Từ sự kiện giàn khoan của Trung Quốc ngang nhiên chễm chệ trong lãnh hải Việt Nam khiến cho những chuyện vốn trước kia được coi là bí mật, là nhạy cảm, nay bỗng “hai anh em” đem ra phơi bày trước bàn dân thiên hạ. Từ đó, một trong những đề tài cần gấp rút đưa vào đời sống đó là làm sao để “thoát Trung” đã được các học giả đem ra bàn bạc. Bài viết này xin “ăn theo chủ đề thoát Trung”, xin mạn phép bàn đến một hiện trạng của xã hội Việt Nam, đó là làm sao để “thoát sợ”.
Nỗi sợ hôm qua…
Kể từ khi Việt Minh tiến hành “cướp chính quyền” và thành lập nước VNDCCH ngày 02.9.1945. Từ đó đến nay, ngoài việc phát động chiến tranh xâm chiếm miền Nam đã gây bao nỗi kinh hoàng và tổn thất lớn lao cho nhân dân cả hai miền Nam Bắc, chính quyền CSVN còn thực hiện chính sách “công an trị” hà khắc, bóp nghẹt tiếng nói phản biện, cách ly, trù dập, bức hại những trí thức, những người cộng sản có tư tưởng cấp tiến… tạo ra nỗi sợ hãi bao trùm lên toàn xã hội.
Trước khi đi vào chi tiết về “nỗi sợ” của một người dân mà hàng ngày phải đối phó, xin lược sơ qua về những vụ “đáng sợ” nổi cộm nhất mà CSVN đã trút lên đầu người dân trong những thập kỷ qua.
– Cải cách ruộng đất 1953 – 1956: Cuộc cải cách và đấu tố này đã gây ra không khí căng thẳng và chia rẽ bao trùm lên nông thôn miền Bắc vào thời điểm đó.
– Vi phạm trắng trợn Hiệp định Geneva 1954: Ngăn chặn, bắt bớ, đánh đập người dân miền Bắc di cư vào miền Nam để trốn chạy cộng sản.
– Phong trào Nhân văn giai phẩm 1955 – 1958: Dập tắt, bắt bớ, bỏ tù những người tham gia phong trào – tiếng nói phản biện của giới văn nghệ sĩ, trí thức thời đó.
– Di tản và vượt biên: Cuộc Di Tản tháng tư năm 1975 và vượt biên sau đó đã có nhiều cảnh đẫm máu và nước mắt. Sự kiện này là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với nhân loại về “Thiên Đường Cộng Sản”.
– Học tập cải tạo: Chế độ tù cải tạo vào những thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước đã đưa đến sự tàn phá tinh thần và thể xác cho nhiều quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa cho đến mãi tận ngày hôm nay.
– Đánh đổ tư sản: Trong khoảng năm 1977, chính quyền CSVN phát động cuộc tố cáo và truy nã các thành phần tư sản mại bản tại Sài gòn và các tỉnh miền Nam – phần lớn là các thương gia người Việt gốc Hoa.
– Nền kinh tế tập trung: Năm 1976, bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980). Kế hoạch này có nhiều điểm duy ý chí nên phần lớn chỉ tiêu đề ra đều không đạt. Sản xuất đình trệ, hậu quả là tình trạng thiếu lương thực diễn ra gay gắt, ngân sách thiếu hụt lớn. Nhà nước thiếu vốn đầu tư cho nền kinh tế, nhiều công trình phải bỏ dở, hàng tiêu dùng thiết yếu thiếu trầm trọng, nhân dân cả hai miền Nam Bắc đói khổ, lầm than.
… Và nỗi sợ hôm nay
Ngày nay với chính sách cai trị theo kiểu “sai đâu sửa đó” và vô trách nhiệm của bộ máy chính quyền CSVN đã để lại những hậu quả khôn lường mà chỉ có người dân là lãnh đủ. Trong thời gian qua, ngành y tế đã gây ra biết bao nỗi sợ cho người dân, để rồi người đứng đầu ngành chỉ biết loanh quanh với mấy câu phủi tay trước công luận. Thực phẩm tươi sống tràn lan vô kiểm soát trên thị trường cũng góp phần gây nên nỗi sợ cho người tiêu dùng mà điểm đến của nỗi sợ này là những di chứng ung thư, những cái chết bất ngờ. Ra đường lưu thông xe cộ cũng là nỗi sợ cho bất kỳ ai bởi luật lệ giao thông xứ ta nó “khác” với xứ người. Có những chiếc xe quá tải quá trọng vẫn cứ lao vù vù bất kể tính mạng của người đi đường mà vẫn qua mặt các chốt CSGT, ngược lại cho dù bạn chỉ phạm một lỗi nhẹ nào đó, bao phiền toái sẽ đến với bạn. Đó là những nỗi sợ hiện hữu trước mắt mọi người. Ngoài ra giá cả biến động, đồng tiền mất giá, đạo đức xuống cấp, “côn đồ” luật pháp v.v… gây bao nỗi sợ cho xã hội.
Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh họ cũng phải nếm trải bao nhiêu là nỗi sợ do chính sách bất công. Vì thế cho dù những tập đoàn lớn của nhà nước có thâm thủng, thất thoát hàng bao nhiêu ngàn tỉ đồng thì vẫn cứ tồn tại, vẫn cứ tái cơ cấu để cho nó sống lại, để cho nó tiếp tục gây bao nỗi sợ cho ngân sách nhà nước. Ngược lại những doanh nghiệp vốn tư nhân khi mất cân đối họ chỉ còn biết tuyên bố phá sản. Điều này không chỉ là nỗi sợ cho doanh nghiệp mà còn là nỗi sợ cho sự phát triển kinh tế đất nước.
Bàn về chính trị cũng là một nỗi sợ cho bất cứ ai. Chúng ta có thể thấy trong các quán nhậu, quán cà phê, cũng sôi nổi bàn về nhân sự này, hiện tượng kia liên quan đến cách điều hành của bộ máy nhà nước, song họ chỉ nói vừa đủ nghe với nhau, nhưng khi thấy có bóng dáng công an hay công chức nào đó thì họ ngưng bàn. Điều này cho thấy người dân không phải là họ không quan tâm chính trị, không quan tâm đến hiện tình đất nước, mà họ bị ám ảnh bởi chính sách bịt miệng và nhồi sọ của chính quyền CSVN. Cũng tương tự như vậy, hình ảnh, đề tài chính trị mà đưa lên facebook thì nhận được sự im lặng của mọi người hơn là những chủ đề khác. Hình như người ta tuy quan tâm, nhưng chọn giải pháp im lặng để tìm sự an toàn hơn, đó là một nỗi sợ vô hình.
Trên đây là nỗi sợ về phía người dân. Còn chính quyền CSVN họ có nỗi sợ nào không ? Có đấy, nỗi sợ của họ cũng không ít và cũng rất kỳ lạ!
Ngoài sợ tiếng nói phản biện, sợ dân chúng biểu tình… một điều lạ là CS trên thế giới này nói chung và CSVN nói riêng lại sợ cái mà người ta trân trọng nó, đó là sự thật ! Chúng ta còn nhớ cựu TBT Liên Xô Gorbachyov, ông ta đã huỵch toẹt sau bao năm nằm trong “chiếc chăn” cộng sản: “Cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá!”. Quả đúng như vậy, một tên hay lấp liếm khi đối diện với sự thật, hắn ta chỉ có nói… ngọng!
Mới đây hầu hết trên các báo chính thống của VN đều đăng tải sự kiện Thiên An Môn nhân kỷ niệm 25 năm, nhưng sau đó đều bị gỡ xuống. Việc làm này nói lên điều gì? Đó là “nỗi sợ về ý thức hệ” của đảng CSVN, cũng có khi nỗi sợ đó xuất phát từ sự “nổi khùng” từ đàn anh phương bắc.
Báo chí trong nước thường đề cập đến cụm từ “vấn đề nhạy cảm” để ám chỉ những “vùng cấm”, là nỗi sợ của đảng CSVN. Thực ra đây là những sự thật ảnh hưởng đến uy tín của đảng. Như đã nói vì cộng sản rất sợ sự thật nên một khi những sự thật có chiều hướng bất lợi cho đảng, bất lợi cho một nhóm, một cá nhân, một tổ chức nào đó trong hệ thống chính quyền, những sự thật đó đều được ém nhẹm và “xào nấu” theo sự chỉ đạo từ trên hòng che đậy sự thật xấu xa đó.
Ngày nào toàn đảng, toàn dân, toàn quân Việt Nam còn ám ảnh bởi nỗi sợ bao trùm thì ngày ấy khi bàn đến chủ đề “thoát Trung” thì cũng đừng bỏ qua đề tài “thoát sợ”.
Tóm lại, chính quyền CSVN đã tạo ra nỗi sợ cho chính họ và cho toàn xã hội Việt Nam bởi chính sách cai trị độc tài bế tắc. Để thoát ra khỏi những nỗi sợ này, CSVN chỉ còn cách khai tử chế độ độc đảng hiện tại và mạnh dạn lật qua trang sử mới – trang sử của một đất nước Việt Nam phát triển toàn diện với chính sách đa nguyên, đa đảng, công bằng xã hội và bầu cử tự do!
Lam sao de thoat Trung , ,do la cau hoi ma moi nguoi dan VN da biet . Chi co the xao bo DCS thi moi co the thoat Trung , do la van de toi quan tron ma nguoi dan can phai triet de quan tam sau sac . Truoc mat duoi su cam quyen cua CSVN do la “Hen voi giac ac voi dan” chinh vi diem nay do cung la ngay tan cua chung , noi uat han cua nguoi dan can duoc nung nong thi ngay tan cua CS se ko con bao lau nua. VN que huong toi se co ngay hoang vinh .
Vị độc giả tên Thịnh dã viết: “Làm sao để thoát Trung, đó là câu hỏi mà mọi người dân đã biết. Chỉ có thể xóa bỏ Đảng CSVN thì mới có thể thoát Trung. Đó là vấn đề tối quan trọng mà người dân cần phải triệt để quan tâm sâu sắc…”
Rất đồng ý với bạn, nhưng xin hỏi thêm: “Làm sao để xóa bỏ đảng CSVN khi mà các vị lãnh đạo cứ khư khư bám lấy cái ghế uy quyền để mong liếm láp thêm chút nào hay chút nấy những giòng máu đào của dân VN đã đổ?”
Phương pháp Cao Tiệm Ly và Kinh Kha đã dùng có ích lợi gì trong hoàn cảnh này chăng? Rất mong được nghe cao kiến.