Việt Nam mất 37 tỉ Mỹ kim vì thủ tục xuất nhập khẩu

- Quảng Cáo -

Việt Nam mất 37 tỉ Mỹ kim vì thủ tục xuất nhập khẩu

nhapkhauĐó là theo sự tính toán của ông Olin McGill, chuyên gia tư vấn về môi trường kinh doanh, người tham gia thiết kế bộ số liệu để Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) thực hiện “Doing Business.”

So với nhiều quốc gia khác, thời gian mất cho thủ tục nhập cảng của Việt Nam cao hơn các quốc gia khác đến 16 ngày. Do thủ tục rườm rà, trong xuất cảng, Việt Nam thất thu thương mại khoảng 17 tỉ Mỹ kim và trong xuất cảng, Việt Nam bị thất thu hơn 19 tỉ Mỹ kim. Tổng cộng thất thu thương mại trong xuất nhập cảng khoảng 37 tỉ Mỹ kim.

Trong tài liệu phân tích Kinh Doanh “Doing Business” mới nhất của WB, Việt Nam bị xếp thứ 99. Theo đó, tuy đã thực hiện “cải cách thủ tục hành chính” suốt hai thập niên nhưng năm nay tại Việt nam, muốn nộp thuế, doanh nghiệp mất đến 872 tiếng.

- Quảng Cáo -

Ðây là lý do khiến Việt Nam mời ông McGill đến thăm, chia sẻ phương pháp tính toán để lập “Doing Business” và cách giúp Việt Nam thăng hạng trong “Doing Business” của WB.

Theo tờ Tuổi Trẻ, ông McGill cho biết, sở dĩ thứ hạng của Việt Nam trong “Doing Business” thấp và thời gian mất cho việc nộp thuế tại Việt Nam quá nhiều vì Việt Nam yêu cầu doanh nghiệp cũng như cá nhân công dân khai/nộp thuế tới 32 lần/năm. Chưa kể mỗi năm, còn phải khai/nộp bảo hiểm xã hội tới 12 lần. Trung bình mỗi năm, doanh nghiệp mất 217 giờ để thực hiện các thủ tục về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ông McGill nhấn mạnh, trước khi tự động hóa, phải đơn giản hóa thủ tục. Nếu đã làm mà thủ tục vẫn chưa đơn giản thì đó là vì viên chức sống chủ yếu nhờ thủ tục. Ông McGill nói thêm, song song với việc tăng lương cho viên chức ngành thuế và hải quan gấp đôi so với viên chức các ngành khác, Việt Nam phải tăng giám sát viên chức. Nếu có sai phạm phải sa thải ngay mới giảm được tham nhũng.

 

Dịch bệnh gia tăng, các bệnh viên nhi hết chỗ

benh-vien-qua-taiTheo tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn thì số trẻ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp ở Sài Gòn tăng đột biến. Các bệnh viên nhi đồng không chỉ hết giường mà ngay cả hành lang cũng không còn chỗ cho bệnh nhi nằm, tình trạng vừa kể đã kéo dài trong vài ngày. Nhiều đứa trẻ tuy bị các bệnh về đường hô hấp nhưng do Khoa Hô hấp của Bệnh viện Nhi đồng 1 không còn chỗ nằm, dẫu cho số giường lên tới 300 giường, kể cả nằm trên sàn hay ngoài hành lang nên các bệnh viện nhi đồng ở Sài Gòn phải đưa chúng qua nằm ở những khoa khác, kể cả khoa truyền nhiễm.

Các bệnh liên quan đến đường hô hấp đang bùng phát ở Sài Gòn là viêm hô hấp dưới, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản… Giới bác sĩ nhận định, lý do khiến các bệnh về đường hô hấp bùng phát là do thay đổi thời tiết trở thành thuận lợi cho các virus gây bệnh về đường hô hấp phát triển trong khi cơ thể của trẻ không thích nghi kịp, sức đề kháng yếu.

