Tòa quốc tế đòi Bắc Kinh đưa bằng chứng về đòi hỏi chủ quyền Biển Đông

- Quảng Cáo -

 

Tòa quốc tế đòi Bắc Kinh đưa bằng chứng về đòi hỏi chủ quyền Biển Đông

La HayeTrong thông cáo được công bố ngày 3/06, tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc, có trụ sở tại La Haye, Hà Lan, đã đề nghị, từ nay đến 15/12/2014 tức trong vòng 6 tháng, phía Trung Quốc cung cấp các luận cứ và bằng chứng để biện hộ cho các đòi hỏi về chủ quyền ở Biển Đông, cho dù Bắc Kinh đã từ chối tham gia vụ kiện mà Manila đã khởi xướng từ năm ngoái.

Xin nhắc lại, năm ngoái, chính phủ Philippines đã đệ đơn, đề nghị tòa án Liên Hiệp Quốc xem xét tính pháp lý của các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc dựa trên bản đồ đường chín đoạn ở Biển Đông – mà Việt Nam thường gọi là bản đồ hình lưỡi bò do Bắc Kinh đưa ra. Theo bản đồ này, gần như toàn bộ diện tích Biển Đông thuộc về Trung Quốc.

- Quảng Cáo -

Sau khi chính thức đệ đơn kiện Trung Quốc, ngày 30/03/2014 vừa qua, Philippines đã hoàn tất hồ sơ, cung cấp luận cứ và bằng chứng, phản bác các đòi hỏi về chủ quyền, lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông.

Hôm 3/06 các quan chức Philippines, lại một lần nữa, kêu gọi Trung Quốc tham gia vụ kiện để có được một giải pháp hòa bình và bền vững cho các tranh chấp lãnh thổ.

Trong thông cáo hôm 3/06 của tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc cũng cho biết, vào tháng trước, chính phủ Trung Quốc đã gửi thông báo nhắc lại rằng Bắc Kinh « không chấp nhận vụ kiện lên tòa án trọng tài do Philippines khởi xướng », nhưng theo các thẩm phán của tòa án trọng tài, thì thông báo nói trên không liên quan gì đến việc Trung Quốc chấp nhận hoặc tham gia thủ tục kiện.

Mặt khác, tòa án trọng tài cũng nêu khả năng tiếp tục nghe phía Philippines trình bày luận cứ của mình, cho dù Trung Quốc không tham gia và xác định các bước tiếp theo, sau khi tham khảo ý kiến các bên liên quan.

Từ đầu tháng Năm, Trung Quốc đã đưa giàn khoan dầu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, làm cho tình hình ở Biển Đông căng thẳng.

 

Nhân quyền rất quan trọng trong quan hệ Mỹ – Việt

nhanquyen vnTrong cuộc phỏng vấn của đài VOA hôm 2-6-2014, ông Tom Malinowski, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa kỳ về Dân chủ-Nhân quyền-Lao động, trưởng phái đoàn Mỹ tham gia đối thoại nhân quyền với Việt Nam giữa tháng 5 năm nay, nói nhân quyền là một phần hết sức quan trọng trong mối quan hệ Việt-Mỹ hiện nay giữa căng thẳng Biển Đông, chính sách tái cân bằng của Washington ở Châu Á, và các cuộc thương lượng Hiệp định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP, và khẳng định quan hệ quân sự và thương mại Việt-Mỹ sẽ tiến sâu hơn nữa khi Hà Nội cải thiện nhân quyền.

Được biết Ngoại trưởng John Kerry tham gia cuộc đối thoại năm nay và ông đã nêu lên với phái đoàn Việt Nam rằng cho phép người dân thực thi quyền tự do bày tỏ ý kiến hay tự do hội họp là lợi ích của Việt Nam. Giống như một bình nước sôi, sẽ tốt hơn nhiều nếu ta mở nắp để hơi nóng thoát ra thay vì cố gắng đậy lại để rốt cuộc dẫn tới một sự bùng nổ lớn hơn.

Phái đoàn Hoà Kỳ cũng đã nêu lên nhu cầu cần phải cải cách pháp lý ở Việt Nam để bảo đảm rằng Bộ Luật Hình sự Việt Nam phù hợp với Hiến pháp Việt Nam và phù hợp với cam kết của Hà Nội với luật quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực tự do ngôn luận, tự do hội họp.

Ông Malinowski còn cho biết về lâu dài, mục đích của phía Hoa Kỳ đang hướng tới là làm sao phải bảo đảm luật nội địa phù hợp với luật quốc tế, tuân thủ những luật lệ tôn trọng quyền của bất kỳ ai ở bất cứ nước nào đều phải được tự do bày tỏ quan điểm, tự do biểu tình ôn hòa, tự do tham gia vào các quyết định chính trị của nước đó mà không sợ bị bắt hay bị đàn áp.

