Liên Minh về Quyền Tự Do Trên Mạng lên tiếng về Nghị Định 72 của CS Việt Nam
Ngày 26 tháng 8, 2013 Liên Minh về Quyền Tự Do Trên Mạng vừa phổ biến một bản lên tiếng chung bày tổ sự quan ngại với thông báo của nhà cầm quyền CS Việt Nam về Nghị Định 72 áp đặt thêm nhiều giới hạn về việc sử dụng và truy cập Internet tại Việt Nam, sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 9 tới đây.
Sau đây là nguyên văn nội dung bản lên tiếng:
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
Văn Phòng Phát Ngôn Nhân
Ngày 26 tháng 8, 2013
Phát biểu của MARIE HARF, Phó Phát Ngôn Nhân
Bản Lên Tiếng Chung của Liên Minh Về Quyền Tự Do Trên Mạng về Nghị Định 72 của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Liên Minh Về Quyền Tự Do Trên Mạng vô cùng quan ngại với thông báo của Việt Nam về Nghị Định 72 sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 9 tới đây. Nghị định này áp đặt thêm nhiều giới hạn về việc sử dụng và truy cập Internet tại Việt Nam. Lấy thí dụ, Nghị Định 72 hạn chế các luồng thông tin trên mạng và giới hạn việc chia sẻ một số loại tin tức và thông tin. Nghị Định 72 có vẻ như không phù hợp với nghĩa vụ của Việt Nam đối với Công Ước Quốc Tế về Quyền Chính Trị và Dân Sự, cũng như cam kết của Việt Nam với bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
Nghị Định 72 có thể gây nguy hại đến nền kinh tế Việt Nam vì trói buộc việc phát triển thương mại tại Việt Nam, giới hạn sáng kiến, cản trở đầu tư nước ngoài. Một mạng Internet tự do, mở rộng là điều kiện cần có cho một nền kinh tế hiện đại hoạt động toàn vẹn; các đạo luật như Nghị Định 72 giới hạn tự do sẽ không giúp cho giới kinh doanh và giới phát minh có được đầy đủ công cụ để cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu.
Liên Minh Về Quyền Tự Do Trên Mạng ghi nhận là nghị quyết 20/8, được biểu quyết bởi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 7. 2012, khẳng định rằng nhân quyền áp dụng trên mạng cũng như ngoài đời. Liên Minh Về Quyền Tự Do Trên Mạng kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam điều chỉnh Nghị Định 72 để thay vào đó cổ xúy cho mọi cá nhân có điều kiện thực thi quyền tự do con người, luôn cả quyền tự do ngôn luận.
Liên Minh Về Quyền Tự Do Trên Mạng là một tổ chức xuyên vùng của 21 chính phủ cùng hợp tác để thúc đẩy tự do Internet trên toàn cầu. Liên Minh là diễn đàn để cho các chính phủ có cùng tư tưởng phối hợp các nỗ lực và làm việc chung với xã hội dân sự và giới tư doanh để hỗ trợ mọi cá nhân có điều kiện thực thi nhân quyền và các quyền tự do căn bản trên mạng.
Liên Minh Về Quyền Tự Do Trên Mạng được thành lập tại một hội nghị do chính quyền Hòa Lan tổ chức vào năm 2011, và các hội nghị tiếp theo đó tại Kenya vào năm 2012, tại Tunisia vào năm 2013. Chính quyền Estonia, chủ tịch Liên Minh, sẽ tổ chức hội nghị kế tiếp vào mùa xuân năm 2014.
August 26, 2013
2013/2034
Statement by MARIE HARF, DEPUTY SPOKESPERSON
Freedom Online Coalition Joint Statement on the Socialist Republic of Vietnam’s Decree 72
The Freedom Online Coalition is deeply concerned by the announcement of Vietnam’s new Decree 72, which will impose further restrictions on the way the Internet is accessed and used in Vietnam when it comes into effect September 1. For example, Decree 72 restricts online information flow and limits the sharing of certain types of news and other speech. Decree 72 appears to be inconsistent with Vietnam’s obligations under the International Covenant on Civil and Political Rights, as well as its commitments under the Universal Declaration of Human Rights.
