Nhận định của ông Lý Thái Hùng về Nghị Định 72 của CSVN

- Quảng Cáo -

Ngày 15 tháng 7 vừa qua, ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành một nghị định liên quan đến việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mang mang số 72/2013. Gọi tắt là Nghị Định 72 về Internet. Nghị Định khá dài gồm tất cả 6 chương với 46 điều khoản mà cụ thể là những quy định của nhà nước trong việc kiểm soát 3 lãnh vực thông tin điện tử, mạng xã hội và những trò chơi điện tử trên mạng Internet hiện nay.

Nghị định 72/2013 sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 9 và đang bị dư luận trên mạng chống đối vì cho là CSVN đang tiếp tục vói tay khống chế không gian mạng. Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam và tổ chức Asia Internet Coalition tức là Liên Minh Mạng Á Châu gồm có eBay, Facebook, Google, Yahoo  đồng sáng lập đã bày tỏ sự thất vọng về Nghị Định 72 vì đi ngược lại Công ước quốc tế về quyền Dân sự và chính trị và những cam kết của Việt Nam trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.

Để tìm hiểu mục tiêu đích thực của CSVN đối với mang Internet trong việc ban hành Nghị Định 72/2013, chúng tôi xin mời quý thính giả theo dõi phần nhận định sau đây của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân trong chương trình phát thanh hôm nay:

 

- Quảng Cáo -

– (RadioCTM) Đây không phải lần đầu tiên CSVN ra những Nghị định hay những quyết định nhằm kiểm soát về mạng Internet kể từ khi Hà Nội chính thức hội nhập vào không gian mạng vào tháng 11 năm 1997, tuy nhiên lý do gì Nghị Định 72/2013 lần này bị dư luận chống đối mạnh mẽ vậy thưa ông?

– Ô. Lý Thái Hùng: Đúng như vậy, đây không phải là lần đầu tiên nhà cầm quyền CSVN tìm cách kiểm soát mạng Internet. Nói theo ngôn ngữ của họ là “vừa học, vừa tìm cách kiểm soát” vì không gian của mạng internet quá rộng lớn mà kiến thức của họ lại bị bó khung trong tham vọng là “kiểm soát tất cả”.

Về căn bản thì Nghị Định 72/2013 đa phần mang tính chất hành chánh, quy định một số quy luật và nguyên tắc trong việc quản lý các dịch vụ liên quan đến Internet. Nếu như CSVN chỉ đề cập đến hai vấn đề liên quan đến: 1/Cung cấp dịch vụ Internet của các doanh nghiệp trong và ngoài nước và 2/Dịch vụ game online thì dư luận sẽ không chống đối vì nó liên quan đến những điều hướng về dịch vụ thương mại như CSVN đã từng đưa ra Quyết Định 21 vào 1998 hay Nghị Định 55 vào năm 2001 nhằm hướng dẫn về sử dụng, thuê mướn mạng Internet.

Lần này, Nghị Định 72/2013 của CSVN có hai tham vọng lớn là kiểm soát nội dung thông tin trên mạng điện tử và ngăn chận sự tán phát tin tức trên mạng xã hội. Chúng ta biết là mạng xã hội bùng nổ vào năm 2009 với sự ra đời của Facebook, twitter… và hiện nay có hơn 1 tỷ người trên thế giới sử dụng. Đặc biệt tại Việt Nam số người sử dụng lên đến non 20 triệu mà giới trẻ từ 16 đến 25 tuổi là đông nhất.

Mạng xã hội và vấn đề thông tin trên mạng Internet hiện nay không chỉ giúp vấn đề chuyển tải tin tức nhanh chóng hay tán phát tài liệu lan rộng khắp nơi với tốc độ kỷ lục mà nó còn có khả năng kích lên làn sóng chú ý và dẫn đến những hành động nào đó của công luận ở nhiều nơi cùng một lúc. Cuộc cách mạng Hoa Lài tại Tunisia, Ai Cập vào năm 2011 và mới đây sự phản đối của người dân tại Tiên Lãng, Văn Giang, Hưng Yên qua các vụ cướp đất của chính quyền, cho thấy là sức mạnh của mạng thông tin Internet.

Nhà cầm quyền CSVN muốn ngăn chận những thông tin ngoài luồng đe dọa sự tồn vong của chế độ khi mà sự bất mãn của người dân về tình trạng tham ô nhũng lạm và các vấn nạn xã hội ngày một gia tăng. Tham vọng này đi ngược lại xu thế bùng nổ thông tin của nhân loại và cố tình tiếp tục bưng bít những sai trái của chế độ nên vì thế mà dư luận đã chống Nghị định 72/2013.

 

– (RadioCTM) Dư luận mạng tại Việt Nam, Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ và các tổ chức Nhân quyền thế giới đều chỉ trích rằng CSVN đang đi ngược với xu thế bùng nổ của mạng xã hội, trong khi ông Đỗ Quý Doãn thứ trưởng bộ thông tin tuyên truyền cho rằng không hạn chế quyền tự do ngôn luận. Ông nghĩ sao về điều này?

Ô. Lý Thái Hùng: Chính quyền độc tài nào cũng mang tư duy “xin và cho” và nghĩ là họ có quyền kiểm soát hết tất cả để giữ ổn định xã hội theo cách của họ. Vì thế nhà cầm quyền CSVN đã coi việc ra một nghị định quy định việc quản lý Internet và thông tin của mạng xã hội là chuyện bình thường và dân phải nghe theo.

Trong cái tư duy đó, ông Đỗ Quý Doãn còn phát biểu rằng “Nghị định 72 đã biểu hiện một khung tự do cho người sử dụng mạng Internet vì qua đó, người ta biết mình được làm gì và không được làm gì.” Rõ ràng đây là lối cai trị Xin và Cho.

Điều mà dư luận đang chỉ trích mạnh mẽ nhất của Nghị Định 72 là CSVN đã cấm các trang mạng xã hội không được đăng hay chuyển tải những thông tin, bài vở từ các trang mạng khác lên trang mạng của mình. CSVN cho rằng những trang cá nhân chỉ đăng tải tin tức cá nhân mà thôi; còn loan tải những thông tin, bài vở là nhiệm vụ của những trang thông tin của doanh nghiệp có đăng ký đàng hoàn.

Đây là một trong số những quy định không chỉ vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân mà còn đi ngược lại xu thế phát triển tri thức của loài người trong thế kỷ 21. Đó là vấn đề chia xẻ hiểu biết để thăng tiến giữa các thành phần quần chúng mà không cần phải thông qua trường học.

Do đó, người ta không chỉ lập ra một trang cá nhân trên mạng xã hội chỉ để thông báo đời tư hay một vài suy nghĩ cá nhân mà quan trọng hơn chính là sự tiếp cận với nhau qua thông tin để bày tỏ ý kiến hay nêu lên những ưu tư về các sự kiện xảy ra chung quanh đời sống. Ngăn cấm điều này chẳng khác nào kể từ nay nhà cầm quyền CSVN buộc người dân, nhất là giới trẻ Việt Nam phải vô cảm trước những vấn nạn hay những nhu cầu của xã hội chung quanh.

 

– (RadioCTM) Theo nhận định của ông thì mục tiêu sâu xa củaCSVN qua việc ban hành Nghị Định 72/2013 là gì?

 – Ô. Lý Thái Hùng: Như tôi có trình bày bên trên là nếu Nghị Định 72/2013 của CSVN chỉ dừng ở việc đưa ra một số quy định hành chánh về dịch vụ thuê mướn Internet và dịch vụ Game online thì không có vấn đề. Đằng này họ dành nguyên chương 3 đề cập về việc quản lý cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng để kiểm soát vấn đề thông tin và sử dụng các mạng xã hội.

Theo tôi, CSVN có ba chủ đích khi đưa vấn đề kiểm soát thông tin và sử dụng mạng vào trong Nghị Định 72.

  • Thứ nhất là họ biết rõ thông tin qua mạng Internet và những trao đổi trên mạng xã hội sẽ giúp nâng cao dân trí và xây dựng ý thức về tự do dân chủ ngày một phổ cấp trong quần chúng, nhất là giới trẻ. Điều này không chỉ làm vô hiệu hóa chương trình giảng dạy về chủ nghĩa Mác Lênin mà CSVN đang cố áp đặt ở tất cả trường học, mà còn làm cho những biện minh cố giữ độc quyền lãnh đạo của tập đoàn lãnh đạo CSVN trở nên lố bịch. Khi chủ nghĩa xã hội bị phủ nhận và chối bỏ trước làn sóng dân chủ hóa toàn cầu thì cái gọi là “sống và làm việc theo gương Hồ chí minh” mà Hà Nội dùng nó như tấm bình phong để giữ đảng không còn hiệu quả.
  • Thứ hai là họ rất sợ những rò rỉ thông tin trong nội bộ lãnh đạo bị tiết lộ ra bên ngoài công chúng. CSVN rất sợ người dân biết những thói hư tật xấu, những tấn công và thanh toán lẫn nhau giữa các phe vì như thế người dân sẽ không tin hay làm theo các điều nói ra của những lãnh đạo bất chính. Mạng xã hội là nơi mà sự rò rỉ thông tin lan tỏa nhanh nhất và làm cho uy quyền lãnh đạo của một số nhân vật trở nên thân bại danh liệt trong vài tiếng đồng hồ.
  • Thứ ba là họ rất lo sợ những liên kết, xây dựng lực lượng giữa những cá nhân lúc đầu không biết nhau trên mạng xã hội; nhưng qua thời gian trao đổi sẽ quy tụ thành một thực thể gắn chặt nhau mà chế độ khó phát hiện hay áp lực. Khi những nhóm, những tổ chức lập ra lúc đầu chỉ nhằm tạo môi trường tập hợp nhưng kết quả sau cùng sẽ trở thành những thực thể đấu tranh để đối kháng với nhà cầm quyền CSVN trên đường phố.

Nói tóm lại, việc CSVN cho phổ biến Nghị Định 72 là để ngăn ngửa cuộc cách mạng Hoa Lài tái diễn tại VN trong thời gian tới.

 

– (RadioCTM) Có người cho rằng Nghị Định này có một phần hữu ích là ngăn chận hành vi cắt dán bài viết của người khác đang tràn lan trên mạng? Ông nghĩ sao điều biện hộ này?

– Ô. Lý Thái Hùng: Tôi nghĩ đây là ý kiến cò mồi của CSVN khi bị dư luận tấn công mạnh mẽ hiện nay. Việc cắt, dán hay dẫn một đường Link trên mạng xã hội của mình là điều bình thường. Tất cả những nỗ lực này nhằm vào hai chủ đích:

  • Thứ nhất là thông tin, cổ võ những điều gì mình thấy hay đến cho người khác biết, tạo thành vòng đai bạn bè gắn bó nhau không ảnh hưởng gì đến bản quyền khi đăng lại những bài này. Việc loan tải bài vở trên mạng không nhằm mục tiêu thương mại.
  • Thứ hai là tạo thành những nhóm có cùng quan tâm để giúp nhau thăng tiến. Việc cắt, dán một bài viết gửi đi cho bạn bè giúp cho tác giả bài viết thấy hãnh diện vì có nhiều người quan tâm.