Trong vài tháng gần đây, các loại dịch bệnh liên tục bùng phát ở Việt Nam, đặc biệt là ở trẻ em. Hồi đầu tháng này, Cục Y tế Dự phòng của Việt Nam khuyến cáo phụ huynh nên cho trẻ em dưới 15 tuổi chích ngừa viêm màng não mủ và viêm não Nhật Bản vì ngày càng nhiều các ca viêm não do các loại virus gây ra và đã có 5 ca tử vong. Dẫn đầu về số trẻ bị viêm não là Sài Gòn, kế đến là Hà Nội và Quảng Ngãi.

Nguyên nhân chính khiến số trẻ bị viêm não và viêm màng não tăng vọt là vì chúng không được chích ngừa vaccine 6 trong 1 để ngăn ngừa các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan siêu vi B và viêm màng não. Cho đến cuối tuần trước, vaccine ngừa viêm não vẫn thiếu trầm trọng. Ở Hà Nội, phụ huynh chen lấn, giành giật phiếu chích ngừa để con cháu của mình được chích ngừa. Tại Sài Gòn, Viện Pasteur, Trung tâm Y tế Dự phòng, các bệnh viện nhi đồng, các bệnh viện tư nhân đều không còn vaccine để chích ngừa cho trẻ.

Lý do chích dẫn tới tình trạng vaccine 6 trong 1, có tên thương mại là Infanrix Hexa trở thành khan hiếm là vì Bộ Y tế Việt Nam không dự đoán được tình hình dịch bệnh để chủ động dự trữ vaccine, đáp ứng nhu cầu chích ngừa của dân chúng và hạn chế dịch bệnh.

Trước khi dịch viêm viêm màng não mủ và viêm não Nhật Bản bùng phát, trong hai tháng 5 và 6, dịch sốt xuất huyết và dịch tay chân miệng đã bùng phát tại nhiều tỉnh ở miền Nam Việt Nam, sau khi dịch sởi lan rộng từ Bắc vào Nam và nguyên nhân chính cũng là do trẻ con không được chích ngừa đầy đủ.

 

Dự án 186 cầu treo vẫn nằm trên giấy vẽ

cautreoSau vụ sập cầu treo đáng tiếc xảy ra tại tỉnh Điện Biên làm 8 người chết và 36 người bị thương, Bộ Giao Thông Vận Tải Việt Nam đã có công điện khẩn về việc kiểm soát lại chất lượng công trình cầu treo trên phạm vi cả nước, dừng ngay việc sử dụng các cầu treo đã hết thời gian sử dụng hoặc xuống cấp nặng, đồng thời cấp bách việc xây dựng các cầu treo mới.

Trong một cuộc họp của Bộ Giao Thông Vận Tải với sự tham dự của báo giới diễn ra vào hồi cuối tháng 3 vừa qua tại Hà Nội, Bộ Trưởng Đinh La Thăng tuyên bố hùng hồn trong 9 tháng sẽ hoàn tất chương trình xây dựng xong 186 cầu treo, cho 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.

Thực tế là trong thời gian qua, một số cầu treo tuy đã được các đơn vị thi công tổ chức lễ động thổ ở Nam Hà, Nghệ An, Bắc Kạn, Yên Bái, nhưng việc khởi công này chỉ là hình thức, tức là chỉ nhằm mục đích…an dân và an quan. Các nhà đầu tư đến nay vẫn chưa làm được gì sau lễ khởi công.

Trong khi chỉ còn một thời gian ngắn nữa là hết 9 tháng theo tuyên bố của ông Bộ Trưởng, nguy cơ chương trình 186 cầu treo không hoàn thành đã hiện lên rõ nét.

Mùa mưa lũ đang đến gần, nhu cầu được đi lại an toàn của người dân nơi vùng dân tộc thiểu số là cấp thiết, nhưng sau 4 tháng đưa ra dự án, chủ đầu tư vẫn chưa xây được chiếc cầu nào. Cầu treo vẫn cứ …treo  !

Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra, vài  năm nữa thì dự án 186 cây cầu treo vẫn nằm trên giấy vẽ. Còn người dân cứ yên tâm mà lội suối, chui bao tải hay treo mình lơ lửng dưới những sợi dây cáp mỏng manh !

 

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here