà thầu để quản lý và khai thác vịnh Hạ Long  đang bị nhiều người, nhiều giới chỉ trích.

Ngay sau khi nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ninh công bố kế hoạch tổ chức đấu thầu quản lý và khai thác vịnh Hạ Long, Bitexco – một tập đoàn tư nhân tại Việt Nam lập tức trình dự án xin trực tiếp quản lý và khai thác vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long trong 50 năm. Bitexco hứa sẽ trả cho chính quyền tỉnh Quảng Ninh 4,700 tỷ đồng.

Bitexco lúc đầu là một doanh nghiệp kinh doanh nước uống đóng chai. Sau khi trở thành “sân sau” của nhiều viên chức đảng viên CSVN có quyền có thế, Bitexco nhảy vào kinh doanh bất động sản, thủy điện và đang là chủ khá nhiều cao ốc ở khu vực trung tâm Sài Gòn.

- Quảng Cáo -

Theo Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright thì phải thận trọng trong việc giao cho ai và giao như thế nào. Bởi Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo, bởi địa danh này chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ. Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao, với những hệ sinh thái điển hình, cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Nơi đây còn gắn liền với những giá trị văn hóa – lịch sử hào hùng của dân tộc.

Điều này cho thấy vịnh Hạ Long là di sản chung của Việt Nam chứ không chỉ là di sản riêng của Quảng Ninh, do đó, việc cho khai thác, sử dụng di sản này không nên để chính quyền tỉnh Quảng Ninh quyết định.

Ngoài ra, một số người đã gửi suy nghĩ của họ đến một số diễn đàn điện tử, nhắc rằng, vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long không chỉ là điểm du lịch. Khu vực vừa đảo, vừa biển này có diện tích hàng ngàn cây số vuông và giữ vai trò hết sức quan trọng về mặt an ninh, quốc phòng, ai quản lý khu vực này sẽ quản lý luôn “cổng” để vào Việt Nam từ phía Bắc.

Trên thực tế, đây vốn đã và đang là điểm trung chuyển hàng buôn lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam, tổng trị giá lên tới vài chục tỉ Mỹ kim một năm. Lấy gì bảo đảm sau khi được nhượng quyền quản lý, khai thác vịnh Hạ Long, Bitexco sẽ không bán cổ phần cho các doanh nghiệp Trung Quốc khi trong thực tế, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã thường xuyên làm điều này tại Việt Nam.

 

Tập đoàn Điện lực Việt Nam tuyên bố miền Trung phải “chấp nhận” chung sống với lũ  

mua-lu1Không chỉ dân chúng mà đại diện chính quyền nhiều tỉnh miền Trung cũng tỏ ra hết sức giận dữ trước tuyên bố của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN): Miền Trung phải chấp nhận sống chung với lũ.

Việc phê duyệt, cho phép xây dựng hàng trăm công trình thủy điện ở Tây Nguyên và miền Trung Việt Nam đã tạo ra đại họa cho hàng chục triệu người ở hai khu vực này. Mùa khô thiếu nước trầm trọng vì các nhà máy thủy điện ở đầu nguồn trữ nước để chạy máy phát điện. Mùa mưa tạo lũ khắp nơi vì các nhà máy thủy điện xả nước để tránh vỡ đập chắn nước.

Tháng trước, chính quyền các tỉnh miền Trung liên tục yêu cầu Bộ Tài nguyên – Môi trường can thiệp, buộc các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn xả nước vì hàng chục ngàn héc ta ruộng vườn cháy khô, hàng chục triệu người thiếu nước ăn uống, sinh hoạt. Đáp lại, Bộ Tài nguyên – Môi trường ban hành quy trình liên quan tới quản lý nguồn nước trong khu vực Tây Nguyên và miền Trung, các nhà máy thủy điện vẫn có thể tích nước để chạy máy phát điện, nếu mực nước tại Trạm Thủy văn Ái Nghĩa từ 2.53 mét trở lên.

Cũng vì vậy, chính quyền các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng đã chỉ trích kịch liệt Bộ Tài nguyên – Môi trường. Ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Đà Nẵng, tuyên bố, Bộ Tài nguyên – Môi trường đã đặt lợi ích của thủy điện lên hàng đầu và bỏ qua lợi ích của hàng ngàn hàng vạn gia đình vùng hạ du. Mới đây, khi đến làm việc với tỉnh Phú Yên về quy hoạch, đầu tư, vận hành thủy điện trên hệ thống sông Ba, cùng với đại diện Bộ Công Thương, đại diện của EVN, tuyên bố, đừng kỳ vọng thủy điện sẽ cắt được lũ cho hạ du. Lũ sẽ còn tiếp diễn và “phải chấp nhận sống chung với lũ”.