Ông nói, Hoa Kỳ cổ xúy xã hội dân sự và nhân quyền thông qua sự hỗ trợ trực tiếp đối với các tổ chức bảo vệ nhân quyền ở các nước sở tại trên khắp thế giới, kể cả ở Châu Á, Việt Nam, và hàng chục nước khác. Đây là một phần trong phương thức hỗ trợ nhân quyền của Mỹ. Sự thay đổi không đến từ bên ngoài mà chỉ có thể xuất phát từ chính bên trong quốc gia đó, thông qua công việc của những người hoạt động ôn hòa, những người dân tại Việt Nam yêu nước và quan tâm đến hiện tình đất nước.

Ông nói thêm, nếu chúng tôi có thể giúp, hay có thể là đối tác với các nỗ lực đó, cho dù ở Việt Nam hay ở bất kỳ một nước nào khác trên thế giới, thì đó là điều chúng tôi rất muốn làm.

 

Dịch tay-chân-miệng bùng phát, mỗi tuần có 2 ngàn trẻ mắc bệnh

tay_chan_mieng_1Tin từ báo chí trong nước thì từ đầu năm 2014 đến nay, đã có hơn 24,700 người cư ngụ tại 62 tỉnh thành ở Việt Nam mắc bệnh tay-chân-miệng. Có hai người trong số này đã qua đời trên giường bệnh.

Theo phúc trình của Cục Y Tế Dự Phòng Việt Nam cho biết, chỉ riêng tuần lễ qua, số bệnh nhân tay-chân-miệng lại tăng trung bình gần 2% so với cùng kỳ của năm 2013, và tăng 4% so với tuần lễ trước. Dịch bệnh tay-chân-miệng đang bùng phát tại các tỉnh : Lâm Ðồng, Cà Mau, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Bình Phước, Nam Ðịnh, Phú Thọ, Hà Nội…Còn tại một số địa phương khác như Bà Rịa-Vũng Tàu, Sóc Trăng, Khánh Hòa, Bình Dương, Bạc Liêu, Kon Tum và Sài Gòn, số bệnh nhân tay-chân-miệng tiếp tục tăng vọt. Trong số gần 24,700 người bệnh tay-chân-miệng, có 70% là cư dân các tỉnh miền Nam. Riêng vùng cao nguyên Trung phần, số bệnh nhân tay-chân-miệng tăng 0.8%.

Cũng theo phúc trình trên, thế giới hiện chưa có thuốc điều trị, cũng chưa có vaccine ngừa bệnh tay-chân-miệng. Gia đình các bệnh nhân được khuyến cáo nên giữ vệ sinh cá nhân để tránh lây lan trong cộng đồng. Riêng các trẻ mắc bệnh này cần được săn sóc cẩn thận, chu đáo như cho uống nhiều nước, cho uống thuốc giảm sốt, giảm đau, chữa trị các vết lở loét và ngăn ngừa biến chứng.

Triệu chứng của bệnh là sốt, đau họng, bị tổn thương vùng niêm mạc miệng và bị phồng rộp nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, ở đầu gối, mông… giống như vết phỏng.

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, số ca nhiễm bệnh tay-chân-miệng ở Việt Nam chỉ thua Trung Quốc (700,000 trường hợp) thời gian gần đây. Các quốc gia trong vùng gồm Macao có 1,300 ca; Singapore: 7,000 ca,…

 

Trung Cộng gia tăng đàn áp và ngăn cấm kỷ niệm 25 năm Thiên An Môn

Thiên An Môn-the tank man 2-2 túiCuộc thảm sát những người biểu tình ôn hòa đòi hỏi tự do ngôn luận, tự do báo chí và tái lập quyền kiểm soát của công nhân đối với ngành kinh doanh tại Thiên An Môn diễn ra vào khuya 3 tháng 6 rạng sáng 4 tháng 6/1989 tính đến nay được đúng 25 năm.

Vì tình trạng bưng bít thông tin ở Trung Cộng vẫn còn thắt chặt nên vẫn chưa có con chính xác về số người bị tàn sát trong cuộc đàn áp Thiên An Môn. Trong khi đó theo thống kê của thế giới đưa ra con số hơn 2.500 người chết và hơn 7.000 người bị thương và số người có mặt trong cuộc biểu tình này leên tới 1 triệu.

Kể từ ngày đó đến nay, nhà nước Trung Cộng đã áp dụng đủ mọi phương pháp và phương tiện để ngăn chặn người dân nhắc tới biến cố tang thương này. Một số người thực hiện chương trình tưởng niệm, kể cả các phóng viên nước ngoài đã bị bắt giữ trong số đó có nghệ sĩ Australia sinh tại Trung Quốc là Quách Kiện.

Nhà nước Trung Cộng coi cuộc biểu tình là một cuộc bạo loạn phản cách mạng.

Ngược lại, tại Hồng Kông, hàng trăm người đã tuần hành hôm Chủ Nhật và hàng ngàn người dự kiến tham gia cuộc tụ họp tưởng nhớ các nạn nhân vụ Thiên An Môn vào thứ Tư 4/06. Thủ đô Đài Bắc ở Đài Loan cũng tổ chức tưởng niệm.

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here