Biệt khu người Tàu ở Đà Nẵng
Trong vòng chưa đầy một năm trở lại đây, con đường Trường Sa và Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẳng với bãi cát vàng trải dài, rừng dừa xanh miên man theo gió biển đã hoàn toàn không còn mang dáng dấp nguyên sơ của nó bởi mùi hôi thối nồng nặc của cống rãnh cộng với mùi thức ăn Tàu vốn chặt to kho mặn bốc ra từ các nhà hàng Tàu đã khiến cho bất kì người Việt nào đi qua hai con đường này cũng phải bụm mũi và ngỡ ngàng không biết mình đang đi lạc vào khu phố ổ chuột nào đó ở nước Trung Quốc xa xôi.
Con đường này trở thành biệt khu của người Tàu, mọi hoạt động ở đây đều mang dáng dấp của một thành phố Trung Hoa thu nhỏ.
Bà Oanh, một cư dân Đà Nẳng cho biết, những năm trước 1980, thành phố Đà Nẵng vốn có rất nhiều người Tàu sống ở đây, họ là hậu duệ của những vị tướng Tàu “phản Thanh phục Minh”, xuôi thuyền sang Thuận Hóa, tức Huế bây giờ để xin triều đình nhà Nguyễn cho họ lưu trú, tránh nạn diệt vong trên quê hương của họ. Sống lâu năm, họ tổ chức thành hội, đoàn, có tổ chức Minh Hương hẳn hoi. Thế nhưng, chiến tranh Việt – Trung năm 1979 đã khiến họ đồng loạt quay về Trung Hoa theo lời hiệu triệu của chính phủ Trung Hoa thời bấy giờ.
Điều này cho thấy người Tàu dù đã sống lâu năm ở đất Việt Nam, họ vẫn tôn thờ Mao Trạch Đông, vẫn đau đáu về cố quốc và chưa bao giờ xem Việt Nam là quê hương, là tổ quốc thứ hai của họ giống như người Việt sang Mỹ lưu vong đã xem đất Mỹ là ân nhân, là quê hương yêu dấu thứ hai của mình. Chính vì thế, khi người Tàu xuất hiện dày đặc ở Đà Nẵng, điều này khiến cư dân Đà Nẵng cảm thấy lo ngại và bất an bởi chính sách bành trướng của họ.
Ông Dũng, một cư dân khác tại Đà nẳng cho biết người Tàu trở lại Đà Nẵng không phải mới mẽ gì, họ sang đây đã ngót nghét mười năm trên danh nghĩa đi đầu tư kinh doanh, và hệ quả là những mảnh đất vàng, những điểm trọng yếu dọc bờ biến Đà Nẵng nhanh chóng trở thành khu xây dựng bí mật của họ, có hẳn tên mới China Beach. Không có người Việt Nam nào được đến gần khu vực xây dựng của họ.
Theo ông Dũng phân tích, để có được những diện tích trọng yếu này, chắc chắn họ đã lót tay cho các quan chức không phải ít. Vì nhiều người dân Đà Nẵng mong mỏi được mua ở khu vực này nhưng không bao giờ có đủ cơ hội để mua. Nhưng người Trung Quốc đã khéo bỏ tiền ra để lấy trọn một khu vực đẹp nhất, trọng yếu nhất của Đà Nẵng để biến thành biệt khu của mình.
Nạn cướp chó bùng phát dịp cuối năm
Trong dịp năm hết Tết đến nạn bắt chó trộm, thậm chí cướp chó ngay trước mặt chủ diễn ra ngày càng bạo hành, táo tợn hơn khiến đời sống người dân Thanh Hóa trở nên náo động và bất an.
Trong một tuần trở lại đây, nạn bắt chó trộm bắt đầu bạo phát, mức độ và tính táo bạo lên cao không thể ngờ. Kẻ bắt chó hành động như điên như dại khiến khổ chủ chỉ còn biết kinh ngạc và đứng ngây người trong mấy phút đồng hồ mới trấn tỉnh lại được.