Khi thấy rõ hai chủ đích như vậy rồi thì việc cắt, dán những bài vở gửi lên trang thông tin của mình là điều nên khuyến khích chứ không thể cấm như Nghị Định 72.

 

– (RadioCTM) Liệu Hà Nội có thành công trong ý định bảo vệ sự tồn tại của chế độ qua một nghị định mang tính chất ngược với xu thế của thời đại như vậy không thưa ông?

– Ô. Lý Thái Hùng: Tôi không nghĩ là CSVN sẽ thành công khi muốn kiểm soát vấn đề thông tin trên mạng, nhất là những trao đổi trên mạng xã hội vì số người gia nhập vào mạng xã hội ngày một gia tăng chứ không dừng lại ở con số vài triệu như những năm trước đây. Ngoài ra, CSVN cũng không đủ khả năng, đủ người đề mà theo dõi và ngăn chận hết tất cả những thông tin loan tải.

Hơn thế nữa, con người ai cũng có sự tò mò muốn biết những sự kiện xảy ra một cách tường tận, nhất là những điều thâm cung bí sử trong chế độ CSVN nên vì thế mà càng cấm những thông tin này càng loan tải nhanh hơn và nhiều hơn.

Do đó, tôi có thể nói là CSVN sẽ không thành công trong việc kiểm soát mà trái lại họ sẽ bị lúng túng đối phó với chính nội bộ của họ khi mà Nghị Định 72 chính thức áp dụng từ 1 tháng 9 vì những trang mạng của một số lãnh đạo mang tính tuyên truyền không còn có thể đăng tải hay cắt dán những bài vở tin tức của các trang báo khác của nhà nước.

Tuy nhiên, CSVN có thể dụng Nghị Định 72 này như một cái bẩy để khống chế và truy bức một số nhà dân chủ khi loan tải những thông tin, bài vở mang tính chất cổ võ phong trào dân chủ hay những phê phán chế độ. Nói cách khác, CSVN dùng Nghị Định 72 để nhằm triệt hạ những tiếng nói đối kháng như họ đã từng điều 258 Luật Hình Sự để bắt giữ Blogger Trương Duy Nhất và Blogger Phạm Viết Đào.

Vì thế, tôi nghĩ là chúng ta cần phải mở ra một cuộc vận động rộng lớn để đòi hỏi CSVN chấm dứt thi hành Nghị Định 72/2013 trước khi nó được chính thức áp dụng từ ngày 1 tháng 9.

