Cúm gia cầm H5N1 tái xuất hiện tại Việt Nam

- Quảng Cáo -

Cúm gia cầm H5N1 tái xuất hiện tại Việt Nam

cam gia cam h1n1Tối ngày 20/01/2014, thông cáo của bộ Y tế Việt Nam đã cho biết lần đầu tiên từ 9 tháng qua, một bệnh nhân Việt Nam thiệt mạng vì cúm gia cầm. Nạn nhân là một người đàn ông 52 tuổi, quê quán tại Bình Phước, đã từ trần ngày 18/01/2014 vừa qua sau khi được điều trị tại bệnh viện Thành phố Sài Gòn.

Kể từ năm 2003 tới nay, vi rút H5N1 đã lây nhiễm sang 649 người tại 15 quốc gia trên thế giới và là nguyên nhân gây tử vong cho 385 người. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia bị lây nhiễm nghiêm trọng nhất trong khu vực Đông Nam Á với 63 người thiệt mạng vì cúm gia cầm.

Tuy nhiên, vẫn theo cơ quan y tế đa quốc gia này, trong những năm gần đây dịch bệnh đã tái phát một cách thưa thớt hơn tại Việt Nam. Ngược lại, đối với nước láng giềng sát cạnh là Cam Bốt, vào năm ngoái Phnom Penh thông báo có 13 ca tử vong, trên tổng số 26 người bị nhiễm H5N1. Cam Bốt là nơi dịch bệnh bùng phát một cách đáng quan ngại nhất trong năm 2013.

- Quảng Cáo -

Các giới chức y tế Việt Nam kêu gọi dân chúng đề cao cảnh giác phòng bệnh. Cúm gia cầm tái phát tại Việt Nam vào thời điểm dân chúng trong nước chuẩn bị đón Tết Giáp Ngọ.

 

Tòa án tỉnh Quảng Ninh tuyên 30 án tử hình trong vụ buôn ma túy lớn

20.1.toa1-84cb4Từ đầu năm 2014 đến nay, tòa án tỉnh Quảng Ninh đã mang ra xét xử 89 bị cáo về tội mua bán, vận chuyễn 4.400 bánh heroin (gần 2 tấn heroin).

Đây chỉ là giai đoạn 1 của chuyên án 006N về mua bán, vận chuyển 32.000 bánh heroin của công an tỉnh Quảng Ninh.

Các bị cáo này ra tòa với 8 nhóm tội danh: mua bán tàng trữ trái phép chất ma túy, làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức, giả mạo trong công tác, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, kinh doanh trái phép, không tố giác tội phạm, đưa hối lộ và làm môi giới hối lộ.

Tội danh mang lại nhiều án tử nhất là tội mua bán và tàng trữ trái phép chất ma túy. Trong số những người bị mức án cao nhất này có các “ông trùm”, “bà trùm” ma tuý khét tiếng thuộc bốn đường dây buôn lậu ma túy xuyên quốc gia.

Các bị cáo bị buộc tội vận chuyển và mua bán ma túy giữa Việt Nam, Lào và Trung Quốc. Bên cạnh heroin, các bị cáo còn buôn lậu ma túy tinh thể đá và ma túy tổng hợp dạng viên.

Bốn đường dây ma tuý của các bị cáo hoạt động theo mô hình chia cấp đại lý để phân phối ma túy ra các địa phương trong nước cũng như sang Lào và Trung Quốc.

Ngoài 30 án tử hình, còn có 13 án chung thân; 9 án 20 năm tù; 1 án 18 năm tù; 9 án 15 năm tù; và 17 án tù từ 2 đến 13 năm; 4 án từ 9 tới 14 năm tù về tội danh Môi giới hối lộ và đưa hối lộ.

3 án treo từ 6 tới 12 tháng về các tội Kinh doanh trái phép và Che giấu tội phạm; 1 án cảnh cáo vì hành vi kinh doanh trái phép.

