Buôn ve chai khổ lắm !

- Quảng Cáo -

“Buôn ve chai khổ lắm, mỗi ngày rao chừng một ngàn lần, đi chừng hai đến ba chục cây số. Nắng nóng, kiếm từ hai chục đến bảy chục ngàn đồng”.

Mỗi ngày đạp xe đi vài chục cây số !

Buon Ve Chai 400x300
Tài sản của người buôn ve chai

Mỗi ngày đạp xe đi vài chục cây số, lang thang từ đường phố này sang hẻm trọ kia, vừa đạp xe vừa rao : “Ai bán chai, bao, dép đứt không ?”

Tiếng rao đổ dài nắng trưa, nghe âm âm, nằng nặng nỗi cơ hàn thân phận, không tiền dính túi và không có gì để mơ ước cho ngày mai… Với thu nhập được chăng hay chớ, có ngày kiếm được mười mấy ngàn đồng, ngày nào may mắn thì kiếm vài chục ngàn đồng, chuyện kiếm lãi tiền trăm ngàn mỗi ngày là chuyện quá xa vời đối với họ !

- Quảng Cáo -

Ông Viễn, năm nay 69 tuổi, người gốc Hà Nam, vào miền Nam những năm 1954 – 1955 theo gia đình để tránh đấu tố, sau 1975, ông xuôi dạt về miền Trung, làm nghề thợ xây ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà nẵng, năm 1985, ông rời gia đình, vào Bình Dương kiếm kế sinh nhai, làm lụng đủ thứ, không có việc gì mà ông từ chối, nhưng nghèo vẫn ngh20140115-ctm-vuibuonèo, cuối cùng, ông đạp xe đi buôn ve chai qua ngày đoạn tháng.

Ông Viễn kể: “Trong khu vực dân cư 434 gần khu công nghiệp Việt Nam – Singapore này có rất nhiều người đi buôn ve chai, nói chung là lao động nghèo ở khắp nơi kéo về đây. Cũng có người vào đến đây mới nghèo, hết đường rút lui. Như tôi là một ví dụ”.

“Khu này chiếm 70% là nhà trọ cho công nhân thuê, chỉ có vài trăm người là chủ nhà thôi, đất Bình Dương ngày xưa rộng, nó vốn là đồn điền cao su thời Pháp, sau này những ông chủ thời xã hội chủ nghĩa nổi lên, họ chiếm nhiều lắm, những người này trở thành đại gia bây giờ nhờ có nhiều đất xây phòng trọ cho thuê”.

“Phần đông dân lao động khi đi làm xa, thường nuôi mộng làm giàu hoặc đổi đời. Thậm chí thề một đi không trở lại nếu như không đổi đời được. Khi vào Nam, gặp hoàn cảnh khó khăn, éo le, làm mãi mà chẳng đổi được đời, cộng thêm giá cả cắt cổ, chỉ đủ ăn, nuôi thân mà thôi. Cuối cùng, chẳng dám về thăm quê vì lỡ hứa với lòng, hứa với bà con họ hàng… Nói chung là nỗi niềm lắm !”.

“Tôi sống ở đây gần ba chục năm, cuối đời còn được một chiếc xe đạp của người ta cho để đi mua ve chai. Nhưng bù vào đó, con cái tôi ăn học đến nơi đến chốn nhờ tôi gởi nuôi hằng tháng. Có đứa thành kỹ sư, có đứa làm giáo viên. Đứa nào cũng mong mỏi đưa tôi về phụng dưỡng. Nhưng tụi nó cũng là lao động nghèo, tuy làm việc chất xám nhưng không có thế lực, chẳng phải con ông cháu cha, lương ba đồng còm, khổ lắm, thôi thì mình kiếm mỗi ngày từ hai đến ba chục ngàn đồng cũng tốt rồi, ăn cho qua ngày thì có là bao đâu !”.

 

“Buôn ve chai khổ lắm”

Bà Tụy, quê ở Bắc Hà, Lào Cai, vào Nam những năm 1980 vì lúc đó bà quá sợ chiến tranh Việt – Trung, bà chứng kiến mấy người cháu họ chết trong trận càn của quân Tàu, bà lên tàu vào Nam, xuôi dạt về Bình Dương. Bà kể : “Buôn ve chai khổ lắm, mỗi ngày rao chừng một ngàn lần, đi chừng hai đến ba chục cây số. Nắng nóng, kiếm từ hai chục đến bảy chục ngàn đồng”.

“Có nhiều bữa mua cả một xe đầy, nhưng bán lãi chẳng bao nhiêu, vì đây là khu lao động nghèo, công nhân họ phải tính toán từng đồng để bán, nên buôn ve chai cũng phải cạnh tranh, mua giá nhỉnh hơn một tí mới có lần sau. Cứ mua chừng một đồng thì bán được một đồng hai. Mà cả ngày có khi nào mua quá ba trăm ngàn đồng vốn đâu, nên lãi cao nhất cũng chỉ tới sáu chục ngàn đồng là hết mức!”.

Tỉnh Bình Dương là tỉnh có diện tích đất tương đối lớn trên cả nước, trong đó diện tích mặt bằng khai thác  xây dựng khu công nghiệp rất cao, vì nơi này có lượng mưa thấp, không bị ngập lụt. Nhưng, Bình Dương cũng là tỉnh có nhiều lao động nghèo, nhiều khu trọ của công nhân nghèo vào bậc nhất đất nước, cuộc đời của họ, thế giới của họ chẳng khác nào thế giới ổ chuột – những ở chuột  Cộng sản xã hội chủ nghĩa vĩ đại !

 

Hồng Hạc

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here