Decree 72 risks harming Vietnam’s economy by constraining the development of businesses in Vietnam, limiting innovation, and deterring foreign investment. An open and free Internet is a necessity for a fully functioning modern economy; regulations such as Decree 72 that limit openness and freedom deprive innovators and businesses of the full set of tools required to compete in today’s global economy.
The Freedom Online Coalition notes that resolution 20/8, adopted by consensus by the UN Human Rights Council in July 2012, confirms that human rights apply online as well as offline. The Freedom Online Coalition calls on the Vietnamese government to revise Decree 72 so that it promotes the ability of individuals to exercise their human rights, including the right to freedom of expression.
The Freedom Online Coalition is a cross-regional group of 21 governments that collaborate to advance Internet freedom worldwide. The Coalition provides a forum for like-minded governments to coordinate efforts and work with civil society and the private sector to support the ability of individuals to exercise their human rights and fundamental freedoms online.
The Freedom Online Coalition was formed at a conference hosted by the government of the Netherlands in 2011, and held further meetings hosted by Kenya in 2012, and Tunisia in 2013. The government of Estonia, chair of the Coalition, will host the next conference in spring 2014.
USAID và Bộ Tư pháp thúc đẩy hội nhập kinh tế
Hôm 26.8, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, USAID, và Bộ Tư pháp CS Việt Nam đã có buổi lễ tổng kết dự án mang tên Hỗ trợ Thi hành Pháp Luật về Hội nhập Kinh tế.
Dự án gọi tắt là USAID STAR Plus được triển khai trong ba năm qua kể từ năm 2010. Mục đính nhằm hổ trợ cho 19 bộ ngành và các cơ quan chính phủ Việt Nam trong công tác thi hành pháp luật về thương mại nhằm nâng cao năng lực về tự do hóa thương mại, quản trị Nhà nước và tăng cường hội nhập kinh tế.
Thông cáo báo chí của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết trong thời gian qua dự án USAID STAR Plus đã hỗ trợ trong các lĩnh vực có liên quan đến công tác chuẩn bị cho phía Việt Nam trong việc tham gia và thực thi các hiệp ước thương mại, hiện đại hóa hải quan, thúc đẩy xuất nhập khẩu nông sản và minh bạch về luật pháp.
Ông Joankim Parker, giám đốc USAID tại Việt Nam tại buổi lễ đã cho biết dự án USAID STAR Plus đã có những tác động đáng kể tại Việt Nam. Từ năm 2010, mặc dù có những thách thức trong môi trường kinh tế cho Việt Nam và thế giới, dự án tạo điều kiện thuận tiện cho kỹ năng quản lý kinh tế vĩ mô thông qua các hoạt động tài chính, những hình thức minh bạch qua làm việc với ngành hải quan, gia tăng đầu tư, cũng như gia tăng mậu dịch song phương giữa hai nước và vực dậy tăng trưởng cho Việt Nam.
Dự án USAID STAR Plus tiếp theo các dự án USAID STAR I và USAID STAR II. Các dự án này được đánh giá đã giúp hỗ trợ kỹ thuật cho quá trình tự do hóa thương mại trong khuôn khổ thỏa thuận thương mại song phương Mỹ- Việt- BTA và WTO.
Thống kê cho thấy thương mại song phương Việt Nam và Hoa Kỳ tăng từ 1 tỷ rưỡi đô la hồi năm 2001 lên đến 25 tỷ đô la vào năm ngoái.