- Quảng Cáo -

3 CÁC GÓP Ý

  1. TAM ĐIỂM ĐỜI SAU
    TRONG ĐẠO CAO ĐÀI
    Sự tương liên và hiệp một, giữa Bí pháp chơn truyền của Đạo Khổng Phu Tử và Hội kín Tam điểm, có sự đồng thuận về mặt tinh thần đạo đức nhơn nghĩa, và sự vận hành chuyển luân từ trong ra ngoài rồi từ ngoài chuyển vào trong, từ nhỏ thành lớn rồi từ lớn quy pháp trở lại nhỏ đặng ẩn tích mai danh. Bí Pháp vận hành, bắt đầu lượt đi từ nhứt bổn (Thái cực) tán vạn thù (thế giới), rồi lượt về từ vạn thù (thế giới) quy nhứt bổn (Thái cực), nhưng về mặt hình thức thì khác hẳn nhau. Hội Tam Điểm là một tổ chức bí mật không ai biết rõ ai, đó là cái bản chất tự nhiên để sinh tồn, nhưng lại nắm quyền lực cao nhứt trên toàn thế giới, nước nào cũng có người Tam Điểm, kể cả Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.
    Trên hoàn cầu này, muốn chiến tranh hay hòa bình cũng do thế giới Tam Điểm muốn cùng chẳng muốn. Còn với Đạo Khổng thì quy ẩn vui thú điền viên, bất chiến tự nhiên thành, lấy trí làm căn bản, họ chờ thời cơ chín mùi mới xuất hiện làm anh hùng đặng tạo thời chuyển thế hay thời thế tạo anh hùng. Sự vận hành của Bí pháp Đạo Nho và Bí pháp Tam Điểm còn gọi là Hội kín Tam Điểm giống in nhau, giúp cho chúng ta dễ dàng nhận diện cái nguồn gốc về mặt tinh thần của Hội Tam Điểm và sự biến tướng của HTĐ thoạt hiện thoạt ẩn, để sinh tồn vừa cô lập không cho đối phương biết mình đặng vi chủ tinh thần, chuyển pháp cho ra thiệt tướng một thế giới mới đại đồng: Tự do, Bác ái và Công bằng.
    BÍ PHÁP ĐẠO NHO
    Bí pháp chơn truyền của Đạo Nho, phát khởi từ điểm ban đầu là THÁI CỰC sanh LƯỠNG NGHI tỏa ra TỨ TƯỢNG định hình BÁT QUÁI, có Bát quái mới sanh vạn vật tạo càn khôn thế giới.
    Pháp chánh Đạo Nho của Khổng Phu Tử phát xuất đầu tiên là ngôi Thái Cực tức khối LỬA vật chất tạo nên vũ trụ, mà Khổng Phu Tử gọi là nhứt Đại hay nhứt Thiên, khoa học gọi Định tinh, con người gọi mặt trời là chúa tể của sự sáng thật tức Thượng đế của thế giới vật chất.
    1- Thái Cực: từ Thái Cực trung tâm (1 dương tức LỬA) sanh Lưỡng nghi (2 âm: KHÍ và NƯỚC). Trên biểu đồ Bí pháp Đạo Nho: Thái Cực sanh Lưỡng Nghi chúng ta được 1 bộ cập 3: LỬA > KHÍ > NƯỚC.
    2- Lưỡng Nghi: Lưỡng Nghi âm (2 âm) tiến hóa thành Lưỡng Nghi dương (2 dương: khối LỬA KHÍ và khối LỬA NƯỚC), đặng tỏa ra Tứ Tượng (4 âm: LỬA+KHÍ+NƯỚC > ĐẤT). Như vậy ở giai đoạn nầy Tứ Tượng đã phát triển và định vị cho mình nhân gấp đôi từ buổi ban đầu của ngôi Thái Cực (1 dương) sanh Lưỡng Nghi (2 âm). Chúng ta được 2 bộ cập 3: LỬA+KHÍ+NƯỚC > ĐẤT trên biểu đồ từ Lưỡng Nghi tỏa ra Tứ Tượng.
    3- Tứ Tượng: đến Tứ Tượng âm (4 âm) cũng phải vận hành thoát thai tấn hóa từ Bí pháp thay cũ đổi mới âm thành dương, từ trò làm thầy đặng thay thầy làm thầy là Tứ Tượng dương (4 dương: LỬA+KHÍ+NƯỚC tại ĐẤT) vậy trong ĐẤT đã có sẵn NƯỚC, KHÍ và LỬA để chủ động thống nhất mà định hình Bát Quái (8 âm tức 8 đẳng cấp tinh thần trong thế giới vật chất vận động và phát triển từ: VẬT CHẤT > THẢO MỘC > THÚ CẦM > CON NGƯỜI > THẦN > THÁNH > TIÊN > PHẬT mà đấng vi chủ là TRỜI (Nhứt Đại; với HTĐ gọi là Đại Đạo Sư của Vũ Trụ). Trên biểu đồ chúng ta được 4 bộ cập 3:của Tứ Tượng dương là LỬA+KHÍ+NƯỚC tại ĐẤT đặng tạo thành Bát Quái.
    4- Bát Quái: Pháp chánh truyền bất di bất dịch từ ngôi LỬA Thái cực chỉ có tế bào dương mà thôi, LỬA thuộc dương ấy nam, dương thịnh tắc sanh, âm thịnh tắc tử. Thế nên Bát Quái âm (8 âm) phải phi phàm thoát tục tức một khối bác ái công bằng tạo sanh vạn vật, gồm tám phẩm chơn hồn xuất phát từ: vật chất hồn, thảo mộc hồn, thú cầm hồn, nhơn hồn, thần hồn, thánh hồn, tiên hồn, phật hồn cùng nhau tấn hóa chung lộn trên mặt quả địa cầu nầy mà thôi. Nói chung thế giới vật chất hữu hình nầy, đều do 3 tính chất của khối nguyên tử khí là LỬA, KHÍ và NƯỚC hiệp tại ĐẤT mà sanh hóa và xuất hiện sở hành về mặt tinh thần đạo đức nhơn nghĩa đoạt đặng phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật, cao nhứt là thay Trời tại thế, nhằm mục đích phụng sự vạn linh trong quy luật tự nhiên thể theo tánh đức của Mặt Trời là một khối Thương yêu và công bằng bất diệt.
    Khi đến Bát quái tạo sanh vạn vật, thì thế giới vật chất có hằng hà sa số cập 3: NƯỚC, KHÍ, LỬA và ĐẤT. Do đó thế giới vật chất NƯỚC, LỬA, KHÔNG KHÍ tại ĐẤT mãi hằng hữu trong cái bí pháp thay cũ đổi mới, tự thân vận động theo quy luật tự nhiên của mỗi tế bào và phát triển trong từ trường phụng sự tồn tại thống nhất không ngừng, mà đấng vi chủ là ngôi THÁI CỰC khối Định tinh tỏa sáng tức Mặt trời trên đầu của chúng ta. Ấy là đấng yêu thương, đấng Tạo hóa và là Thượng đế chúa tể của thế giới vật chất, đạo Nho gọi là đấng nhứt Đại. Hội Tam Điểm tôn tặng đấng chủ tể ấy là vị Đại Đạo Sư HIRAM của Vũ Trụ (M) tức ông thầy về tinh thần đạo đức của toàn thể nhơn loại tại mặt địa cầu nầy. Đức Khổng Phu Tử và Hội Tam Điểm muốn mượn cái tánh đức đại bi đại ái ấy, phụng sự vạn linh, bao dung của Mặt trời đặng cầm quyền chuyển thế và giác thế đó vậy.
    BÍ PHÁP TAM ĐIỂM
    Thế giới Tam Điểm còn gọi là Hội Kín Tam Điểm cũng vận hành như Đạo Nho, phát xuất từ:
    1- Thái Cực: Ngôi Thái Cực tức ông Thầy đầu tiên của loài người, đấng ấy đã hóa độ khai sinh ra 01 Hội Tam Điểm đầu tiên trên thế giới, đấng ấy là đấng đầu tiên tương liên và hiệp một cùng khối thương yêu, khối Đại linh quang, tức khối lửa mặt trời ở trên đầu chúng ta. Thay tánh đức của Trời mà làm ông trời tại thế để phụng sự toàn thể vạn linh là vị Đại Sư Vũ Trụ, dạy nhơn loại phải yêu thương nhau thi hành nhơn nghĩa tiến đến đại đồng thiên hạ.
    Do nơi ngôi Thái Cực theo thời gian truyền mật pháp, Đại sư đã tuyển được 02 vị trong ban hội đã xuất pháp thân phát tiết chơn khí xuất sắc vào hàng Thợ đi từ Tập nghề vừa ý của Ngài muốn. Được lãnh sứ mạng thay ông cai quản cả ban hội lo về vật chất lẫn tinh thần và độ dẫn người ngoài vào hội, mở rộng địa bàn ngày càng phát triển. Sở hành của 02 người thợ đã minh chứng công bằng trước mắt anh em, được Đại sư nhìn nhận thay Thầy để làm Thầy kế nghiệp đời sau, thường gọi là sư huynh đó vậy. Thế là Thái cực Đại Đạo sư (M) đã hóa thân sanh Lưỡng Nghi tạo được 2 Thầy (M’), đặng giáo hóa cho đàn hậu tấn đời sau. Từ lúc ban sơ Đại sư đã đào tạo và vi chủ 2 ban Hội Tam Điểm (Đại Sư:M – Thợ:F.M – Tập nghề:F), bí pháp chơn truyền HTĐ ngày càng nhân rộng ra.
    2- Lưỡng Nghi: rồi từ Lưỡng Nghi: 2 ban hội Tam Điểm (Đại Sư:M – Thợ:F.M – Tập nghề:F) tỏa ra Tứ Tượng, từ bí pháp chơn truyền nhân đôi được 4 ban HTĐ (Đại Sư:M – Thầy:M – Thợ:F.M – Tập nghề:F) đời trước và xuất hiện đời sau (Đại Sư:M – Thầy:M – Thợ: F.M – Tập nghề:F).
    3- Tứ Tượng: Đến Tứ Tượng theo thời gian trong không gian vận chuyển định hình Bát quái, tạo hóa được 8 Thầy (M) từ tay thợ giỏi (F.M) lãnh sứ mạng vi chủ 8 ban HTĐ. Mỗi một vòng tiến hóa cần phải vận hành trở lại như lúc ban đầu từ vị Đại Sư, theo đường xoáy ốc để lộc thô lấy tinh, nhằm mục đích bảo thủ chơn truyền không cho loạn pháp (Đại Sư:M – Thầy: M – Thợ:F.M – Tập nghề: F). Vận hành đến giai đoạn Tứ tượng đã thành hình một bộ 3 thuộc hàng lãnh đạo ưu tú đủ sức cầm giềng cơ nghiệp. Hội Tam Điểm đã trãi qua nhiều giai đoạn thăng trầm vẫn mãi sở dụng bí pháp chơn truyền từ gốc vị Đại sư HIRAM (M) đầu tiên, tiền tấn hậu kế, trụ nghĩa hóa thân mà nhân giống đặng trường tồn.
    4- Bát Quái: Thời kỳ hưng thịnh của Hội Tam Điểm bắt đầu ở Anh quốc năm 1717 là giai đoạn Bát Quái cầm quyền thống nhất thể thiên hành hóa thay trời trị hồn, mới đủ năng lực và tinh thần tạo sanh vạn vật, lập nên vũ trụ. Từ ấy thế giới Tam Điểm có mặt khắp hoàn cầu và đang cầm quyền trị thế thời nay, mà vị đứng đầu phán xử trong khuôn luật “Tự do, Công bằng, Bác ái”. Từ buổi sơ khai là khối Lửa Thái Cực Đại Sư HIRAM (M), sanh Lưỡng Nghi (F.M), tỏa ra Tứ Tượng (F), định hình Bát Quái giúp cho nhơn loại tấn hóa và sinh tồn trong tinh thần quy Pháp “Tự do, bác ái, công bằng” của thế giới Tam Điểm là đấng Đại Sư Vũ Trụ HIRAM (M) duy chỉ có một mà thôi.
    Mặt trận trí thức có liên quan đến Hội Tam Điểm Việt Nam thời Pháp thuộc.
    Không thể nhìn dân tộc Việt trở thành nô lệ, tôi đòi cho đế quốc Pháp, cũng không thể để cho tổ quốc ngàn đời lâm vào cảnh tương tàn, khống chế của ngoại bang. Những bậc anh hào tuấn kiệt yêu nước đoàn kết thống nhứt tìm những giải pháp để thoát ách đô hộ của người Pháp, nhằm để xoa dịu tình thế lúc bấy giờ buộc phải mượn quyền của họ chờ cơ hội lấy lại chủ quyền tự quyết của dân tộc. Cho nên có một số chí sĩ tìm đường cứu nước tình nguyện gia nhập vào Hội Tam Điểm do người Pháp lãnh đạo.
    Khi “Triều đình Huế, vua Thành Thái (1889-1907) bị phế (3-9-1907), vua Duy Tân (1907-1916) lên kế vị (8/9/1907), nhưng Ngài từ bỏ ngôi vị, hợp tác với Trần Cao Vân chống Pháp và bị bắt (6/5/1916).
    Cái chí khí kiêu hùng và bất khuất của vị vua 17 tuổi, nung thêm chí căm hờn ngoại chủng của nhà yêu nước Phạm Công Tắc. Với khí thế tuổi trẻ, Ngài muốn đứng lên phá tan xiềng xích nô lệ, để đòi lấy quyền sống và giải thoát gông cùm chế ngự giống nòi. Nhưng tuổi nhỏ, Ngài đành chấp nhận hoàn cảnh, gia nhập phong trào Đông Du năm 1907, khi vua Duy Tân nối ngôi, để mong học hỏi kinh nghiệm tranh đấu của nước ngoài trở về giúp nước.
    Phong trào Đông Du (1904-1907) do Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm Minh chủ và hai nhà cách mạng Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh khởi xướng để nâng cao dân trí, bằng cách gởi các thanh niên du học ngoại quốc nhất là Nhật Bản.
    Tại sài Gòn phong trào Đông Du do hai ông Gilbert Chiếu (Tức Trần Chánh Chiếu) và Dương Khắc Ninh lãnh đạo. Các ông thành lập các kinh thương hội như “Minh Tân công nghệ” và khách sạn “Nam Trung” làm nơi lưu trú hội họp cho đảng viên. Ngài Phạm Công Tắc dù đang theo học năm thứ hai trường Chasseloup Laubat cũng lén bỏ học đến họp với anh em.
