Thảo luận với nhiều nhà văn đến từ Âu Châu trong buổi hội thảo “bàn Tròn Văn Học” tại viện Goethe vào tháng 5 năm ngoái, nhà văn Võ Thị Hảo đã cho rằng : “Nhiệm vụ của nhà văn là khai sáng, đánh thức lương tri con người, nhà văn không phải là là ca sĩ để chiều lòng độc giả”. Chính vì vậy mà chị Võ Thị Hảo còn thấy nhà văn cần phải trải nghiệm và phải “có lý trí nhưng cũng phải biết dự cảm, biết nổi gai ốc trước những điều không thực.”
Có lẽ khó ai phủ nhận được những nhận định nêu trên của nhà văn Võ Thị Hảo. Với tâm thức đó, nhìn lại lịch sử về các quyền con người bị chà đạp dưới thời Pháp thuộc, hay bị hạn chế ít nhiều dưới thời Việt Nam Cộng Hòa ; nhà văn Võ Thị Hảo đã phải “nổi gai gốc trước những điều không thực” dưới chế độ XHCN tại Việt Nam hiện nay ra sao?
Mời quý vị theo dõi cuộc điện đàm giữa nhà báo Trần Quang Thành và nhà Văn Võ Thị Hảo sau đây xoay quanh vấn đề này.