Kinh tế Việt Nam bị cả ‘ngoại thù’ lẫn ‘nội thù’
Hồi đầu tuần này Công an Việt Nam đã lên tiếng báo động về dòng tiền giả bao gồm cả ngoại tệ giả lẫn tiền đồng giả đang ồ ạt chảy từ Trung quốc vào Việt Nam. Tổng số tiền giả bị thu giữ trong thời gian vừa qua lên tới cả tỷ đồng. Tại Việt Nam, tiền giả được sử dụng để thanh toán trong các sòng bạc và các đường dây cá cược phi pháp, rồi từ đó chảy ra bên ngoài. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một chuyên viên kinh tế, nhận định, tiền giả chủ yếu được làm giả ở Trung Cộng. Tiền giả không chỉ gây tác hại về kinh tế nhưng không nguy hiểm bằng niềm tin của người dân vào đồng nội tệ bị xói mòn.
Bên cạnh những tác động từ bên ngoài, kinh tế Việt Nam đang suy yếu nhanh chóng cả ở hiện tại lẫn tương lai còn do tài nguyên bị tận thu để bán ra nước ngoài, bất chấp nền kinh tế đang cần nội lực để hồi phục.
Do thiếu than để vận hành các nhà máy nhiệt điện, Việt Nam phải ký hợp đồng nhập cảng 3 triệu tấn than/năm từ Úc, trong khi đó, sáu tháng qua, có 2 triệu tấn than bị xuất lậu sang Trung Quốc.
Ngoài than, quặng sắt của Việt Nam cũng đang ồ ạt chảy sang Trung Quốc. Theo Hải quan Trung Quốc, năm ngoái, Trung Quốc nhập cảng 1.7 triệu tấn quặng sắt từ Việt Nam trong khi nhiều nhà máy thép của Việt Nam phải đóng cửa, ngưng hoạt động vì thiếu nguyên liệu.
Xuất lậu khoáng sản sang Trung Quốc vừa lãng phí tài nguyên, vừa thất thu hàng ngàn tỉ đồng tiền thuế, vừa ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất trong nước vì thiếu nguyên liệu, nhiên liệu nhưng không thể ngăn chặn.
Mặc dù có lệnh cấm xuất quặng sắt thô sang Trung quốc, nhưng một viên chức của Hiệp hội Thép Việt Nam khẳng định, lệnh cấm đó bất khả thi bởi đứng sau các nhóm khai thác – xuất cảng quặng sắt sang Trung Quốc là con cháu nhiều cán bộ lãnh đạo các tỉnh.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A gọi đó là một vấn nạn kinh tế làm Việt Nam suy yếu. Ông bảo rằng, ai cũng biết có sự câu kết rất chặt chẽ giữa các thế lực kinh tế mà chủ yếu là các doanh nghiệp lớn của nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân lớn, với các thế lực chính trị, để các bên đạt tới lợi ích lớn nhất mà Việt Nam thường gọi là nhóm lợi ích.
Chuyên viên kinh tế này cho rằng, trong vài thập niên gần đây, xã hội Việt Nam đã xuất hiện một lớp tài phiệt lũng đoạn nền kinh tế, làm giàu bất chính bằng cách áp dụng các kinh nghiệm xấu của mafia Nga để làm ăn gian lận và móc ngoặc với những thành viên trong giới cầm quyền.
Trong khi đó, chiều ngày 26.8.2013 Tổng cục Thống kê nhà nước CSVN vừa đưa ra con số thâm hụt ngân sách nhà nước lên đến 102.000 tỷ đồng trong 9 tháng đầu vừa qua.
Qua đó tổng số tiền nhà nước thu được là 461.000 tỷ đồng nhưng số tiền chi ra lên đến 563.000 tỷ đồng. Mặc dù chính phủ CS Việt Nam có chỉ đạo phải tiết giảm các khoản chi cho hội họp, tiếp khách, đi nước ngoài và đồng thời cũng ra lệnh là phải siết chặt những vấn đề làm thất thoát nguồn thu như trốn thuế.