    Hai ông Gilbert Chiếu và Dương Khắc Ninh tập hợp các đảng viên chia nhiều nhóm để xuất dương. Ba nhóm đã sang tới Nhật, Ngài Phạm Công Tắc được ghi tên vào nhóm thứ tư. Lòng mừng như mở hội, mộng hải hồ tìm đường cứu nước đã nung nấu tinh thần bấy lâu nay, Ngài tạm xếp bút nghiên chuẩn bị hành trang sẵn sàng chờ ngày lên đường. Đùng một tiếng, phong trào bị khám phá. Mật thám đến tra xét cơ sở Minh Tân công nghệ. Ông Dương Khắc Ninh đã lẹ tay hành động, tiêu hủy tất cả hồ sơ và tài liệu nên đều được an toàn. Tuy nhiên, mật thám vẫn chú ý, luôn theo dõi, dò xét các nhà lãnh đạo và chính Ông Phạm Công Tắc cũng bị chúng để ý và nhà trường lưu tâm. Buộc lòng Ngài phải nghỉ học về làng An Hòa (Tây Ninh) tạm tránh sự dòm ngó của mật thám Pháp.
    Khi tình hình êm dịu, Ông Phạm công Tắc lại lao vào trường tranh đấu. Lần này Ngài hoạt động cẩn thận hơn, rồi tham gia viết báo như: Công luận, La Cloche fêlée (Chuông rè) của Nguyễn An Ninh, La voielibre … Tiếng nói tự do), Nông cổ Mín đàm, Lục Tỉnh Tân văn (Tờ Lục Tỉnh Tân văn của ông Pierre Jeantet, ông Gilbert Chiếu làm chủ bút). Ngài cộng tác thường xuyên với tờ này vì là đồng chí. Hơn nữa, ông Chiếu ngấm ngầm làm cơ quan tuyên truyền chống Pháp và kích động lòng yêu nước của nhân dân rất đắc lực. Các bài “Thượng bất chánh, hạ tắc loạn” (đăng ngày 12/12/1907), bài “Dân tộc đoàn kết và thời đàm” (đăng ngày 23/1/1908) là những lời thẳng thắng cảnh cáo nhà cầm quyền Pháp. Khi ông Chiếu bị bắt, tờ báo đình bản, Ngài lại về quê.
    Vì ảnh hưởng cách mạng và các Tiên Vương, về sau, Ngài lập Báo Quốc Từ, bôn ba sang Nhật rước tro Cường Để, về Sài Gòn rước linh vị Thành Thái và Duy Tân đem thờ nơi Báo Quốc Từ (Gần chợ Long Hoa).
    Ngoài ra cơ quan thông tin Cao Đài sưu tầm và phổ biến các hình ảnh Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học … Tất cả sự việc đó để tấm lòng nuôi dưỡng ý chí các liệt sĩ bất khuất và di dưỡng vang bóng một thời của tuổi trẻ hào hùng.
    Âu cũng là thiên thơ tiền định, mộng Đông Du không thành, bạn bè cùng chí hướng mỗi người một ngã, Ngài chẳng lẽ ngồi đây nhìn quê hương mỗi ngày thêm tan nát, hay chỉ biết làm bạn cùng cây cỏ gió trăng.
    Đêm rằm tháng giêng năm Đinh Mùi, Ngài nhìn vầng trăng hư ảo mà khẽ ngâm bài “Nhân nguyệt vấn đáp”, rồi tâm thần dần dần tê mê theo cơn gió nhẹ ru. Khi mở mắt ra Ngài đã lạc đến Thiên cung, rất có lợi cho cuộc đời hành Đạo của Ngài sau này.”
    Phục sinh hồn nước
    “Ngài Phạm công Tắc có một nỗi băn khoăn lớn lao là tầm Đạo để giải thoát cho cả loài người xa nơi biển khổ. Ngài sinh ra trong một gia đình Công Giáo, nhưng Đạo cứu thế với lòng bác ái của Đức Jêsus chưa chiếm hết lòng tin của Ngài. Ngài có óc phán đoán và nhận thấy rằng Đạo Phật khuyên người từ bi hỉ xả; Đạo Lão đặt nền tảng dưỡng tính tồn chân; Đạo Khổng dìu dắt người trên con đường trung dung, dầu có những ưu điểm nhưng chưa thấy có cùng chung cội nguồn. Vì vậy Ngài muốn tổng hợp cả bốn Đạo lớn hiện có trên thế gian, và hòa hợp giữa hai nền văn minh Đông Tây. Tất cả các vị Tổ sư của các môn phái đều hướng tư tưởng về một điểm chung: thiện và mỹ. Như vậy, tư tưởng đó rất có thể hợp nhất được.
    Để đạt mục đích trên, Ngài cùng mấy người bạn thân nghiên cứu và so sánh đối chiếu những Giáo lý của bốn Đạo. Một nhận xét chung được nêu lên: cứu cánh chỉ có một, còn phương tiện khác nhau, và một hoài bảo chung được phát biểu; kết tinh cả bốn Đạo thành một Đạo lớn duy nhất cả về tín ngưỡng lẫn phương tiện thực hành.
    Nhưng phải thuyết trình và hành động như thế nào cho sự hiệp nhứt nầy?
    Khi đó, đại úy P. Monet (Thần linh học), một người bạn của Ngài Phạm Công Tắc ở Pháp sang. Ông là một con đồng vẫn thường ngồi cảm thông với các Thần linh trong các cuộc giáng thần. Ông rất chú ý đến sự nghiên cứu của nhóm Ngài, nhưng ông cũng không quan niệm nổi là có thể tổng hợp những phương tiện thực hành của các Đạo. Ông khuyên nên cầu xin các Đấng Thần linh chỉ giáo. Và một đàn cơ được tổ chức. Những lời khuyên của Đấng Thần linh sau đây đã cho Ngài cái chìa khóa mở cửa bí mật để thông hiểu vấn đề khó khăn huyền diệu.
    Tín ngưỡng bắt nguồn từ lương tâm. Lương tâm khác nhau tùy theo trạng thái tinh thần của mỗi con người. Nó không có cá tính, cũng chẳng bao giờ bị tiêu diệt, chỉ trừ khi họ chối bỏ lương tâm của họ mà thôi. Bởi vì nó phát sinh ra từ nơi Thượng Đế, mà tánh đức của Trời là một khối bác ái công bằng, tạo sanh vạn vật. Cho nên con người có cái thiên tính đồng thể tự nhiên với chí linh, mà thế gian thường gọi là tín ngưỡng hay đức tin là vậy.
    QUỐC ĐẠO VIỆT NAM
    Thực sự từ xưa đến giờ nước ta chưa có Đạo, nay Đức Thượng Đế mở cho mối Đạo nhà tại đất nước Việt Nam là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Ngài cho bài Thi:
    “Từ thử nước Nam chẳng Đạo nhà,
    Nay TA gầy dựng lập nên ra.
    Ví bằng ai hỏi sao bao nã ?
    Rằng trẻ noi sau biến hóa già.”
    Đức Chí Tôn xác nhận điều ấy. Tại sao như vậy?
    Đức Hộ Pháp giải cho biết: “Toàn cả thiên hạ nói rằng nòi giống Việt Nam không có Đạo. Lạ lùng thay! Chúng ta tự hỏi có thật vậy không ? Quả thật vậy ! Có nhiều Đạo quá mà thành ra không Đạo: mượn Đạo, xin Đạo của thiên hạ mà thôi. Ta thừa hiểu rằng nòi giống Việt Nam xuất hiện ở hoàng địa Tàu, nên ta không ái ngại nói Việt Nam này là sắc dân Tàu. Nòi giống Tàu, nhìn quả thật là dân Tàu mà thôi. Đất địa tổ quán ta không phải ở đây, ở Bắc Tam Tỉnh là: Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam kể luôn Đông Kinh (Tonkin) tức là Hà Nội và Hải Nam nữa, là tổ quán ta thì thiệt của ta đó vậy. Bần Đạo tìm hiểu Nho Phong ta đoạt đặng hay đã có trước ? Chúng ta thấy nòi giống Việt Thường này là con cháu nước Lỗ. Nói rằng giống Lỗ lập Đạo Nho, chắc hẳn là Nho Tông chúng ta vi chủ. Nói vi chủ tức là của mình nếu có Đạo Nho sẵn trước thì ta có: Đạo Nho, Đạo Lão, Đạo Phật; ba nền Tôn Giáo mà mặt địa cầu nhìn là trọng yếu, bất kỳ là sắc dân nào hay cường quốc nào cũng đều nhìn nhận là do trong xứ Á Đông này. Thêm nữa Thần Đạo do sắc dân Nhựt Bổn vi chủ đem truyền qua Trung Huê, rồi qua xứ ta. Ta chịu ảnh hưởng quyền lực của Thần Giáo từ đó. Nhờ có nó Nho Tông phát triển khác chánh giáo hơn, lại biết Tín ngưỡng một cách đặc biệt hơn Thần Giáo. Bằng cớ hiện hữu là ta đã thờ Thần trong các làng ngày nay đó vậy. Ngoài nữa tâm lý Tín ngưỡng của nòi giống, của Việt Nam nhiệt liệt và thật thà đối với bất kỳ đạo giáo nào.
    Đến thế kỷ 19 Thánh giáo Gia Tô đem đến nước ta truyền giáo mới thành một trường nhiệt liệt đua tranh quyết chinh phục hết thảy tất cả các Tôn giáo khác, thành thử Việt Nam có nhiều Đạo quá nên thành không Đạo!
    Nước Việt Nam không tinh thần đạo giáo nên khó lập chánh giới lắm! Vì không có căn bản tinh thần đạo đức mà chúng ta không thể chối, chịu thiệt thòi theo lời vu cáo. Hại thay! Ở trước mắt ta nào là bóng, chàng, đồng cốt, ông tà, ông địa, đủ thứ làm cho nhơ nhuốc cái tinh thần Đạo giáo.
    Ngài Phạm Công Tắc, được Đức Chí Tôn tình cờ đến biểu phải phế đời lập đạo, khi ấy Ngài chưa có tín ngưỡng là gì, bởi dân tộc Việt Nam đang chịu dưới sự nô lệ của ngoại bang, đất nước đang trông chờ những đứa con dám hy sinh mình cho tổ quốc. Ngài mới trả lời với Đức Chí tôn:
    – “Thưa Thầy, Thầy biểu con làm Lão Tử hay Chúa Jêsus con làm cũng không đặng, Thích Ca con làm cũng không đặng, con chỉ làm đặng Phạm Công Tắc mà thôi, con lại nghĩ bất tài vô đạo đức này quyết theo Thầy không bỏ nhưng tưởng cũng chẳng ích chi cho Thầy.
    Đấng ấy trả lời:
    – Tắc! thoảng Thầy lấy tánh đức Phạm Công Tắc mà lập giáo con mới nghĩ làm sao?
    Bần Đạo liền trả lời: – Nếu đặng vậy !
    Ngài liền nói: – Thầy đến lập cho nước Việt Nam này một nền QUỐC ĐẠO !”
    Đức Chí Tôn cho một bài thi, dám chắc không ai thấu đáo nỗi; người coi cái gốc thì không thấy ngọn, người coi cái ngọn thì không thấy gốc, tứ văn thiệt thà hay ho cho tới các đảng phái quốc sự ngày nay cũng là lợi dụng.
    Từ đây nòi giống chẳng chia ba: tức nhiên không chia ba Đạo, chớ không phải ba kỳ.
    Thầy hiệp các con lại một nhà: Thầy nắm chủ quyền hiệp Tam giáo, nếu nói riêng nòi giống hiệp Nam Trung Bắc thì vô vị lắm!
    Nam Bắc cùng rồi ra ngoại quốc: tức nhiên nền chơn giáo QUỐC ĐẠO, không phải của ta thôi, mà lại của toàn nhơn loại, là truyền giáo Nam Bắc thành tướng rồi ra ngoại quốc, tức là Tôn giáo toàn cầu vậy.
    Chủ quyền chơn đạo một mình TA: Tam giáo Ngài vi chủ năm châu hiệp tín ngưỡng lại, quy nhứt mà thôi. Nắm cả tín ngưỡng của loài người, chính Chí Tôn là Chúa Tể Càn Khôn Thế Giới, làm Chúa nền chánh giáo tại nước Việt Nam, vi chủ tinh thần loài người, tức đủ quyền năng lập Quốc Đạo.
    THỜ THIÊN NHÃN
    Có nghĩa là con Mắt Trời hay là Mặt Trời.
    Vào giữa năm 1925, Đức Chí Tôn độ được nhóm công chức Xây bàn ở Sài Gòn gồm quí ông: Cao Quỳnh Diêu, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang và kế đó độ thêm Ngài Lê Văn Trung; Đức Chí Tôn bảo quí vị nầy vẽ hình THIÊN NHÃN để thờ Đức Chí Tôn. Lúc đó là đầu năm 1926.
    Thế là do lịnh dạy của Đức Chí Tôn, quí ông tìm đến nhà Ông Ngô Văn Chiêu, được Ông Chiêu hướng dẫn cách thờ phượng Đức Chí Tôn bằng biểu tượng Thiên Nhãn với đầy đủ chi tiết. Sau đó quí ông phò loan, cầu Đức Chí Tôn giáng dạy, quí ông hợp tác với Ông Ngô Văn Chiêu để chuẩn bị Khai Đạo, nhận ông Chiêu là Anh Cả.”
    Ông Ngô Văn Chiêu tự ý rút lui
    Toàn thể môn đồ hãy lưu ý trong đàn cơ ngày 14-4-1926, Ngài Ngô Văn Chiêu có đến dự, ông đến sau chót thấy số người tham dự đông đảo đã đến trước, Ngài nói :
    “Cầu cơ chớ lập Thiên Địa hội sao mà đến đông vậy”. Nói xong Ngài bỏ ra về.
    Khi Đức Chí Tôn giáng dạy về ông, thì ông vắng mặt vì đã bỏ về mấy phút trước đó.
    Trong đàn cơ ngày 24-4-1926 sau khi giảng dạy Ngũ Chi Đại Đạo bị qui phàm Đức Chí Tôn có dạy : “Thầy nhứt định đến chính mình Thầy mà độ rỗi các con chẳng chịu giao chánh giáo cho tay phàm nữa nhưng mà buộc phải lập chánh thể có lớn nhỏ đặng dễ thế cho các con dìu dắt lẫn nhau anh trước em sau mà đến nơi Bồng Đảo !
    Vì vậy Thầy mới lập ra phẩm Giáo Tông nghĩa là Anh Cả…”
    Đức Chí Tôn cũng xác định luôn về trường hợp của Ngài Ngô Văn Chiêu như sau:
    “Chiêu đã có công tu lại là môn đệ yêu dấu của Thầy nên Thầy muốn ban chức Giáo Tông cho nó, song vì lòng ám muội phạm đến oai linh Thầy mà ra lòng bất đức chẳng còn xứng đáng mà dìu dắt các con nên Thầy cất phần thưởng nó. Thầy nhứt định để chức ấy lại đợi người xứng đáng hay là Thầy đến chính mình Thầy dạy dỗ các con…”
    “Chiêu đã hữu căn hữu kiếp Thầy lại dùng huyền diệu mà thâu phục đặng rỗi nó trước các con. Biết bao phen Thầy gom các môn đệ yêu dấu của Thầy lại sở cậy nó ấp yêu giùm cho Thầy dường như gà mẹ ấp con song nó chẳng vâng mạng lịnh Thầy lại đành cắn mổ, xua đuổi dường ấy thì làm sao cho xứng đáng cái trách nhiệm rất lớn của Thầy toan phú thác cho nó!”. ( Trích : Đạo Sử Hương Hiếu ).
    Thế thì ông Ngô văn Chiêu tự ý rút lui, chê bỏ ngôi vị Giáo tông anh cả mà Đức Chí Tôn đã ban cho, thì thầy dành cho kẻ khác. Một minh chứng trước mắt bạn đồng tu từ khi khai đạo đã lưu vào đạo sử đến thất ức niên.
    ▪ Vậy ông Ngô văn Chiêu không phải là người sáng lập ra đạo Cao Đài, cũng không phải là Giáo chủ của tôn giáo Cao Đài ĐĐTKPĐ như một số người nhận thức quá sai lầm và không biết tôn giáo là gì? Mục đích của tôn giáo làm gì? Đặc biệt giáo chủ của các tôn giáo phải đoạt phẩm vị Phật. Họ tưởng lấy cái trí thức đời để phán đoán tôn giáo? Họ tìm hiểu, học hỏi nơi những vị chức sắc mão cao áo rộng nhưng nào ngờ hạng ấy toàn là những kẻ thất pháp, họ không biết gì về bí pháp chơn truyền mà dám viết lách về tôn giáo để gạt người. Rồi sẽ có một ngày những kẻ ấy phải hiện nguyên hình giả pháp và những kẻ đi tầm đạo, ỷ vào trí thức cao chừng nào thì dốt nhứt chừng nấy.
    Bí pháp Thiên Nhãn
    Thiên Nhãn là biểu tượng của tân Tôn Giáo Cao Đài khai mở buổi Tam Kỳ Phổ Độ. Ban sơ Đức Chí Tôn giáng cơ dạy:
    “Chưa phải hồi các con biết đặng tại sao vẽ Thánh Tượng Con Mắt mà thờ Thầy, song Thầy nói sơ lược cho hiểu chút đỉnh:
    THẦN là khiếm khuyết của cơ mầu nhiệm từ ngày đạo bị bế. Lập Tam Kỳ Phổ Ðộ nầy, duy Thầy cho THẦN hiệp TINH – KHÍ đặng hiệp đủ Tam Bửu là cơ mầu nhiệm siêu phàm nhập Thánh. Các con nhớ nói vì cớ nào thờ Con Mắt Thầy cho chư đạo hữu nghe. Phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật, từ ngày đạo bị bế, thì luật lệ hỡi còn nguyên, luyện pháp chẳng đổi, song Thiên đình mỗi phen đánh tản THẦN không cho hiệp cùng TINH – KHÍ. Thầy đến đặng huờn nguyên Chơn Thần cho các con đắc đạo.
    Con hiểu “Thần cư tại Nhãn”.bố trí cho chư đạo hữu con hiểu rõ. Nguồn cội Tiên Phật do yếu nhiệm là tại đó. Thầy khuyên con mỗi phen nói đạo, hằng nhớ đến danh Thầy.”
    Nhãn thị chủ tâm
    Lưỡng quang chủ tể
    Quang thị thần
    Thần thị thiên
    Thiên giả ngã dã
    Ý nghĩa thờ Thiên Nhãn
    1- Sở dụng phàm trần:
    Thông thường các biểu tượng Thiên Nhãn là để tượng trưng cho Thượng Đế toàn năng, Người đã thấu rõ tất cả những hành vi của con người. Biểu tượng này tìm thấy ở cả các nền văn minh phương Tây lẫn phương Đông có từ thời cổ đại.
    Tiên Nho thường nói: “Hoàng Thiên hữu Nhãn” hay trong dân gian cũng thường nói: “Trời cao có mắt”, để chỉ rằng Ông Trời tức là Đấng Thượng Đế, nhìn thấy rõ tất cả những hành vi thiện ác của cả chúng sanh, dầu biểu hiện hay dấu nhẹm Mắt Trời đều biết hết, để khen thưởng hay xử phạt một cách công bình theo luật của Thiên điều.
    Thờ Thánh tượng Thiên Nhãn tức Con Mắt của ông trời, lúc nào cũng sáng suốt quang sát mọi hành vi của chúng ta. Bởi khối thương yêu ấy chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ chúng ta không hề xa chúng ta một giây phút nào, cả ban ngày và ban đêm, cho nên Đấng ấy là Đấng chúa tể cả ban đêm lẫn ban ngày. Ấy là một đấng đại ân xá, không hề bắt tội vạn linh tại mặt địa cầu nầy, Ngài để cho vạn linh tự định phận và tự trị lấy mình; Ngài là một Đấng bác ái chỉ biết ban sự sáng là sự sống cho muôn loài tấn hóa và hằng sống mà thôi, chúng ta nên bắt chước theo tánh đức của Ngài. Cho nên phúc và họa của loài người tại mặt thế gian nầy đấng ấy biết hết, đừng dấu nhẹm sự thật rồi bày ra sự giả để gạt người, không qua mắt đấng ấy được đâu.
    “Tại sao Thầy lại biểu các con tạo hình Thiên Nhãn mà thờ, không dạy thờ hình tượng như các Tôn giáo khác? “Thầy vốn là Hư vô chi khí, không giống cái chi hết. Các con chớ tạo hình Thầy mà thờ. “Trời là lý, thì lý ấy rất thông linh bao quát Càn Khôn Thế Giới. Thầy đâu phải có xác phàm như các con mà tạo hình thể như các con. Nên chi, thờ Thiên Nhãn là thờ Thầy”.
    Thờ Thiên nhãn hay thờ mặt Trời có từ thời cổ đại
    * Đền thờ Mặt trời của người Maya
    Nhóm các chuyên gia dẫn đầu là nhà nhân loại học Stephen Houston của Đại học Brown (Mỹ) đã tìm thấy một kim tự tháp ở El Zotz, nơi được cho là thờ thần mặt trời của nền văn minh Maya.
    Những bức tường bên ngoài của cấu trúc trên chứa những bức vẽ về vị thần này bằng các hình đắp nổi bằng trát stucco. “Những hình vẽ stucco đã cung cấp một cái nhìn chưa từng có về cách người Maya nhận thức về thiên đường, về mặt trời và bản thân mặt trời đã được gán ghép như thế nào để đồng nhất với các vị vua và những triều đại”, theo AFP dẫn lời chuyên gia Stephen Houston.
    Mặt trời là yếu tố chủ chốt của quyền lực Maya thời xưa, là biểu tượng kết nối với dòng dõi và quyền lực của hoàng gia, theo chuyên gia Houston.
    * Nước Ai Cập: Trong thần thoại cổ Ai Cập, Thiên Nhãn được gọi là Mắt của Thần Horus, Mắt của Mặt Trăng hay Mắt của Thần “Ra”. Horus là Thiên Thần của Ai Cập cổ đại hóa thân là chim ưng. Mắt phải chim ưng là Mắt của Thần Horus cũng được xem là tượng trưng cho mặt trời; Mắt trái tượng trưng cho mặt trăng và thần Tehuti.
    * Nước Đức: Biểu tượng Thiên Nhãn cũng được tìm thấy ở nhà thờ Aachen, miền Tây nước Đức. Nhà thờ này đã được UNESCO xếp vào di sản thế giới. Đây là một nhà thờ Công Giáo La-Mã cổ xưa nhất ở Bắc Âu. Từ năm 936 đến năm 1531, nhà thờ là nơi làm lễ đăng quang cho 30 vị Vua và 12 Hoàng-hậu nước Đức. Đây cũng là nơi còn giữ những di vật thiêng liêng của Mẹ Đồng Trinh Marie. Chúa Jésus và Thánh John the Baptist.
    * Nước Mỹ:
    – Tờ giấy bạc 1 đôla Mỹ
    Phía sau tờ giấy bạc này ta thấy bên trái có một kim tự tháp chưa xây xong, còn thiếu hòn đá chóp; trong khi biểu tượng Kim Tự Tháp lại không hề có một ý nghĩa gì đối với lịch sử nước Mỹ. Phía trên có hình con mắt (Thiên nhãn), con mắt thấy hết mọi sự (“all-seeing eyes”) – gần giống với biểu tượng của Illuminati. Phía dưới tháp có khẩu hiệu “Novus ordo seclorum” (có nghĩa là “trật tự thế giới mới”).
    Biểu tượng mặt trời trong tam giác đều của Hội Tam Điểm, muốn cho thế giới biết cái sứ mạng cao cả của họ là nhằm mục đích lập lại một “trật tự thế giới mới” tự do, bác ái và công bằng cho toàn nhơn loại. Nếu vẽ một dấu hiệu ngôi sao 6 cánh – Ngôi sao David của người Do Thái – chồng lên Kim Tự Tháp và “con mắt thấy hết mọi sự” thì 6 ký tự S-M-O-N-A sẽ xuất hiện. 6 ký tự này có thể được sắp xếp lại thành Mason có nghĩa là Hội Tam Điểm.
    Vì sao mãi đến nay người Tam Điểm vẫn còn mai danh ẩn tích chưa hiện nguyên hình? Ngày giờ nào con người còn một chút phàm tâm thì không có dịp hội ngộ và không biết rõ người Tam Điểm đang muốn gì và làm gì?
    Thiên Nhãn với Khoa Học
    Thiên Nhãn là mặt trời, trong bầu khí quyển vô biên vô giới, không gian vô tận. Mặt trời mà khoa học gọi là Định tinh, chiếu ánh dương quang soi sáng cho tất cả những hành tinh xoay quanh mặt trời theo một quỷ đạo riêng nhất định của nó, cho nên cứ thế theo thời gian trong không gian sự vận chuyển không dừng, không có hành tinh nầy va chạm với hành tinh khác là vậy. Trong đó kể cả trái địa cầu của chúng ta đang ở cũng có riêng một quỷ đạo trong Thái dương hệ lấy mặt trời làm tâm vũ trụ. Ngày đêm sáng tối là do nơi hành tinh xoay quanh mặt trời có sự thay đổi chuyển di nơi bề mặt của hành tinh, còn nhanh chậm lâu hay mau là do nơi hành tinh vận hành theo quỷ đạo xoay quanh mặt trời mà ra. Cả thảy còn tùy thuộc vào thời gian trong không gian của mặt trời và những hành tinh xoay quanh, tương hiệp tương xung theo quy luật tự nhiên của vũ trụ biến thể và điều hòa.
    Những hành tinh đang xoay quanh mặt trời tiếp ánh dương quang mà sinh tồn, nếu không có mặt trời chiếu rọi thì sự sống trên những hành tinh kia sẽ ở trong tối tâm, thì nhơn loại kể cả vật chất; thảo mộc; thú cầm sẽ anh ra bậy bạ và không chắc sống. Con mắt của vũ trụ ấy là mặt trời, mặt trời là linh hồn của vũ trụ. Cả thảy vạn vật trong càn khôn vũ trụ nếu không nhờ sự sáng của mặt trời sẽ trở nên tối tăm, coi như mất linh hồn. Vậy mặt trời là Thiên Nhãn của vũ trụ; của những hành tinh và toàn thể nhơn loại trên quả địa cầu nầy. Đối với tiểu thể của chúng ta, con mắt là gốc của tâm hồn nếu không có con mắt thì đui mù tiêu tàn ám muội.
    2- Sở dụng thiêng liêng
    Nếu chúng ta có con mắt trời sẽ thấy trời, mắt ấy là thiên nhãn, bằng ngược lại không thấy trời thì mắt ấy còn phàm tâm tục tánh gọi là nhục nhãn. Đức Phạm Hộ pháp cũng nhân cách hóa con mắt đối với Phật mẫu: “Civa là pháp, pháp là quyền năng của Phật mẫu, Phật mẫu là gì mà không biết, có con mắt mà không biết Phật mẫu là gì ?”. Khi biết được ý nghĩa thờ Thiên Nhãn mà Đức Chí tôn đã dành để từ buổi sơ khai, Đức Ngài không nói rõ mà buộc minh thệ, lòng đại bi đại xá của Chí tôn để cho chúng ta kiếm hiểu đặng lập công đạt vị. Bây giờ chúng ta trụ tinh thần nơi HTĐ cùng nhau giải đề thi Thiên Nhãn. Đức Hộ Pháp giảng: “Thiên Nhãn là hình trạng của lương tâm toàn thể làm nền móng cho Cao Đài, nghĩa là đền thờ cao trọng hay là đức tin lớn của Chí tôn tại thế nầy”. Như hai câu thi của Đức chưởng đạo Nguyệt tâm chơn nhơn Tam Điểm đời trước Victor Hugo: “Có Thiên nhãn mới tường chánh giáo tín Cao Đài do đạo lương tâm. Thờ Thiên nhãn là thờ lương tâm (khối thương yêu) của toàn thiên hạ”. Còn Đại từ phụ đến tạo đạo ngày nay thì tỉ như Thầy cầm nơi tay một ngọn đền rực rỡ quang minh (Thiên nhãn), mà soi vào mắt phàm tâm kêu định tỉnh. Hể có kiến thì có thức, kiến thức là căn bản của trí thức tinh thần. Muốn kiến (thấy) thì nhờ nhãn (con mắt), muốn thức (biết) thì nhờ trí (nhận thức), ấy vậy trong tâm (thương yêu) là Thiên nhãn (tánh trời) của trí thức loài người.
    Thiên Nhãn trong Tôn Giáo
