Thưa quý vị và các bạn, có thể hiểu nôm na bình dân nhạc Sến là loại nhạc có âm điệu vũ cung, điệu Boléro. Ca từ thì mộc mạc giản dị, có thể nghe ở nơi fontaine nước, bến xe đò, trạm xe bus, chợ Cầu Ông Lãnh, xóm nhà lá, bến đò Thủ Thiêm, hay là cầu sông Thị Nghè.
Khi dùng chữ “nhạc Sến”, thì tự đáy lòng người dùng nó đã có dụng ý chê bai đây là loại nhạc rẻ tiền, nhạc bình dân. Vì bởi nhạc Sến ngoài âm điệu dễ hát, lời ca lại bình dị nghe là hiểu liền. Kiểu như : “tại anh đó nên duyên mình dở dang, em nào mộng mơ quyền quý cao sang…”, hay là “xưa mỗi lần em buông tiếng hát thì anh tay phiếm nắn nót cung đàn…”
Chương trình hay lắm chị Bích Huyền ạ
Giong cua chi van nhu ngay nao .Chuong trinh hay, em thich.
Nho chi trong chuyen di LURAY Caverns Tour nam 2007.Co dip noi chuyen voi chi,chi ngoi hang ghe sau em.Em la em cua chi Duc, chi nho khong?Hien em dang o VN.Hong Hoa.
Nghe mấy loạt bài nói về nhạc “sến” qua cách nhìn của người trong nước và của người ở hải ngoại, ký ức ấu thơ dường như ùa về trong ký ức. Hơn 20 năm rồi, nhưng mình không thể nào quên những ngày mình còn là cậu nhóc 8 tuổi, chạy theo các anh thanh niên trong xóm xách đài và băng cát-sét chui lủi khắp nơi để nghe những âm thanh ngọt ngào mà các anh gọi là “nhạc vàng”. Hồi đó mình chưa hiểu nhạc vàng là gì, nhưng giai điệu của nó thì còn hằn sâu trong ký ức. Kinh qua nhiều biến động của cuộc đời, nhiều bài hát thiếu nhi, nhiều bài ca cách mạng trước đây bị ép phải nghe, phải tập thì mình quên, còn những giai điệu nhạc vàng mà hồi đó mình đả chạy theo các anh thanh niên trong xóm nghe chui lủi thì mình không quên được. Tại sao những bài hát có giai điệu và ca từ hay, nhẹ nhàng và thấm đẫm chất thơ như vậy chính quyền lại ra sức cấm nhỉ. Phải chăng họ không có cái đầu để mà cảm nhận cái hay của chúng?