 

Tiết lộ khối tài sản ở nước ngoài của các lãnh đạo Trung Quốc

congaiLyBang 300x225
Lý Tiểu Lâm, con gái cựu thủ tướng CSTQ Lý Bằng

Hôm 22/01/2014, nhiều tờ báo lớn trên thế giới cùng đăng tải tin liên quan đến khối tài sản ở nước ngoài của lãnh đạo CS Trung Quốc. Tin dựa theo một tiết lộ từ cuộc điều tra công phu của Liên minh quốc tế các phóng viên điều tra (ICIJ) có trụ sở tại Washington khiến người ta càng thêm nghi ngờ về nỗ lực chống tham nhũng của Bắc Kinh.

Trong số 22.000 tên họ được tiết lộ, có thân nhân của các lãnh đạo cao cấp nhất Trung Quốc, chủ yếu là tầng lớp « thái tử đỏ ». Hiện diện đông đảo trong danh sách này là các đại biểu Quốc hội, những người thân của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, các cựu Thủ tướng Lý Bằng, Đặng Tiểu Bình, Ôn Gia Bảo, và đặc biệt là đương kim Chủ tịch Tập Cận Bình. Tổng cộng Nhà nước Trung Quốc bị thiệt hại khoảng 3.000 tỉ Euro do khối tài sản trốn thuế này.

Chủ đề này quá nhạy cảm đối với Bắc Kinh, nên hôm nay trang web của ICIJ hoàn toàn không truy cập được tại Trung Quốc, cũng như các trang mạng của những tờ báo liên kết với ICIJ như tờ The Guardian của Anh, Le Monde của Pháp, El Pais của Tây Ban Nha, hay Minh Báo của Hồng Kông.

Một trường hợp ngẫu nhiên là cũng trong cùng ngày, Bắc Kinh đã mở ra phiên tòa xử luật sư chống tham nhũng Hứa Chí Vĩnh, nhà sáng lập phong trào Tân Công Dân đã kiên trì đò minh bạch tà sản của các cấp lãnh đạo cao cấp, với các cáo buộc tội danh “gây rối loạn trậ tự công” và ” kiêu gọi biểu tình”.

Amnesty International hôm 21.1.2014 đã tố cáo chính quyền Trung Quốc « đạo đức giả » khi đưa ra tòa các nhà đấu tranh chống tham nhũng, trong khi lớn tiếng hô hào đòi minh bạch, chống nạn hối lộ.

Vài ngày trước đó, một lá thư của ông Ôn Gia Bảo được công bố trên một tờ báo Hồng Kông nhằm minh oan trước các tiết lộ của báo chí. Hồi tháng 11/2013, tờ New York Times khẳng định ngân hàng Mỹ JPMorgan Chase đã tuyển dụng con gái ông là Wen Ruchun, có thể là nhằm giành được những hợp đồng béo bở tại Trung Quốc.

Theo tờ báo trên, Ngân hàng này với chính sách tuyển mộ người thân của các lãnh đạo Bắc Kinh, từng bị chính quyền Mỹ điều tra, đã chi 1,8 triệu đô la cho công ty tư vấn của con gái ông Ôn Gia Bảo từ 2006 đến 2008. Tài liệu của ICIJ hôm nay cho thấy cách thức bà Wen Ruchun đã xóa dấu vết liên hệ giữa công ty của bà và người cha, sử dụng tên giả là Lily Chang.

Cũng theo ICIJ, đến 90% khách hàng Hoa lục đã lập các công ty tại quần đảo Virgin thuộc Anh để trốn thuế, 7% tại quần đảo Samoa, 3% còn lại tại các thiên đường thuế khóa khác.

Người ta tin rằng đến một ngày nào đó tài sản phi pháp do tham nhũng, hối lộ,…của lãnh đạo CSVN ở nước ngoài cũng sẽ được đưa ra ánh sáng.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here