CSVN bị tố giác giết tù nhân chính trị bằng HIV

- Quảng Cáo -

CSVN bị tố giác giết tù nhân chính trị bằng HIV

HATriCái chết của một cựu tù nhân chính trị do bị nhiễm HIV trong tù đang gây nên căm phẫn trong giới tranh đấu trong nước, với những bằng chứng ngày càng rõ nét về việc nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam dường như tìm cách ám hại các tù nhân chính trị bằng HIV.

Cựu tù nhân chính trị Huỳnh Anh Trí, 43 tuổi, vừa được trở về với gia đình cách đây 6 tháng, mới qua đời tại Sài Gòn hôm Thứ Bảy ngày 5 tháng 7 vì nhiễm HIV trong tù.

Ông Trí vốn là một người Việt hải ngoại sống ở Thái Lan. Năm 1999 ông và anh ruột là Huỳnh Anh Tú trở lại Việt Nam hoạt động chính trị và bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam.

- Quảng Cáo -

Ông Trí bị kết án 14 năm tù và mãn hạn tù cách đây 6 tháng. Theo Nguyễn Bắc Truyển, Tổng thư ký Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo, bạn tù của ông Trí, cho biết lúc vừa được trả tự do, sức khỏe của ông Trí vẫn bình thường. Đến tháng 3 năm nay thì sức khỏe của ông Trí suy sụp rất nhanh. Lúc đầu, mọi người nghĩ đó là hậu quả của chấn thương do bị đánh đập trong tù hồi tháng 6 năm ngoái.

Nhưng mới đây, kết quả xét nghiệm y khoa xác định ông bị nhiễm HIV và đã chuyển sang AIDS. Trước đây đã từng có nhiều tù nhân chính trị tố cáo nhà cầm quyền CSVN rắp tâm ám hại tù chính trị bằng cách giam họ chung với tù hình sự, buộc họ dùng chung dao cạo khi cắt tóc, cạo râu hoặc bị cùm chung với những tù hình sự đã nhiễm HIV.

Đã có khá nhiều tù nhân chính trị đang khỏe mạnh đột nhiên suy sụp với những triệu chứng tương tự như người bị nhiễm HIV, rồi qua đời trong tù.

Ông Nguyễn Bắc Truyển cho biết, ở Phân Trại 2 thuộc trại giam Z30 Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, đang có một người tù chính trị khác là ông Đỗ Quang Thái, cũng đang chờ chết vì bị nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS.

Cũng theo các nhà dân chủ thì tình trạng y tế tồi tệ là điều đáng báo động ở các trại giam hiện nay. Quyền được bảo đảm sức khoẻ dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào suy cho cùng chính là quyền làm người sơ đẳng nhất mà mọi chính quyền phải tôn trọng”.

 

Macau Đòi Bỏ Phiếu Dân Chủ Làm Trung Quốc Khốn Đốn

macau-democracy-4Sau Hồng Kông, chính quyền Bắc Kinh lại thêm một cơn đau đầu mới. Lần này đến lượt đặc khu Macau, kinh đô cờ bạc thế giới muốn noi gương Hồng Kông tổ chức một cuộc trưng cầu đòi cải cách dân chủ. Chưa khi nào làn sóng trăm hoa đòi dân chủ tại các vùng miền ở Trung Quốc lại dâng cao như hiện giờ.

Các nhóm hoạt động dân chủ tại Macau đang có kế hoạch tổ chức một cuộc trưng cầu chính thức về cải cách dân chủ, theo bước chân của Hồng Kông. Dù chính quyền trung ương Trung Quốc cho rằng cuộc bỏ phiếu này là bất hợp pháp nhưng điều đó không cản được quyết tâm của người Macau. Các nhóm tổ chức thăm dò ý kiến​​ là Lương tâm Macau, Thanh niên Macau cấp tiến và Xã hội Macau cởi mở. Họ đang có kế hoạch tổ chức trưng cầu dân ý từ 24 đến 30.8 với cả hai cách bình chọn trực tuyến và tại các trạm bỏ phiếu. Macau là đặc khu hành chính của Trung Quốc giống như Hồng Kông, theo “dự kiến” sẽ tái bầu lãnh đạo hiện nay là ông Fernando Chui trong một cuộc “bỏ phiếu” được Bắc Kinh công nhận vào ngày 31.8.

