Cựu bộ trưởng Trương Đình Tuyển khuyến cáo nên thừa nhận ‘xã hội dân sự’

- Quảng Cáo -

Cựu bộ trưởng Trương Đình Tuyển khuyến cáo nên thừa nhận ‘xã hội dân sự’

Ông Trương Ðình Tuyển, cựu ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng, cựu bộ trưởng Thương Mại vừa khuyến cáo chính quyền “nên thừa nhận xã hội dân sự,” xem đó là “sản phẩm của sự phát triển dân chủ.”

Ông Tuyển đưa ra khuyến cáo này tại Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân, đang diễn ra ở Hạ Long, Quảng Ninh và các thành viên diễn đàn cùng bàn về cải cách thể chế.

truong dinh tuyen 300x225
Ông Trương Đình Tuyển

Ông Tuyển giải thích thêm về việc “nên thừa nhận xã hội dân sự” vì “bản chất của nhà nước mang tính quan liêu, muốn khắc phục quan liêu thì cần phát huy vai trò của xã hội dân sự.”

- Quảng Cáo -

Nhân vật từng là cựu ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng, cựu bộ trưởng Thương Mại nhắc lại thông điệp của ông Nguyễn Tấn Dũng hồi đầu năm nay, trong thông điệp đó, thủ tướng Việt Nam từng thừa nhận “dân chủ là xu thế khách quan trong sự phát triển của loài người.” Theo ông Tuyển, nếu đã thừa nhận “dân chủ là xu thế khách quan” thì “phải mở rộng dân chủ và đương nhiên phải tôn trọng vai trò của xã hội dân sự.”

Ông Tuyển nhấn mạnh, “đã đến lúc phải thấy xã hội dân sự là sản phẩm của sự phát triển dân chủ, mà sự phát triển dân chủ có tính quy luật.”

Báo chí Việt Nam tường thuật, phát biểu của ông Tuyển tuy ngắn nhưng được cử tọa vỗ tay hưởng ứng.

“Xã hội dân sự” là khái niệm chỉ một mạng liên kết các nhóm, kết nối quan hệ giữa cá nhân với nhà nước. Tuy còn nhiều khác biệt về định nghĩa nhưng “xã hội dân sự” được xem như một phương thức giúp dự báo và hoạch định giải pháp cho việc cá nhân và chính quyền cùng hợp tác giải quyết những vấn nạn xã hội.

Lâu nay, chính quyền Việt Nam vẫn xem “xã hội dân sự” là một thứ nguy cơ đe dọa quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Ðảng CSVN. Tuy nhiên họ không thể ngăn chặn sự ra đời của hàng loạt tổ chức dân sự.

 

Cả nước gần 18 nghìn ca mắc Bệnh chân tay miệng

benh-chan-tay-mieng-o-tre-em-4Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế vừa cho biết từ đầu năm 2014, cả nước ghi nhận 17.410 trường hợp bị tay chân miệng (TCM).

Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính. Bệnh tay chân miệng lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Bệnh lưu hành ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.  Tại nước ta, bệnh tay chân miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương trong cả nước, số ca mắc bệnh tay chân miệng trung bình hàng năm tại Việt Nam khoảng 100.000 – 150.000 ca/năm, và ghi nhận 30 – 40 trường hợp tử vong.

Bệnh thường tăng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12, do đó nguy cơ cao bệnh tay chân miệng có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Để phòng tránh bệnh tay chân miệng, hiện nay chưa có vắc xin nên chủ yếu dựa vào vệ sinh cá nhân cho trẻ và cả người lớn.

Biến chứng thường gặp của bệnh TCM bao gồm viêm màng não, liệt mềm cấp, viêm cơ tim, phù phổi cấp do thần kinh. Biến chứng đơn lẻ hoặc phối hợp với nhau như viêm não màng não, phù phổi và viêm cơ tim trên cùng một bệnh nhân, thường tử vong cao và diễn tiến rất nhanh có thể trong 24 giờ.

 

Khu vực kinh tế tư nhân đòi chấm dứt phân biệt đối xử trong kinh doanh

Khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam vừa gởi một tối hậu thư tới Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu chấm dứt đặc quyền đặc lợi dành cho doanh nghiệp Nhà nước, bảo đảm quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp mọi thành phần.

kinh te tu nhankinh te tu nhanTối hậu thư của 493.000 doanh nghiệp tư nhân đang thoi thóp hoạt động, trong khi 300.000 doanh nghiệp dân doanh khác đã chết trên thực tế, được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đúc kết từ 300 kiến nghị thành 8 nhóm giải pháp lớn và đệ trình Thủ tướng trong Hội nghị gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp tổ chức sáng 28/4 tại Hà Nội. Nổi bật và quan trọng nhất là kiến nghị Chính phủ phải bảo đảm quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp.

Theo TS kinh tế Phạm Chí Dũng thì các doanh nghiệp tư nhân nêu ra vấn đề này là hoàn toàn đúng, chỉ có điều họ đã nêu ra quá lâu mà tới nay chẳng ai chú ý tới những kiến nghị của họ và chẳng ai giải thích cho họ là tại sao lại không thay đổi.

kinh te tu nhanKinh_te_Viet_NamTự do kinh doanh là yếu tố cốt lõi của nền kinh tế thị trường, đó là sự tự do kinh doanh trên cơ sở bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nưóc và tư nhân. khối doanh nghiệp nhà nước chiếm tới 2/3 tổng tài sản, 60% nguồn vốn tín dụng, 70% nguồn vốn ODA và được ưu đãi rất lớn về khả năng tiếp cận tín dụng và những điều kiện về chính sách nhưng hoạt động rất tệ, có thể nói ít nhất 25% doanh nghiệp nhà nước bị lỗ và khối doanh nghiệp nhà nước chỉ đóng góp được khoảng 1/3 tổng sản phẩm xã hội mà thôi. Trong khi đó các doanh nghiệp tư nhân ngay từ năm 2.000 khi có Luật Doanh nghiệp tư nhân ra đời họ đã có một sức sản xuất vượt bậc so với các doanh nghiệp nhà nước.

Nhận định về điều mà báo chí nhà nước cho rằng các giới chức Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ví von cộng đồng doanh nghiệp tư nhân Việt Nam như đội thuyền thúng, hoặc những đội quân bé li ti không thể cạnh tranh với đối thủ nước ngoài. Và cảnh báo trong bối cảnh hội nhập kinh tế, mở cửa thị trường sâu rộng, nguy cơ mất thị phần ngay trên sân nhà là một thực tế, chưa kể sự kiện các doanh nghiệp nước ngoài mua lại các doanh nghiệp và thương hiệu Việt. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho rằng Bộ Kế hoạch Đầu tư, Phòng Thương mại Công nghiệp không còn tư cách để cảnh báo nữa, họ quá quan liêu. Họ đưa ra những điều gọi là cảnh báo trên thái độ của những người quản lý với sự trịch thượng kẻ cả trong suốt 14 năm qua.

Cải cách thể chế kinh tế là chìa khóa để tháo gỡ mọi điểm nghẽn của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Nhưng từ bấy lâu nay nhà nước cứ nói mãi mà không làm. Dư luận cho rằng lần này chắc cũng vậy.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here