Tù nhân lương tâm Mai Thị Dung gặp cơ nguy trong tù

- Quảng Cáo -

CSVN thừa nhận khó khăn trong quản lý mạng xã hội

d8a01_social-media-sharingTrả lời chất vất của Quốc hội hôm 20/11, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông CSVN Nguyễn Bắc Son nói rằng, dù đã có Nghị định 72 để quản lý chặt chẽ các trang mạng xã hội, nhưng nhiều người viết blog đã sử dụng những máy chủ đặt tại nước ngoài và không chịu sự chi phối của Nghị định 72.

Theo Bộ trưởng Son, việc bùng nổ thông tin và Internet khiến cho các báo mạng, trang thông tin điện tử, blog có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay. Tuy nhiên ông Son cũng cảnh báo điều mà nhà nước CSVN gọi là các phần tử xấu đưa thông  tin chính trị, nói xấu lãnh tụ, lãnh đạo Đảng và Nhà nước gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Mặt khác theo Nghị định 159 mới ban hành, kể từ đầu năm 2014 vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản có thể bị phạt tới 200 triệu đồng. Đặc biệt báo chí đưa tin không dẫn nguồn tin có thể bị phạt 500.000 đồng.

- Quảng Cáo -

 

Tù nhân lương tâm Mai Thị Dung gặp cơ nguy trong tù

OngBuu&BaDung2
Ông Bữu và bà Mai Thị Dung

 Trong bài viết tựa đề “Chắc Dung không kịp trở về” trên mạng FaceBook của nhà dân chủ Nguyễn Bắc Truyển đã kể về trường hợp tù nhân lương tâm Mai Thị Dung gặp cơ nguy trong tù.

Tù nhân lương tâm Mai Thị Dung đang bị giam tại Trại giam Thanh Xuân (Hà Nội). Với bản án 11 năm tù và căn bệnh sỏi túi mật đã 7 năm nay đang đe dọa đến sinh mạng của bà Dung.

Bà Dung bị chuyển ra trại giam Thanh Xuân đầu tháng 10/2013 từ trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai), lần đi thăm thứ hai của gia đình là ngoài sức tưởng tượng. Những khó khăn không chỉ là tiền bạc mà còn là những khó khăn khác mà gia đình phải vượt qua. Vượt xa 2.000 km vào thăm vợ, ông Bửu, chồng của bà Dung đã phải thốt lên với nhà dân chủ Nguyễn Bắc Truyển qua điện thoại rằng: “chắc Dung không kịp trở về”. Ông Bửu nói, sức khỏe của bà Dung đã rất tệ khi bị giam tại trại giam Xuân Lộc, nay còn tệ hơn, da bị xạm đen, ngươi bị sưng phù, nói chuyện không thành tiếng.

Lần thăm đầu tiên, trại giam Thanh Xuân hứa là sẽ đưa bà Dung đi khám và điều trị bệnh, nên họ yêu cầu bà Dung nên dừng tuyệt thực để có sức khỏe điều trị bệnh. Nhưng lời hứa vẫn là lời hứa.

Ngày 7/11/2013, nhà cầm quyền CSVN ký tham gia vào Công ước quốc tế chống tra tấn, hành xử vô nhân đạo, hạ thấp nhân phẩm; Ngày 12/11/2013, nhà cầm quyền CSVN được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ. Và ngày 20/11/2013 nhà cầm quyền CSVN vẫn tiếp tục hành hạ một nữ tù nhân lương tâm đang mang căn bệnh hiểm nghèo trong tình trạng sức khỏe rất xấu.

 

Bộ trưởng nhìn nhận nông nghiệp suy giảm, nông dân khó khăn

NongDan2Trả lời chất vấn tại Quốc hội ngày 19 và 20/11, Bộ trưởng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát nhìn nhận tăng trưởng nông nghiệp suy giảm, đời sống nông dân khó khăn. Tuy vậy ông Bộ trưởng đã không đưa ra được những nguyên nhân cụ thể, cũng như giải pháp cho tình trạng này.

Các đại biểu Quốc hội lo ngại về sự kiện, nông nghiệp vốn được xem là trụ đỡ của nền kinh tế, nhưng dự báo tăng trưởng chỉ đạt 2,81% trong năm 2013. Tất cả các mặt hàng gạo, cà phê, cá tra đều đang gặp rất nhiều khó khăn trong xuất khẩu, ảnh hưởng nghiêm trọng cho nông dân.

Báo chí Việt Nam tường thuật buổi chất vấn cho thấy Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát không thể đưa ra một mốc thời gian cho câu hỏi ‘khi nào người nông dân hết cảnh được mùa mất giá.

Theo lời Bộ trưởng Cao Đức Phát, để tạo điều kiện cho nông nghiệp phục hồi tăng trưởng, cải thiện thu nhập của nông dân là một thách thức lớn và phải có nguồn lực về đất đai, nguồn lực về lao động và nguồn lực về tài chính. Ông Phát kêu gọi xã hội đầu tư nhiều hơn cho nông nghiệp trong điều kiện nguồn lực nhà nước có hạn chế.

 

An ninh mạng ở Việt Nam rất yếu

AnNinhMang_VN400x300Tại Ngày hội An toàn thông tin 2013 diễn ra sáng 21/11,TS Vũ Quốc Thành, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội an toàn thông tin VN (gọi tắt là VNISA) cho biết  „Khả năng nhận biết tấn công mạng ở VN là rất yếu”.

Theo một cuộc khảo sát do VNISA thực hiện trong 3 tháng qua trên gần 600 doanh nghiệp, kết quả bước đầu cho thấy, nhận thức của các doanh nghiệp về vấn đề khó khăn trong việc thực thi an toàn thông tin có chiều hướng khá hơn, nhưng vẫn còn rất yếu, chưa đạt tới ngưỡng trung bình.  VNISA lấy thí dụ là chỉ số an toàn của VN trong năm 2013 là 37,5% thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc là 62%.

Cũng tại ngày hội An toàn Thông tin 2013, một số số liệu đã được đưa ra, thí dụ, 9 tháng đầu năm đã có hơn 1.400 trường hợp mã độc tấn công ở VN (nhiều hơn toàn bộ năm 2012), máy tính VN phát tán hơn 3,33 tỷ thư rác mỗi ngày, có hơn 2.400 website của doanh nghiêp VN bị hacker xâm nhập và VN chịu thiệt hại gần 8.000 tỷ đồng do virus gây ra mỗi năm.

Các chuyên gia cho rằng chỉ số an toàn của VN trên thực tế còn thấp hơn nhiều so với con số 37,5% đưa ra. Vì con số máy vi tính bị nhiễm lên đến từ 15-20%, so với mức trung bình thế giới 5-6%. Số lượng thư rác (spam) đến từ các máy vi tính bị nhiễm tại Việt Nam (trên tổng số 10-15 triệu máy)  hiện đứng trong 10 xuất xứ hàng đầu thế giới, trong khi số lượng máy vi tính thấp hơn 10-20 lần.

Phản ứng an ninh mạng nói chung kém cũng dễ hiểu trong một quốc gia độc tài mà đa số người dân vẫn còn phải bươn chải với đời sống hàng ngày và không có phương tiện để cài đặt các nhu liệu an ninh, vì chưa thấy nhu cầu cấp thiết để tự bảo vệ, cũng như nhà cầm quyền hoàn toàn không khuyến khích.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here