Kính thưa quý thính giả, phần một bài viết nhan đề: “Gửi những người đang sắp tự sát ở Việt Nam”, của tác giả Lê Nguyên Hồng, được gửi đến quý vị trong mục bình luận vừa qua đã nhìn lại sự kiện anh anh Đặng Ngọc Viết đã nổ súng bắn vào một vài tên cường hào ác bá ở Thái Bình của tập đoàn mafia Cộng Sản, rồi tự sát sau đó. Hành động này của anh Viết có lẽ gây xôn sao trong sư luận một thời gian ngắn rồi sẽ chìm vào quên lãng, trong khi nguyên nhân của mọi nguyên nhân gây nên bất công, áp bức, hà hiếp nhân dân là đảng Cộng Sản Việt Nam thì vẫn cai trị đất nước để tạo thêm những bất công, áp bức khác. Vì vậy, đấu tranh chấm dứt nguyên nhân vừa kể mới là mục tiêu đấu tranh của nhân dân. Cuộc đấu tranh này cần số đông và sự nhất trí. Nhưng làm sao để làm được như vậy? Mời quý vị nghe sau đây phần hai bài viết của tác giả Lê Nguyên Hồng bàn về vấn đề này.
*************
Những người đang có suy nghĩ trả thù rồi tự sát như anh Đặng Ngọc Viết hãy cố nghĩ rằng: Nếu dùng cái tay, ta chỉ diệt được vài con rận, còn nếu dùng cái đầu ta có thể giết được hàng trăm con hổ dữ. Và muốn làm vậy thì hoàn toàn không thể nóng vội. Đầu tiên ta hãy nói với những người anh em của ta, bạn bè của ta, người quen của ta (tất nhiên là nhất là cả những người ta quen trên mạng Internet) rằng hãy ủng hộ ta vì ta ghét lũ cán bộ ăn trên ngồi chốc, ghét những kẻ giàu có ngạo mạn khinh người, ta sẽ lên án bọn chúng mọi nơi mọi lúc có thể…
Bước thứ hai, ta hãy nói với mọi người là ta sẽ đòi thay đổi chế độ, ta bí mật đi rải truyền đơn tố cáo nhà nước cầm quyền, kêu gọi người dân cất tiếng nói chống áp bức bất công… Những việc làm đó thực ra là quyền bất khả xâm phạm của con người, nhưng với chế độ Cộng Sản thì chúng quy kết là tội “tuyên truyền chống nhà nước”, vì vậy phải khéo léo mà hoạt động.
Nhiều năm qua đã có những con người mạnh mẽ, dám hy sinh mạng sống, đã dũng cảm chống lại cường quyền như blogger Điếu Cày, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, chị Bùi Thị Minh Hằng, cô Phạm Thanh Nghiên, cô Hồ Thị Bích Khương, sinh viên Phương Uyên, Nguyên Kha vv… Thực tế chứng minh rằng họ là những người hoàn toàn không sợ chết giống như anh Đặng Ngọc Viết. Nhưng họ đã chọn con đường khác thông minh hơn…
Có người sẽ nói rằng làm như anh Viết mới đúng, còn làm như những nhà đấu tranh dân chủ kể trên chẳng bõ gãi ngứa cho chế độ. Đây là quan điểm rất sai lầm, vì những người như anh Viết chỉ giải tỏa cho bản thân chút căm giận ngắn ngủi, báo chí làm ồn ào lên, rồi sự việc sẽ lại chìm vào quên lãng. Nhưng chọn phương án hành động như các nhà đấu tranh ôn hòa đang làm mới khiến cho chế độ khiếp sợ và chỉ có con đường đó mới có thể thay đổi được gốc rễ vấn đề…
Tuy nhiên nếu trong tay bạn đang có hàng chục ngàn tay súng, có vũ khí khí tài hiện đại để “chiến” thì vấn đề lại khác. Vậy những việc làm nhỏ lẻ như của anh Viết rất ít giá trị. Mặc dù có thể nó cũng khiến cho nhà cầm quyền phải có những phương án đối phó, đôi khi là nhả ra cho dân (người liên quan trong vụ việc) đôi chút quyền lợi. Nhưng về cơ bản trên toàn quốc thì đâu vẫn hoàn đấy mà thôi. Bằng chứng về vụ án Đoàn Văn Vươn còn đó, nghĩa là chẳng thể thay đổi được gì nhiều. Ấy là chưa nói đến chuyện nếu anh em nhà anh Đoàn Văn Vươn ngày đó mà bắn chết vài ba viên cán bộ công quyền thì chắc chắn có người trong nhóm của họ sẽ phải lãnh án tử hình…
Mấy ngày gần đây trên mạng Internet cũng đã có nhiều phát biểu tung hô anh Đặng Ngọc Viết: Nào là anh hùng, nào là dũng cảm, nào là ghi tên vào lịch sử vv… Những hãy thử nhìn ra những nước và khu vực như Apganixtan, Iraq, miền nam Thái Lan, Pakistan vv.., liên tục có những vụ giết người hàng loạt nhằm vào cảnh sát, quân đội, chính quyền, nhưng họ không thể làm gì được hơn là vô tình giết hại những thường dân vô tội là chính, nhà cầm quyền tại các nước đó lại càng có cơ sở để lên án những người chống đối là những kẻ khủng bố…
Nếu hàng loạt những vụ bắn giết xảy ra như anh Viết đã làm thì cũng chỉ làm xáo trộn chút nào xã hội và gây hoang mang cho bản thân những người dân lành vô tội, còn những kẻ có thực quyền thì chúng có đủ lực lượng bảo vệ đến từng cọng tóc, chẳng ai làm gì chúng được. Điều đó còn tạo cơ hội cho nhà cầm quyền có cớ thẳng tay giết hại những người đấu tranh.
Như vậy nếu ai đã dám quên mạng sống của mình thì hãy dấn thân, vì họ coi như mình đã chết (thậm chí chẳng cần phải đến mức như vậy) nên hãy mạnh mẽ đương đầu với nhà cầm quyền. Họ chỉ cần biết học hỏi một số phương cách đấu tranh bất bạo động là sẽ có thể trở thành một ngôi sao thực thụ. Trong trường hợp bị bắt bớ tù tội thì đó vẫn sẽ là cơ hội cho họ tiếp tục đấu tranh tại các phiên tòa và ngay trong nhà tù như các anh Cù Huy Hà Vũ và Điếu Cày đã từng làm thành công…
Những người sắp tự tử vì thất bại, vì bị áp bức, vì bị cướp bóc, vì bế tắc trong cuộc sống, hãy chọn cho mình con đường hành động dài hơi có ích cho đất nước là hơn. Không những họ sẽ không chết vì ngày nay chẳng ai có thể kết tội tử hình cho một người đấu tranh ôn hòa, mà họ còn có cơ hội ghi tên mình vào lịch sử. Rồi mai đây, khi nước nhà có tự do dân chủ, những con người như Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Phương Uyên, Nguyên Kha vv.., sẽ được xã hội tấn phong.
Vẫn biết mọi người đều có quyền hành động theo ý mình muốn, ngay cả trong trường hợp tự sát. Nhưng theo bạn, giữa việc nổ súng giết vài tên cán bộ hạng ruồi muỗi và dấn thân vào con đường tranh đấu không bạo lực nắm chắc phần thắng, bạn nên chọn cách nào?