Hoa Kỳ, Nhật Bản lên án Trung Quốc ngang ngược đâm tàu cá Việt Nam
Hôm 27-5 Nhật Bản đã hối thúc Bắc Kinh kiềm chế trước tình hình căng thẳng trên Biển Đông, sau khi xuất hiện thông tin tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Việt Nam tại vùng biển này hôm 26-5. “Đó là hành động cực kỳ nguy hiểm có thể đe dọa mạng sống của người dân” – Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nhấn mạnh trong cuộc họp báo ở thủ đô Tokyo – “ Quan trọng là hai bên phải kiềm chế các hành động đơn phương và xử lý các vấn đề một cách bình tĩnh, tuân thủ luật pháp quốc tế”. Cũng vào ngày 27/05 phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bà Jen Psaki cũng bày tỏ quan ngại trước “những hành động nguy hiểm và sự khiêu khích của các tàu Trung Quốc đang hoạt động trong khu vực tranh chấp. Vụ việc này xảy ra cách giàn khoan nhiều dặm. Đó là hành vi nguy hiểm không thể chấp nhận được, gây thiệt hại lớn về tài sản và tính mạng.” Theo nguồn tin mới nhất của Cục Kiểm ngư Việt Nam chiều ngày 27 tháng 5, 2014 cho hay, giàn khoan Hải Dương 981 đã di chuyển dần theo hướng đông – đông bắc, đến một vị trí mới cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam khoảng 25 hải lý. Phúc trình của Cục Kiểm ngư Cộng sản Việt Nam nói rằng, tàu chiến Trung Quốc đã chĩa súng vào các tàu kiểm ngư Việt Nam. Họ còn cho hàng chục tàu đánh cá của Trung Quốc dàn thành hàng để ép và đẩy tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ra xa khỏi giàn khoan. Số thiệt hại vật chất mà ngư dân Việt Nam gánh chịu, theo công hàm này ước tính khoảng 890 triệu đồng Việt Nam, tương đương 44,500 Mỹ Kim. Báo chí thế giới trong những ngày qua đã đồng loạt đăng tin về hành động ngang ngược nói trên của Trung Quốc. Tuy nhiên, hãng thông tấn Tân Hoa của Trung Quốc lại trắng trợn đưa tin cho rằng một tàu cá Việt Nam bị lật ở biển Đông vào hôm 26-5 sau khi “quấy rối và đâm vào” một tàu cá Trung Quốc. Mặc khác Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc hôm 25-5 đưa tin Trung Quốc đang nghiên cứu xây dựng một hòn đảo nhân tạo gần bãi đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép từ năm 1988. Theo đó, các cơ sở quân sự, trong đó có một căn cứ không quân và một cảng hải quân, sẽ được xây dựng trên đảo với mục đích tăng cường khả năng phản ứng nhanh của các tàu chiến và các tàu an ninh biển Trung Quốc trong trường hợp xảy ra sự cố trong khu vực.
Người dân Việt Nam lại mắc mưu thương lái Trung Quốc với chiêu 3T
Cách đây không lâu, người dân xã Long Môn – huyện Minh Long, Quảng Ngãi lao vào rừng tìm chặt những cây trâm cổ thụ để bán cho thương lái chở sang Trung Quốc tiêu thụ. Được biết, một cây trâm mua tại rừng, rẫy của dân với giá chưa tới 500 ngàn đồng. Sau khi khai thác vận chuyển ra đường quốc lộ đã có giá trên 40 triệu đồng/cây. Thấy giá có vẻ hấp dẫn, bà con người dân tộc thiểu số tại các huyện này lao vào chặt những cây trâm cổ thụ, có tuổi thọ dễ đến trăm năm. Gần đây, tại huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai, thương lái Trung Quốc, kèm theo phiên dịch, cũng đã lùng sục khắp hang cùng ngõ hẻm của huyện miền núi này để mua gốc, rễ tiêu tươi. Đòn hiểm này được che đậy bởi mức giá khá hấp dẫn. Thế là người dân đổ xô vào nhổ tiêu để bán cả gốc lẫn rễ, thậm chí, nhiều chủ vườn tiêu bị mất trộm không phải hạt tiêu mà là gốc tiêu. Tương tự như trâm và tiêu, một tháng qua, người dân vùng Vạn Ninh và Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa lao vào triệt hạ cây trắc dây để bán cho thương lái Trung Quốc. Ngư dân đánh bắt ven bờ của hai địa phương này chuyển nghề, từ đánh cá sang khai thác trắc dây tại các đảo hoang. Với giá 10,000-12,000đ/kg, mỗi ngày một ngư phủ cũng kiếm được 1 tạ gỗ trắc dây, tức 1-1,2 triệu đồng, hơn cả giăng lưới bắt cá. Lực lượng kiểm lâm đã bắt nhiều thuyền chở trắc dây, số lượng hàng chục tấn. Trắc cũng là cây mọc hoang trên các đảo, cũng giống như cây trâm, nó góp phần giữ nước. Phải mất hàng chục, thậm chí hàng trăm năm mới có được cây trắc cho bóng mát, giờ chỉ cần một nhát rựa là xong! Thế nhưng, khi đã gom đủ hàng thì người mua biến mất, trắc dây bằng cổ tay giờ chỉ để làm củi, vả người dân Việt Nam là người phải chịu lỗ ! Theo dư luận đây là một âm mưu mới của thương lái Trung Quốc, khiến cho đời sống của người dân vốn đã nghèo nay còn lao đao hơn, trong khi nhà cầm quyền địa phương vẫn không có biện pháp nào để ngăn chặn các thương lái Trung Quốc.