    Thể pháp Thiên Nhãn chẳng phải từ buổi nầy mới có, Thiên Nhãn là mặt trời là một khối lửa nước vĩ đại đầu tiên của vũ trụ là một thực thể chơn dương, tự nó vận hành nhứt động nhứt tịnh mà sanh ra Khí… Khí trong Lửa sanh Thủy… khối vật chất Nước, Lửa, Gió tương hiệp, tương xung rồi phân tánh:
    – Khí trọng trượt nặng trầm xuống sanh Thổ (đất).
    – Khí nhẹ bay lên làm trời tạo nên vũ trụ và khai thiên lập địa, rồi tạo sanh vạn vật.
    Đại Đạo Sư Phạm Hộ pháp (M) giáo chủ Hội Tam Điểm đời sau, Ngài sở dụng thiêng liêng bằng thuyết duy danh, mượn nguyên chất Lửa đầu tiên sanh thành nên vũ trụ mà lập đạo đặng giáo hóa nhơn sanh phản hồi bổn thiện. Tôn giáo muốn cho nhơn loại biết nguồn cội thế giới vật chất mà chúa tể của vật chất là con người do đâu mà có? Do Lửa tức khối linh chủ đầu tiên tự hữu hằng hữu tạo lần nên vũ trụ. Cho nên các nhà tôn giáo thường gọi “nhứt bổn tán vạn thù” là pháp sanh, còn “vạn thù qui nhứt bổn” là cơ quan quy pháp vậy.
    Thờ Thiên Nhãn là thờ con mắt hữu hình của Đức Chí Tôn, hay thờ con mắt là thờ Thầy. Thầy đây là Đấng Thượng Đế; Đấng thương yêu; Đấng chăm sóc; Đấng nuôi dưỡng và là Khối linh chủ tạo sanh vạn vật. Vậy thờ Thiên Nhãn, là thờ ông Thầy của cả vạn linh, thay tánh đức từ bi bác ái của mặt trời đặng phụng sự vạn linh là làm ông thầy trời của vạn linh tại thế.
    Thánh kinh Tân Ước, Đấng Christ giảng: ” Ngôi Lời trở nên xác thịt: Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời. Ban đầu, Ngài ở cùng Đức Chúa Trời, muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài, trong Ngài có sự sống, sự sống là sự sáng của loài người. Sự sáng soi trong tối tăm, tối tăm chẳng hề nhận lấy sự sáng”. Ngôi lời mà Chúa Jésus Christ đã nói, đó chính là Ngài. Ngôi Lời trở nên xác thịt, lời phán quyết của Ngài là lời phán quyết của Đức Chúa Trời, sự sáng của Đấng Christ là sự sáng của Đức Chúa Trời. Ngôi Lời của Đức Chúa Trời, đạo Thánh nhị kỳ là Jésus Christ. Có khác chi Thiên Nhãn (con mắt trời) của Đức Chí Tôn, Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là Đức Hộ Pháp, Đức Hộ Pháp cũng là Ngôi lời là con mắt của Đức Chí Tôn giáng trần khai đạo.
    Vậy thuyết trời người đồng trị mà Chí Tôn đã để tại Hiệp Thiên Đài còn gọi là Hội Tam Điểm viết tắc HTĐ, để cho toàn thể nhơn loại kiếm hiểu mà lập công đạt vị trong kỷ nguyên hiện đại của thế giới Tam Điểm đời sau trong cửa đạo Cao Đài.
    – Đài: muốn nói đến người, là Đức Ngài: Phạm Công Tắc.
    – Hiệp: ý nói là một, không có hai.
    – Thiên: Hộ Pháp. Ý nói chánh pháp (Hộ pháp) của trời là thương yêu và công bằng.
    Đến đây cho chúng ta hiểu, cả Thể Pháp Tam Điểm và Bí Pháp Tam Điểm của Đạo Cao Đài cũng đều do chính tay của vị Đại Đạo Sư HIRAM Hộ Pháp nắm chủ quyền Đạo. Đàn cơ tại Chợ Lớn ngày 11 và 12 tháng 03 năm Bính Dần (1926), Đức Ngài đã được Chí Tôn trục thần. Từ đây Đức Ngài là Hộ Pháp Thiên Tôn, Đại Sư hữu hình khai Đạo đúng ngày rằm tháng 10 Bính Dần (1926), Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài, Giáo Chủ Đạo Cao Đài tại thế đó vậy. Còn Đức Chí Tôn vô vi Chưởng Quản Bát Quái Đài đã định nền Chánh Giáo phải trải qua nhiều giai đoạn để phù hợp với chánh trị Càn Khôn Vũ Trụ và đúng với luật thay đổi của cơ Tạo Hóa. Tam Bửu của Ngài Phạm Công Tắc:
    – PHẬT: Chơn linh Di Lạc, chủ ý kiến tạo một thế giới Cực Lạc thái bình Thánh địa.
    – PHÁP: Chơn thần Hộ pháp, cầm pháp công bằng giáo hóa dẫn độ chúng sanh phản hồi bổn thiện.
    – TĂNG: kế chí tinh thần của Đại Sư kiến trúc HIRAM, tạo cơ quan hữu tướng của thế giới Tam Điểm đời sau.
    + Tam bửu hiệp nhất với thánh thể Phạm Công Tắc, là vị Đại Đạo sư Vũ Trụ HIRAM tức sư tổ của thế giới Tam Điểm đời trước, đã phục sinh lập thế giới Tam Điểm đời sau thay trời tại thế, khai Tôn giáo Cao Đài ĐĐTKPĐ ngày 15-10 Bính dần (1926) tại chùa Gò Kén, Tây Ninh là vị Đại Sư HIRAM Hộ Pháp giáo chủ của Đạo Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh.
    ● Đạo học mượn LỬA (ngôi một); KHÍ (ngôi hai); Nước (ngôi ba) và ba thực thể vật chất hiệp nhứt sanh ra ĐẤT, bốn nguyên chất hiệp một tạo sanh vạn vật.
    ♦ Thiên Nhãn của Đức Giê Hô Va trong kinh Cựu ước. Nói riêng, Thiên nhãn được biểu hiện sự thông sáng của chúa cứu thế Jêsus Chirts, Ngài là con mắt của Đức chúa trời tại thế.
    ♦ Thiên nhãn trên một đồng đô la của Hoa Kỳ cách đây cả trăm năm rồi sao? Ý muốn nói lên đồng tiền là huyết mạch của sự sống, người Mỹ muốn khẳng định đồng đô la của họ sẽ vi chủ trí thức tinh thần nhơn loại và thống trị trên thị trường tiền tệ của toàn thế giới.
    Năm dạng thức thờ Thiên Nhãn nơi Đền Thánh Tây Ninh
    Nay, thời kỳ thứ ba, Đức Chí Tôn mở Đại Đạo duy chỉ lấy biểu tượng “THIÊN NHÃN” để làm Tín ngưỡng. Ngoài Thiên Nhãn đặt trên Quả Càn Khôn còn nhiều dạng Thiên Nhãn các nơi và chung quanh Đền Thánh cũng là diệu pháp của nền Tân Tôn giáo Cao Đài.
    Chung quanh các cửa sổ Đền Thánh có tất cả 23 khuôn bông sen có hình “Thiên Nhãn” phần trang trí này 2 mặt nên có đến (23 x 2) 46 Thiên Nhãn.
    – 46 Thiên Nhãn Thầy hiệp với:
    – 1 Thiên Nhãn nơi Quả Càn Khôn.
    – 1 Thiên Nhãn nơi Cung Đạo.
    – 1 Thiên Nhãn trên Phi Tưởng Đài trước Đền Thánh.
    – 1 Thiên Nhãn ở phía trong của Thông Thiên Đài
    Cộng là 50 Thiên Nhãn.
    Thiên nhãn nơi Thánh Thất và tư gia của môn đồ Cao Đài
    Trên 500 Thánh Thất, vừa trực thuộc Tòa Thánh Tây Ninh và 35 Chi phái Cao Đài khắp nơi từ trong ra ngoài nước trên toàn thế giới đều thờ Thiên Nhãn. Đặc biệt các tư gia của môn đồ Đạo Cao Đài đều lập bàn thờ Thiên Nhãn ở giữa nhà để tỏ sự kính trọng tôn nghiêm, có trên 5 triệu gia đình có đức tin cường liệt như vậy. Tất cả thuộc tinh thần Thể pháp Tam Điểm thờ Thiên Nhãn.
    Đề tài « Hội Tam Điểm và tôn giáo mới ở Việt Nam » của TS. Trần Thu Dung « đã Cung cấp cho ta những tài liệu về Hội Tam Điểm và Đạo Cao Đài rất thú vị, quan hệ giữa Louis Viadal con rể Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, cắt nghĩa cho biết nguồn gốc thờ Victor Hugo trong Đạo Cao Đài ».
    Chẳng những thú vị mà quả thật, bằng tinh thần đạo đức nhơn nghĩa của thế giới Tam Điểm đời sau trong cửa đạo Cao Đài, đủ làm cho thế giới Tam Điểm đàn anh đi trước phải hãnh diện và tự hào mình là con người Tam Điểm của toàn thế giới. Cái khí tiết “tự do, bác ái, công bằng” từ đấng sư tổ kiến trúc HIRAM hiền hòa, nhân hậu đã phục sinh sống mãi trong chúng ta, thối thúc chúng ta phải xuất hiện đoàn kết thống nhất, đặng tạo thành một lực lượng đủ chiến thắng tưới tắt chiến tranh bằng võ khí chiến lược, đem lại hòa bình hạnh phúc cho nhơn loại trên bàn thương nghị Liên Hiệp Quốc. Được vậy, nhơn loại sẽ tôn tặng chúng ta là ân nhân là các đấng thiêng liêng của họ, được lưu vào trang sử cứu tinh của thế giới ngàn đời chắc hẳn vậy. Cái triết lý trời người đồng trị của Khổng Phu Tử nghe ra thật mơ hồ, nhưng đối với thế giới Tam Điểm là phương chỉnh đốn một trật tự thế giới mới, nhằm mục đích phụng sự cho nhơn loại, do nơi con người biết thương người, biết thờ người hay không mà thôi.
    Thế giới Tam Điểm của chúng ta phải xuất hiện, chủ lực phát động một cuộc đại cách mạng xoay chuyển càn khôn, thay cũ đổi mới biến địa ngục thành thiên đàng tại mặt thế gian nầy, cho nhơn loại vui hưởng một thế giới Cực Lạc, thái bình tự trị, lạc nghiệp âu ca. Tin chắc các anh sẽ làm được điều đó, bởi chiếc chìa khóa bí pháp của chiến tranh và hòa bình trong tầm tay của các anh, muốn thành phật hay quỷ cũng do nơi con người của chúng ta mà thôi. Thế giới Tam Điểm của chúng ta, muốn cho toàn thể nhơn loại tôn thờ hay nguyền rũa tránh xa cũng do nơi chúng ta muốn cùng chẳng muốn. Đã đến lúc chín mùi, nhơn loại chán ghét chiến tranh, sợ hãi chiến tranh, họ khao khát hòa bình. Thế thì, nhìn trò đoán thầy, Tổ Sư kiến trúc HIRAM kỳ vọng vào thế hệ cuối cùng của chúng ta, chỉ có chúng ta may ra đem lại trật tự thế giới mới an bình hạnh phúc cho nhơn loại trên toàn cầu này trông đợi.
    Hãy hy sinh mình vì mọi người đi các anh, nếu đánh đổi cái kiếp sống thừa nầy để đem lại hạnh phúc cho hàng triệu người sau không đổi? chúng em là đoàn hậu tấn của thế giới Tam Điểm cuối cùng đời sau đã chịu nhiều khổ não và nhục nhã vẫn còn đây, đang trông chờ sự phán quyết anh minh “tự do, bác ái, công bằng” của các anh và toàn thể nhơn loại trên hoàn cầu đang khát khao, chờ các anh ban cho những giọt cam lồ hòa bình hạnh phúc trên mặt hành tinh xanh nầy.
    Đến đây xem như chúng ta đã giải được đề thi THIÊN NHÃN của Đức Chí Tôn ở phần Thể pháp Thế Đạo Thanh Hương. Từ nay không còn gọi là bí pháp nữa mà là chơn pháp, nói thật chỉ cho thấy sự chơn thật không cho thấy ảo ảnh, chơn truyền của Chí tôn đại kỵ điều ấy. Đã đủ đầy minh chứng, nói chung cho hàng triệu môn đồ đạo Cao Đài từ trong ra ngoài nước, hãy hãnh diện và vui mừng cả thảy chúng ta là người của Thế giới Tam Điểm đời sau trong cửa đạo Cao Đài, mà vị Đại Đạo sư sáng lập là Đức Giáo chủ HIRAM Hộ Pháp phục sinh đó vậy. Để đúng với lời của Đức Hộ pháp khẳng định: “không có một con đường đi nào trên thế giới nầy có, mà trong cửa đạo Cao Đài nầy không có”. Nếu Đạo Cao Đài không phải là thế giới Tam Điểm đời sau, vậy Đức Hộ pháp nói gạt thiên hạ hay sao ?
    Đức Hộ pháp vẫn bị Pháp khảo thí
    Sau khi khai Đạo (14-10-Bính Dần) tại Thánh Thất Từ Lâm Tự, xảy ra việc tà quái ngoài ý muốn, nhưng người theo Đạo mỗi ngày một đông, người Pháp theo dõi, hăm he các Chức Sắc bị dọa nạt đủ điều và lập hồ sơ đen các người theo Đạo trong đó có Ngài. Cả toàn con cái Đức Chí Tôn buổi nọ, còn lại có ba người. Ba người ấy là Đức Quyền Giáo Tông, Đức Cao Thượng Phẩm và Đại Sư Hộ Pháp nhứt tâm nhứt trí quyết làm cho Đạo thành, vừa ý Đức Chí Tôn định.
    Nhờ làm việc tại Campuchia mà Đức Ngài độ được Ngài Tiếp Đạo Cao Đức Trọng, bấy giờ làm Phòng Chưởng Khế tại đây (1927), và anh em vua Cao Miên là Sisowark qua trung gian Tổng Trưởng Sơn Điệp. Trong Hoàng Cung hiện nay vẫn còn thờ Thiên Nhãn.
    Sau khi Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt đăng tiên (19/11/1934), vào ngày lễ Đại Tường (8/11/1935), một Đại Hội Đồng gồm Hội Thánh và Hội Nhơn Sanh đồng bầu cử Đức Hộ Pháp cầm quyền thống nhất Chính Trị Đạo cho đến ngày có Đầu sư Chánh Vị.