Quy chế bầu lãnh đạo Macau buộc ứng cử viên phải thông qua một hội đồng 400 người, gồm toàn thành viên thân Bắc Kinh trước khi đưa ra cho người dân bỏ phiếu. Tại Hồng Kông có một ủy ban tương tự với hội đồng 1.200 người thân Bắc Kinh khiến cho việc bỏ phiếu của người dân mất ý nghĩa.

Không giống như Hồng Kông, nơi các lời kêu gọi cho dân chủ đã tăng mạnh trong những năm gần đây, Macau đã hầu như ít quan tâm đến chính trị. Nhưng trong năm vừa qua, người dân Macau càng trở nên bất bình với sự kiểm soát của Bắc Kinh. Đã có hơn 20.000 người xuống đường trong tháng 5 để phản đối chính quyền Trung Quốc. Macau là nơi duy nhất ở Trung Quốc mà người dân có thể đánh bạc trong sòng bạc. Là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới nhưng Macau hoàn toàn phụ thuộc vào ngành công nghiệp cờ bạc, với 35 sòng bạc lớn trên lãnh thổ, mang về tổng thu nhập 45 tỉ USD vào năm ngoái 2013.

 

Trung Quốc vẫn tiến hành hoạt động làm đảo nổi ở Trường Sa 

da gac maVào cuối tuần qua với bài viết và phân tích của tạp chí thông tin quốc phòng nổi tiếng thế giới ở Anh quốc, Jane’s Defense Weekly, cho biết có dấu hiệu Trung Quốc dùng việc hút cát tại một bãi đá ngầm để thí nghiệm cho các hoạt động hút cát làm đảo nổi tại các bãi đá ngầm khác tại Trường Sa. Các bãi đá ngầm được tiến hành hút cát để làm đảo nhân tạo là Gạc Ma, Đá Châu Viên, Đá Ga Ven và Đá Lạc …

Các dữ kiện của AISLive cho thấy tàu nạo hút Ting Jing Hao đậu ở các bãi đá ngầm vừa kể thời gian lâu hơn là tại Đá Chữ Thập. Hình ảnh vệ tinh cung cấp chứng tỏ các đảo nhân tạo đang lộ dần ở bãi Đá Gạc Ma.

Theo nhận định của ông Geoffrey Till, giáo sư tại đại học King’s College London, trong cuộc hội thảo ngày 2/7/2014 ở Luân Đôn, ông cho rằng các trò Bắc Kinh đang làm ở Trường Sa là làm cho các nước tranh chấp hoang mang về tầm vóc chủ quyền của họ. Họ biến một số bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo nhưng lại không tuyên bố gì cả, và cũng không thanh minh gì.

Theo Jane’s, các nhà phân tích (bên ngoài Trung Quốc) đều cho rằng Bắc Kinh đang cố gắng tạo ra “sự kiện trên mặt đất” hầu khẳng định sự kiểm soát chặt chẽ hơn khu vực này ở Biển Đông. Không một bãi đá ngầm nào mà Trung Quốc chiếm giữ ở Trường Sa có phi trường, hay ít nhất có đảo nổi thiên nhiên như các nước khác.

Biến các bãi đá ngầm thành đảo nổi, họ có vị thế mạnh hơn cho cái 9 hay 10 vạch “Lưỡi Bò” mà bản đồ Trung Quốc đứng mới đưa ra bao gồm gần hết Biển Đông. Tuy nhiên, rất có thể Trung Quốc sẽ sử dụng lực lượng bán quân sự (lực lượng đông đảo Hải Cảnh, Hải Giám, Kiểm Ngư v.v…) để kiểm soát khu vực Trường Sa như họ đã từng làm khi ngăn cản tàu tuần, tàu đánh cá của Phi ở khu vực Scarborough Shoal hồi năm 2012.

Cũng theo Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc sẽ xây dựng các cơ sở quân sự, bao gồm một căn cứ không quân và một cảng hải quân, một khu nhà nghỉ, tòa nhà văn phòng, nhà thi đấu thể thao và một nông trại trên hòn đảo nhân tạo này. Tờ báo này cho biết thêm đảo nhân tạo giúp các tàu chiến Trung Quốc phản ứng nhanh nếu có xung đột trong khu vực.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here