Sài Gòn có 600 cơ sở y tế hoạt động ‘chui’
Theo bản phúc trình mới đây của thanh tra Sở Y Tế thì tại Sài Gòn có đến 600 cơ sở y tế đang hoạt động “chui.” Có nghĩa là các loại hoạt động khám, chữa bệnh không có giấy phép, nhất là tình trạng hành nghề của người không có chứng chỉ, xảy ra thường xuyên trong lĩnh vực y, dược. Chánh thanh tra Sở Y Tế cho biết, trong khi kiểm soát 2,300 cơ sở hành nghề y tại các quận-huyện ở Sài Gòn, thì có đến 28% cơ sở không có giấy phép mà vẫn “đường hoàng hoạt động.” Tại các cơ sở này, nhiều người công nhiên khám bệnh, kê toa cho bệnh nhân, nhưng không xuất trình được chứng chỉ hành nghề. Đặc biết tình trạng trên xảy ra thường xuyên ở các phòng khám bệnh có sự hiện diện của “thầy thuốc” Trung Quốc. Họ hành nghề một cách tự nhiên, thoải mái khi không có bằng cấp trong tay. Nhiều cơ sở hoạt động “chui” với các “thầy thuốc” không có giấy chứng nhận tốt nghiệp trường y thuộc lĩnh vực giải phẫu, tạo hình thẩm mỹ. Còn trong lĩnh vực dược khoa, sai phạm phần lớn bị phát giác là người đứng tên trong giấy phép kinh doanh tiệm thuốc tây không có mặt ở tiệm và tiệm cũng không ghi danh chức năng bán thuốc. Ðiều này cho thấy, rất nhiều dược sĩ cho thuê bằng để lấy tiền, và người giàu có thì bỏ tiền ra mở nhà thuốc, rồi thuê bằng cấp của người khác để kinh doanh. Theo dư luận thì, công tác kiểm soát theo chức năng của Sở Y tế Sài Gòn có vẻ như không theo kịp thực tế. Không đủ người theo dõi, không áp dụng các biện pháp trừng trị đủ sức răn đe khiến tổ chức thanh tra của Sở Y Tế hoạt động theo kiểu “bắt cóc bỏ dĩa”: đóng cửa cơ sở “lậu” này thì lập tức cơ sở “chui” khác mọc lên.
Hàng trăm doanh nghiệp vàng có nguy cơ đóng cửa
Theo quy định tại Thông tư 22, vàng trang sức, mỹ nghệ phải phù hợp và đúng với tiêu chuẩn về chất lượng và đo lường. Sản phẩm phải có đóng mã ký hiệu, hàm lượng vàng trên từng sản phẩm mới được lưu thông trên thị trường. Thông tư 22/2013 của Bộ Khoa Học &Công Nghệ về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức mỹ nghệ chính thức có hiệu lực vào ngày 1/6 tới đây, phải phù hợp và đúng với tiêu chuẩn về chất lượng và đo lường. Sản phẩm phải có đóng mã ký hiệu, hàm lượng vàng trên từng sản phẩm mới được lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên tại thị trường TP.SG thì hơn 3.000 doanh nghiệp kinh doanh vàng nữ trang trên địa bàn thành phố đang lúng túng trước thông tư này. Áp dụng theo thông tư thì thua lỗ, còn không áp dụng thì sẽ bị xử phạt. Giải pháp hiện tại cho ngành kinh doanh vàng nữ trang đang bế tắc. Được biết doanh nghiệp kinh doanh vàng Kim Sơn vẫn chưa có giải pháp nào với gần 1.000 sản phẩm nữ trang cũ đang tồn đọng, vì nếu thì hành theo pháp luật thì phải đem hết số vàng này đi nấu lại thì doanh nghiệp chỉ có dẹp tiệm ! Hiện nay tình trạng chung của hầu hết các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh vàng nữ trang đang lúng túng, không biết phải xử lý thế nào với hàng triệu sản phẩm nữ trang tồn kho không đúng tuổi. Không dám sản xuất mới, cũng không dám đưa số hàng cũ đi phân kim nấu lại vì sẽ thua lỗ. Theo Hội kim hoàn mỹ nghệ TP.SG, mọi hoạt động sản xuất gia công vàng nữ trang bị ngưng trệ gần 1 năm nay để chờ đợi động thái của Bộ KH&CN trong ngày 1/6 sắp tới.
Thuong lai trung quoc loi dung co moi de hai dan ta thi nhung nguoi nao ma nghe duoc biet nguoi lap tuc phai bao cao cho nhung nguoi cotrach nhiemo xa de ho thong bao kip thoi tren truyen hinh cho moi nguoi dan biet tai thoi diem ma moi nguoi ngoi xem tin tuc nong bong hang ngay bang thuyen thong tren ti vi de cho moi nguoi dan tranh duoc nhung thiet hai ca ve tien cua va cong suc bat duoc nhung ke bip bop hay canh caova bo tu phat cho thich dang voi am muu cau loi cua ho