    Thời Pháp nạn
    – Vào ngày 23 -7 Canh Thìn (1940), lính mật thám Pháp vào châu vi Thánh Địa xét giấy tờ và đóng cửa Báo Ân Từ. Năm sau, Chánh phủ Pháp ra lịnh cấm công nhân tạo tác Tòa Thánh. Đến ngày 4 -6 năm đó, vào 8 giờ sáng, mật thám bắt Đức Phạm Hộ Pháp. Ba ngày sau họ vào Tòa Thánh đuổi hết mọi người trở về nguyên quán. Chúng xung công tất cả Văn Phòng và chiếm đóng trong chu vi.
    Chúng đày Đức Ngài sang Pháp “Mã Đảo Madagascar” trên chiếc tàu Compiège vào ngày 27-7-1941 cùng 5 vị Chức Sắc. Trong chuyến tàu này ngoài Đức Ngài còn có các nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Thế Sang… Khi đến Đảo, Ngài và chư Chức Sắc bị giam đến ngày 24-11-1944, mới được ra ngoài lao động.
    – Năm 1945, phe Đồng minh thắng, De Gaulle giải phóng nước Pháp, Đức Ngài được đưa về Việt Nam ngày 1-10-1046 tính lại thời kỳ đồ lưu hải ngoại là 5 năm, 2 tháng, 3 ngày.
    1/ VỀ PHẦN ĐỜI:
    Khi hiệp định Genève ký ngày 20 tháng 7 năm 1954 không được tôn trọng, hoàn cảnh nước Việt Nam lúc bấy giờ trở nên đen tối và dần đưa cuộc chiến Việt Nam càng ngày càng khốc liệt. Trước cảnh đồng bào bị ngoại bang áp đặt, gây cảnh nồi da xáo thịt và vì yêu nước, thương dân, nên Đại Sư HIRAM Hộ Pháp phải lưu vong sang Cao Miên vào ngày 16-2-1956 để tìm phương gở rối cho thế cuộc.
    Ngày 26 -3-1956 Đức Hộ Pháp có gởi 2 bức thư cho Chủ Tịch Hồ chí Minh và Tổng Thống Ngô đình Diệm kêu gọi cuộc thi đua Nhân Nghĩa giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam. Đồng thời trình bày Bản Cương Lĩnh Hòa Bình Chung Sống, nhưng cả 2 đều không dám ngồi lại với nhau để bàn bạc vì đang chịu ảnh hưởng nặng nề của ngoại bang, cả hai nhà lãnh đạo Nam Bắc không có quyền định đoạt đến vận mạng của dân tộc mình.
    Tại Phnom Penh, ngày 17-5-1959 nhằm ngày mùng 10 tháng 4 năm Kỷ Hợi Đức Hộ Pháp quy Thiên và để lại một Đại nghiệp cho Đạo.
    Rồi đây ai đến cầm Chơn Pháp
    Tô điểm non sông Đạo lẫn Đời.
    Vừa lo việc đối nội vận hành cơ đạo cho ra thiệt tướng, vừa đối ngoại phổ độ các bậc nguyên nhân anh hào chí sĩ thành tâm giúp đạo, trong số ấy xuất hiện Long Nữ là chơn linh của bà Lâm Hương thanh; Từ hàn Quan Âm là nguyên căn của Ngài Thái Thơ Thanh; Đức Quyền Giáo tông Thượng Trung Nhựt (Lê văn Trung); Trần Quang Vinh tức người Tam Điểm đời trước thời Pháp thuộc… và còn có rất nhiều chơn linh cao trọng khác nữa, cũng giáng linh chuyển kiếp xuống thế mang xác phàm giúp Đại Sư HIRAM Hộ pháp khai đạo Cao Đài phụng sự vạn linh. Nếu không có các đấng thiêng liêng giúp sức thì chắc hẳn nền chơn giáo của Ngài chưa thành đặng.
    Việc thành lập quân đội.
    Khi Đức Ngài trở về Tòa Thánh thì Quân Đội Cao Đài đã lập từ năm 1945 với danh Nội Ứng Nghĩa Binh. Vì hoàn cảnh đất nước và Đạo sự lúc bấy giờ, Đức Ngài phải để quân đội thành hình và xuất quân ngày 8/1 ÂL (1947).
    Đức Ngài nhắc nhỡ “Quân đội các con thành lập đặng do toàn thể trụ cả năng lực trên nền tảng Nghĩa Nhân, Đạo Đức. Ngọn cờ Cứu Khổ của các con xuất hiện nơi nào thì nhân sanh nơi ấy đều phải đặng các con bảo vệ, cứu khổ phò nguy mà làm rạng danh anh tuấn của non sông chủng tộc”
    Xây dựng chợ Long Hoa
    Khi Đức Hộ pháp xuất quan khỏi nhà tịnh Trí Huệ Cung, Ngài thấy chợ Ngã Năm (gần cửa số 4 Nội Ô Tòa Thánh) chật chội và ẩm thấp, nên lấy 47 mẫu đất ở phía Nam Tòa Thánh lập chợ Long Hoa. Đến ngày 05-06-1951, chợ Long Hoa cơ bản thiết lập xong, Đức Ngài làm lễ Ban Phép Lành và trấn thần Long Hoa Thị.
    Khi khánh thành văn phòng Ban Quản Trị Long Hoa Thị (15.07 Quý-Tỵ).
    Chính Đức Ngài đôn đốc công cuộc khai phá rừng, tuy chợ Ngã Năm rất sung túc, nhưng lại ẩm thấp, chật chội. Vì cớ, Đức Ngài mới lấy khu rừng 47 mẫu (chưa có chợ nào đặng 47 mẫu), nhưng chừng vài năm nữa đây sẽ chật hết. Thật vậy, chợ cũ Long Hoa không đủ chỗ buôn bán, nên ngày mùng một tháng Giêng năm Nhâm Thìn (1952), Đức Hộ Pháp cho khởi công đào móng xây Long Hoa Thị.
    Biến tướng thành khu Trung tâm Thương mại hiện đại nhứt tỉnh.
    Sau ngày thống nhất đất nước, chợ Long Hoa được UBND tỉnh phê duyệt vào tháng 1 năm 2002 và giao cho Công ty Xây dựng và Phát triển đô thị Tây Ninh làm chủ đầu tư.Tháng 10 năm 2004 giai đoạn 1, hoàn thành gồm hai khối A, B với kinh phí đầu tư hơn 22 tỷ đồng và đã đưa vào khai thác. Tuy nhiên, giai đoạn 2 triển khai khá chậm so với dự kiến ban đầu, do phải điều chỉnh dự án theo hướng phát triển thêm.
    Được xây dựng trên nền đất 12.482m2 của chợ đầu mối Long Hoa cũ tại thị trấn Hòa Thành, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, Trung tâm Thương mại Long Hoa mới được xây dựng 2 tầng với tổng diện tích sàn 15.688m2 gồm 6 khu mua sắm và dịch vụ.
    Tầng trệt được bố trí trung tâm vàng bạc đá quý, khu thời trang cao cấp, khu chợ đầu mối truyền thống bao gồm 380 sạp hàng tươi sống, nông, thủy, hải sản và 30 ki ốt dành cho các tiểu thương đang kinh doanh tại chợ cũ. Tầng 1 có siêu thị điện máy, siêu thị đồ gia dụng, nhà hàng tiệc cưới và nhà hàng ăn chay.
    Giám đốc điều hành của Trung tâm Thương mại Long Hoa cho biết trong thiết kế kiến trúc của công trình, Công ty vẫn bảo đảm giữ được nét đặc trưng truyền thống của chợ Long Hoa cũ với nóc nhà lồng của Trung tâm có hình bát quái và 8 cửa chợ thông qua 8 con đường, tạo điều kiện thuận lợi cho khách tham quan du lịch và người dân địa phương đến mua sắm, ẩm thực, vận chuyển hàng hóa.
    Tâm tâm huyện Hòa Thành cách thị xã Tây Ninh khoảng 5km, đa số người dân theo đạo Cao Đài, có tốc độ phát triển đô thị nhanh.
    Khu chợ Long Hoa cũ trước đây là đầu mối phân phối dịch vụ, hàng hóa lớn nhất cho các nơi trong tỉnh, khu vực lân cận và sang các tỉnh biên giới của Campuchia.
    Thượng Tôn Quản Thế.
    Sau khi về đến Tây Ninh, Đại Sư Hộ Pháp phải lo trùng tu và tiếp tục hoàn thành công trình xây cất Đền Thánh cũng như sắp xếp mọi việc đối nội và đối ngoại của Đạo. Đức Ngài được Nhơn sanh công cử kiêm thêm chức vụ Thượng Tôn Quản Thế để giám sát Quân Đội Cao Đài.
    Đại Sư ban danh hiệu cho Binh Sĩ Cao Đài là Thiên Binh với thiên trách “Bảo Sanh, Nhân Nghĩa, Đại Đồng”. Từ năm 1946 đến 1955, ở miền Nam Việt Nam, ngoài binh đội của Pháp, chỉ có lực lượng Cao Đài là hùng mạnh nhứt. Quân đội Cao Đài nổi tiếng là can trường và nhân nghĩa nhứt ở miền Nam Việt Nam.
    Thành lập “Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia”.
    Sau chuyến Âu du, với sứ mạng Cố vấn tối cao cho Đức Quốc Trưởng Bảo Đại, quan sát Hội Nghị Génève. Nhưng kết quả không toại ý. Nên Hiệp Định Génève đã chia xẻ Giang sơn gấm vóc của Tiền nhân thành hai mãnh cho ngoại bang lợi dụng và khai thác xương máu của đồng bào Việt Nam, với những mỹ từ vô ích cho nhân dân Việt Nam từ Nam ra Bắc.
    Ngày 20.07.1954, Đức Ngài và đoàn tùy tùng rời Pháp về thẳng Việt Nam. Đức Ngài thấy trước cuộc chiến nồi da xáo thịt và kết quả của nó ra sao. Đức Ngài thương cho đám Việt kiều chúng ta, phải lưu vong ra khắp năm Châu như hiện nay. Sự sung túc về vật chất không thể nào lấn át được hận vong quốc, nỗi lòng hoài hương xa lìa quê cha đất tổ. Vì lòng ái quốc thương dân, Đức Ngài không thể nhắm mắt đưa chân mặc cho tha chủng dày xéo quê hương, nên Đức Ngài vận động với tất cả các lực lượng quân sự ở miền Nam lúc bấy giờ là: Cao Đài, Thiên Chúa, Hòa Hảo và Bình Xuyên, phối hợp với nhau trong một lực lượng thống nhất, lấy tên là “Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia”, gọi tắt là “Mặt Trận Cao Thiên Hòa Bình”.
    2/ VỀ PHẦN ĐẠO:
    Đại Sư HIRAM phục sinh
    Đền Thánh Tây Ninh là một công trình kiến trúc tân kỳ vĩ đại, khiến cho người ngoại quốc thầm kính phục một khối óc phi thường. Đền Thánh dài 145 thước, rộng 40 thước, cao 36 thước về phía gác chuông Hiệp Thiên Đài, 25 thước nơi Cửu Trùng Đài và 38 thước nơi Bát Quái Đài. Công trình tạo tác đồ sộ nguy nga như thế mà Ngài vẫn cho rằng chỉ làm theo lịnh dạy của Đức Chí Tôn, nhưng mãi đến nay chúng ta mới biết Tổ Sư kiến trúc HIRAM đã phục sinh, mượn thể hình Phạm Công Tắc làm con kỵ vật để lập Hội Tam Điểm đời sau. Đúng vậy, nghe những người thợ hồ trực tiếp làm ở thời buổi ấy kể lại rằng, Đức Hộ pháp cứ mỗi đêm Ngài xuất vía về Bạch Ngọc Kinh thiêng liêng, ghi nhớ từng chi tiết rồi tự phát họa lại chuẩn bị cho sáng hôm sau có công thợ làm, xong rồi Ngài xuất vía tiếp… cứ thế cho đến khi hoàn thành một công trình đồ sộ với thời gian khoảng 10 năm mới hoàn chỉnh. Do vậy mà Đức Ngài cho biết Đền Thánh là Bạch Ngọc Ngọc Kinh tại thế. Đây quả là một lối kiến trúc có một không hai, đối với quá trình lịch sử xây dựng của Việt Nam đã hơn 4 ngàn năm Văn Hiến.
    Công nghiệp lớn lao của Đức Hộ pháp là xây dựng Tòa Thánh, cũng như trước kia khi vua Salomon vâng lời Thượng Đế, ra lệnh cho xây cất đền thờ Jérusalem trên đồi Moria. Vua tuyển lựa 30.000 thợ luyện kim, 80.000 thợ hồ, 70.000 phu khuân vác. Tất cả những người nầy đều đặt dưới quyền chỉ huy của kiến trúc sư HIRAM do vua nước TYR gởi đến.
    Kiến trúc sư HIRAM còn gọi là Đại Sư HIRAM, đã phục sinh lập vùng Thánh Địa Tam Điểm đời sau trong cửa đạo Cao Đài.
    Đức Hộ Pháp đặt viên gạch đầu tiên năm 1933, qua năm 1936 mới khởi công xây cất và đến năm 1941 công cuộc kiến trúc bên ngoài vừa hoàn thành thì Đức Ngài bị người Pháp bắt lưu đày. Năm 1946, Đại Sư trở về nước tiếp tục xây dựng. Năm 1954 thì hoàn tất và lễ Khánh thành được tổ chức vào đầu tháng giêng năm Ất Mùi (1955).
    Ngoài ra, quy trình độc đáo trong việc định cư cho người tín đồ ở từ bốn phương qui tụ về vùng Thánh Địa càng ngày càng đông. Lúc bấy giờ, nơi đây là vùng rừng sâu nước độc, Đức Hộ Pháp chắc chắn không có bằng cấp về khoa Thiết Kế Đô Thị, vả lại, vào thời buổi đó làm gì có chuyên khoa nầy. nhưng Ngài đã lập một Sơ Đồ hết sức khoa học, phân lô cất nhà, khu chợ búa, trường học, bịnh viện… và hình thành các con đường theo đúng hướng Đông Tây Nam Bắc, có lộ trước và lộ sau nhà để dễ bề cấp cứu khi cần. Ngoài ra còn có kinh đào làm thủy lộ đáp ứng chợ Long Hoa. Theo các điều quy định cho việc cư trú tại Vùng Thánh Địa Cao Đài, đem đố