Ông Hữu, một người dân huyện Quảng Xương, Thanh Hóa, kể rằng trong lúc cả nhà ông đang ăn cơm trưa, kẻ bắt chó ăn mặc lịch sự chẳng khác nào trí thức, thắt caravat, bỏ áo vào quần, dừng xe ngoài ngõ, vẫn để nổ máy, một người xuống xe và đi thẳng vào nhà. Lúc này, hai con chó đang bữa ăn, thấy có người lạ thì xông ra sủa. Kẻ bắt chó liền rút bình xịt hơi cay trong túi quần ra, xịt thẳng vào hai con chó khiến chúng quằn quại, sặc sụa, rồi tiến thẳng đến, mỗi tay xách vào gáy một con chó và quay lưng đi ra đường một cách ung dung như không có người. Phía bên ngoài, kẻ ngồi trên xe đang chĩa mũi súng hoa cải về phía gia đình ông để yểm trợ cho kẻ bắt chó. Ra đến xe, hai gã thanh niên bỏ nhẹ nhàng hai con chó vào bao tải và ung dung cho xe chạy.
Người con trai trưởng của ông Hữu rút con dao chặt cỏ bờ và đuổi theo, truy hô nhưng ông Hữu kịp bịt miệng và giữ anh ta lại. Ông nói nhanh với người trong gia đình đừng truy hô, vì nếu truy hô, nhất định hàng xóm của ông sẽ xông ra ngay tức thì và chắc chắn súng hoa cải của kẻ bắt chó sẽ nổ, sẽ có người dính đạn và một khi đã có người bị thương, nhất định bà con hàng xóm sẽ vây bắt và đánh kẻ bắt chó đến chết. Như vậy, án mạng thương tâm xãy ra.
Tuy nạn cướp chó lộng hành từ lâu nay, nhưng có vẻ như nhà cầm quyền không đoái hoài gì đến hoặc nếu có chú ý đến thì cũng làm việc qua loa, chiếu lệ, chưa bao giờ nhiệt tình trong việc phòng ngừa và truy bắt kẻ cướp chó. Cũng chính bởi thái độ thờ ơ của cơ quan an ninh là nguyên nhân dẫn đến sự tức giận, căm phẫn và hành động tự xử của người dân.
Bình Phước: Cán bộ cũng đông lúc nhúc
Hồi giữa năm ngoái, dư luận cả nước đã bàng hoàng khi thấy báo Nông Thôn Việt Nam (của bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn) cho biết, xã Quảng Vinh đói nghèo thuộc huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa có tất cả 2.000 hộ với 9.500 nhân khẩu mà hơn 30% được liệt vào loại “hộ nghèo”. Nhưng xã này có tới hơn 500 ông bà các bộ. Đổ đồng, cứ 19 người dân bất kể lớn bé phải è cổ nuôi một ông hay bà cán bộ.
Mới đây, người ta thấy báo Lao Động ngày 18/12/2013 kể cho biết “UBND phường Hồng Hải (TP Hạ Long) có 475 “cán bộ”, UBND thị trấn Mạo Khê (huyện Đông Triều) có tới 639 công bộc hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước…”
Hôm Chủ Nhật 22/12/2013, theo một bài viết trên báo điện tử của tỉnh Bình Phước , tỉnh này thống kê có tất cả 905.300 đầu dân từ nhỏ tới lớn. Tuy nhiên, hiện từ cấp tỉnh kể xuống tới cấp xã thôn đủ mọi ngành, bộ phận, có tổng cộng 45.120 ông bà cán bộ đang lãnh lương của nhà nước.
Tỉnh Bình Phước không có kỹ nghệ công nghiệp gì. Trước đây đa số là đất rừng rồi sau người dân khai phá bằng cả máu và nước mắt trong các đợt “kinh tế mới” làm rẫy trồng điều, trồng cao su, hồ tiêu, ca cao và các loại hoa màu khác nên phần lớn dân chúng chẳng thuộc loại giầu có nhưng tính ra, trung bình 20 người dân bất kể già trẻ lớn bé của tỉnh Bình Phước phải cõng trên lưng một ông hay bà cán bộ.
Với các con số do các báo trên nêu ra, nếu có những con số được thống kê nghiêm chỉnh từ các tỉnh khác nữa, thì có lẽ người ta nhìn rõ hơn cái gọi là chương trình “tinh giản biên chế” guồng máy cầm quyền của chế độ CSVN sẽ là trống đánh xuôi kèn thổi ngược.