Bắc Á và Nam Á
Thời Xuân Thu, ở nước Việt có một cô gái vô cùng xinh đẹp tên là Tây Thi. Người đời sau coi nàng là một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc cổ đại. Sắc đẹp của nàng khiến chim sa cá lặn, nguyệt thẹn hoa nhường. Trong mắt mọi người, những cử chỉ bình thường của nàng cũng đều uyển chuyển, đáng yêu một cách lạ thường.
Tây Thi bị bệnh đau ngực, cứ mỗi lần phát bệnh, nàng đều lấy tay ôm ngực, cau mày nhăn mặt. Dù vậy, ngay cả dáng vẻ ấy của nàng cũng đẹp não nùng, khiến cho người ta thêm phần yêu mến.
Ở thôn bên cạnh có một cô gái xấu xí tên là Đông Thi, cô luôn tìm mọi cách trang điểm để mình cũng có thể trở nên xinh đẹp như Tây Thi. Một hôm, Đông Thi gặp Tây Thi trên đường, thấy Tây Thi lấy tay ôm ngực, cau mày nhăn mặt, trông vô cùng xinh đẹp. Đông Thi nghĩ “Người ta ca ngợi Tây Thi xinh đẹp, hoá ra là vì dáng vẻ của cô ta khi nhăn mặt. Nếu mình làm như thế thì nhất định cũng trở nên xinh đẹp”. Thế là Đông Thi bắt chước Tây Thi, tay ôm ngực, cau mày nhăn mặt, rồi diễu qua diễu lại trong thôn. Điệu làm bộ làm tịch ấy khiến cho cô ta vốn đã xấu xí lại càng trở nên khó coi hơn. Mọi người trông thấy đều phải vội vàng đóng cửa lại.
Muốn được trở nên xinh đẹp không có gì là sai. Đông Thi sai ở chỗ không hiểu thế nào là đẹp. Không phải cứ thấy người khác đẹp, bắt chước theo thì có thể trở nên xinh đẹp được.
Ngày nay ở mé đông bắc Châu Á có một quốc gia tên gọi Nhật Bản, hay còn gọi là “Đất nước mặt trời mọc”. Đây là một trong bốn quốc gia phát triển nhất thế giới, nhờ có chế độ chính trị dân chủ và nền kinh tế hùng mạnh.
Nhật Bản có nền kiến trúc quy củ và hiện đại, thêm vào đó cảnh vật nên thơ, khiến cho đất nước của họ nơi đâu cũng sạch đẹp như trong tranh vậy. Xã hội dân chủ, pháp luật nghiêm minh, ý thức chấp hành luật pháp của người dân sở tại có thể nói là rất tốt. Ở đây họ có một lễ hội gọi là “Lễ hội hoa Anh Đào”. Ấy là mùa hoa anh đào nở, vốn là loài hoa mà người Nhật Bản ưa thích nên tôn làm quốc hoa. Nơi công viên hay đường phố chập chùng, chỗ nào hoa cũng nở rực rỡ như là chốn thần tiên vậy. Người dân và khách du lịch lặng lẽ đi dạo và ngắm nhìn mà không có ai bẻ hay ngắt một cành hoa nào. Thật là một xứ sở tự do, giàu đẹp và thân thiện.
Ở mé đông nam Châu Á có một quốc gia khác gọi là Việt Nam. Đây là một đất nước theo chế độ độc tài Cộng Sản, kinh tế nghèo nàn, ý thức chấp hành luật pháp của người dân vô cùng thấp kém. Lỗi không phải do người dân, mà Cộng Sản là một xã hội vô pháp luật và tràn đầy tham nhũng bất công.
Một lần trong chuyến công du Nhật Bản, vị quan chức ngoại giao Việt Nam được chứng kiến lễ hội hoa Anh Đào. Nhìn thấy đất nước người ta văn minh sạch đẹp như vậy, ông ta ngưỡng mộ lắm, nhất là loài hoa Anh Đào rực rỡ. Rồi để cho mối quan hệ giữa hai quốc gia thêm bền chặt, vị quan chức nọ mới nghĩ ra một sáng kiến hay. Ấy là kết hợp với đất nước Nhật Bản, hằng năm tổ chức lễ hội hoa Anh Đào tại Hà Nội – thủ đô của Việt Nam. Trước một đề nghị khẩn thiết lại mang tính hữu nghị văn hoá như vậy, dĩ nhiên là nước Nhật Đồng ý.
Người dân Việt Nam có thể được tận mắt chiêm ngưỡng loài hoa Anh Đào nổi tiếng ngay ở Hà Nội mà không cần phải đi đâu xa, có thể nói đó là một ý tưởng tốt.
Vậy là người ta đưa mấy trăm cây hoa Anh Đào trưng bày tại một khu phố cho người dân đến xem, với tên gọi “Lễ hội hoa Anh Đào”. Ngày diễn ra lễ hội, người dân kéo đến xem hoa đông nghìn nghịt. Mấy trăm cảnh sát và an ninh bảo vệ mà không làm sao giữ gìn trật tự cho nổi. Để tỏ lòng hâm mộ, người ta dẫm đạp lên nhau mà xông vào bẻ cành ngắt hoa. Nhân viên bảo vệ bất lực, đành phải dùng võ mồm mà chửi nhau với khách tham quan. Kết thúc buổi lễ hội là một bãi chiến trường, hàng trăm cây hoa anh đào bị bẻ gãy và vặt trơ trụi. Một hình ảnh mà báo chí lúc bấy giờ gọi là “Tấn thảm kịch”.
Lễ hội hoa Anh Đào sau đó còn được tổ chức thêm mấy mùa nữa. Nhưng năm nào cũng xẩy ra tình trạng dẫm đạp và tàn phá như vậy. Một hình ảnh khiến cho thủ đô Hà Nội mất mặt với khách du lịch quốc tế và ngay với cả người Nhật. Hà Nội vốn ồn ào bụi bặm, giao thông hỗn loạn, nay lại càng tệ hại hơn trong mắt thế giới vì những hành động vô văn hoá của người dân.
Cứ tưởng có “Lễ hội hoa Anh Đào” là giống Nhật Bản, ai ngờ lại như vậy. Buồn lắm thay. Mới hay, mọi thứ trên đời không phải cứ bắt chước là được.