Ông Biện Minh Tâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn Phú Yên gọi những tuyên bố vừa kể là “vô trách nhiệm”. Ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Đà Nẵng, lên án EVN đã lừa gạt cả chính quyền lẫn dân chúng. Khi lập dự án thủy điện họ luôn luôn nêu rằng công trình sẽ tham gia cắt lũ nên dự án được phê duyệt rất nhanh. Song khi thiết kế, thi công, họ chỉ chú ý sao cho có lợi nhất.

Năm ngoái, tỉnh Quảng Nam loan báo, riêng tại tỉnh này đã có 42 dự án thủy điện được phê duyệt, trong đó có 15 công trình đã hoàn tất và đang phát điện. Những công trình thủy điện này đã gây xáo trộn cuộc sống, sinh kế của 3,300 gia đình, Trong đó có 1,760 gia đình bị buộc phải di dời do ruộng vườn, nhà cửa nằm trong khu vực là lòng hồ thủy điện hoặc khu vực xây dựng các hạng mục khác của công trình thủy điện.

Riêng năm ngoái, tại miền Trung, những trận lũ do các công trình thủy điện đột ngột xả nước, không thèm thông báo làm 41 người chết, 5 người mất tích, 74 người bị thương, 410 ngôi nhà bị nước cuốn, 425,573 ngôi nhà bị ngập. Chưa kể thiệt hại do ruộng vườn mất trắng vì lũ.

 

Trung Quốc nạo vét luồng lạch ở đảo Duy Mộng, quần đảo Hoàng Sa

daoDuyMongTân Hoa Xã hôm 23/07 loan báo khoảng 1.7km thủy lộ đã được nạo vét khai thông chung quanh đảo Duy Mộng mà họ gọi là Jinqing dao (Tấn Khanh đảo), tên quốc tế là Drummond Island, vốn là những bãi san hô, có những luồng lạch nhỏ. Hành động này, theo giới phân tích thời sự, chứng tỏ Bắc Kinh gia tăng khẳng định chủ quyền tại khu vực tranh chấp với Việt Nam.

Từ Tháng Tư năm 2012, Cục Hải Dương Trung Quốc loan báo nhà cầm quyền Bắc Kinh chấp thuận kế hoạch xây dựng một bến tàu trên đảo Duy Mộng của nhà cầm quyền tỉnh Hải Nam. Bến tàu sẽ chiếm diện tích hơn 300 ha của diện tích mặt nước và được sử dụng để cung cấp vật tư và dịch vụ cho ngành du lịch và khai thác thủy sản. Theo bản tin của Tân Hoa Xã thì cả vùng bãi đá san hô ngầm quanh đảo Duy Mộng rộng tới 21 km vuông. Sau khi nạo vét làm luồng đi cho tàu, sắp tới sẽ xây dựng cầu tàu cho tàu chở du khách và bến cảng cho các loại tàu khác gồm cả tàu thu gom rác, tàu tiếp tế.

Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo với khoảng 30 đảo lớn nhỏ. Nhóm đảo phía Bắc gọi là nhóm An Vĩnh trong đó có đảo Phú Lâm đã bị Trung Quốc biến thành bản doanh của bộ chỉ huy quân sự Tam Sa Thị có cả phi trường, cầu cảng, xây dựng các cơ sở rất lớn. Nhóm đảo phía nam là nhóm Trăng Khuyết trong đó có đảo Duy Mộng.

Đảo Duy Mộng là một đảo san hô hình bầu dục, chu vi khoảng 2,300 m, diện tích khoảng 0.41 km² và cao khoảng 4 m. Trước đây, chỉ có một lạch nước nhỏ nên ghe đi theo cửa lạch đó có thể vào được sát bờ và tàu có thể thả neo cách đảo khoảng 200 m.

Đầu Tháng Năm vừa qua, Trung Quốc cho giàn khoan khổng lồ HD981 tới dò tìm dầu khí ở phía Nam quần đảo Hoàng Sa và sau đó đã rút đi. Giới chuyên viên quốc tế bình luận rằng việc Bắc Kinh rút giàn khoan không có nghĩa là họ chấm dứt các hành động khiêu khích, thách đố chủ quyền các nước khác, đặc biệt là Việt Nam và Philippinesn. Sẽ có thể còn những hành động tương tự hay nghiêm trọng hơn trong tương lại trên Biển Đông, hệ quả từ tham vọng bá quyền bành trướng của Bắc Kinh.

 

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here