  2. TAM ĐIỂM ĐỜI SAU TRONG ĐẠO CAO ĐÀI
    (Tiếp theo)
    2/ PHẦN ĐẠO
    Quả thật, vùng Châu Thành Thánh Địa thuộc tỉnh Tây Ninh, chúng ta thấy từ việc xây cất ngôi Tòa Thánh, những Đền Thờ, dinh thự để làm các Cơ Sở Đạo, những con đường lớn, nhỏ, cầu cống, chợ búa, các Trường Trung Tiểu Học cho đến các Y viện, Dưỡng lão, Cô nhi viện.. đâu cũng có những dấu vết với đôi bàn tay của Đức Hộ Pháp.
    Đặc biệt, với một con người như Đức Ngài, không có mảnh bằng Kiến Trúc Sư, đôi tay chưa hề cầm đến một dụng cụ xây cất nào… thế mà đã điều hành hàng trăm công thợ không chuyên nghiệp, phát nguyện làm công quả, ngày 2 bữa cháo rau không đủ no…để hoàn thành một công trình xây dựng ngôi Đền Thánh với lối kiến trúc độc đáo, hài hòa giữa Cổ- Kim, Âu- Á. Nhứt là dung hợp được những bí pháp chơn truyền của các Tôn giáo, tổng hợp những triết học của các đảng phái đang nắm chủ quyền của đời tại mặt địa cầu này, trong đó có Hội Tam Điểm. Để đúng như lời Đức Ngài khẳng định “Đạo Cao Đài không thiếu một con đường đi nào mà thế giới nầy có”. Những gì mà Đức Hộ Pháp đã làm trước mắt nhơn loại trên toàn thế giới đều nghe và thấy, đủ đầy những minh chứng còn lưu lại tại vùng Thánh địa Tây Ninh ngày nay. Quả quyết, thời buổi ấy chưa có một trí thức đời nào đủ năng lực, kiến tạo để chuẩn bị cho một trật tự thế giới mới an bình siêu nhiên, một thiên đàng tại thế trong tinh thần đạo đức nhơn nghĩa như Đức Ngài Phạm Công Tắc đã làm. Tin chắc, hành tàng của Ngài phải chính do vị Đại Sư Kiến trúc HIRAM tổ sư của Hội Tam Điểm đời trước, chơn linh nhập thể Phạm Công Tắc vào giữa thế kỷ 19, gọi là Đại Sư HIRAM Hộ Pháp sáng lập vùng Thánh địa của thế giới Tam Điểm đời sau, cho nhơn loại vui sống trong cảnh thái bình hạnh phúc, thương yêu và công bằng đó vậy.
    Dám chắc cả thảy môn đồ Cao Đài từ trong ra ngoài nước và nhơn loại trên toàn Thế giới cũng không thể ngờ rằng, thế giới Tam Điểm đời sau lại trong cửa Đạo Cao Đài, mà Đại Sư HIRAM đã phục sinh lập một thiên quốc Cực Lạc tại vùng Thánh địa Việt Nam miền Đông Nam Châu Á, Thái Bình Dương cho một giống dân nô lệ, nhỏ nhen, nhưng giàu lòng nhân ái, biết tôn sư trọng đạo, giữ nghĩa đồng sanh đặng làm cơ quan cứu thế kỳ ba này. Sở hành xuất hiện của Đấng ấy là Đại Sư HIRAM Hộ Pháp vừa là giáo chủ Đạo Cao Đài Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Ngài đến lập Hội Thánh Tam Điểm đời sau trong cửa đạo Cao Đài để lãnh một sứ mạng làm giềng mối kết liên không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, đảng phái…trên toàn thế giới, hòa hiệp thống nhứt nhìn nhau là anh em ruột thịt, có cùng chung một tinh thần đạo đức nhơn nghĩa, tiến đến xây dựng một thế giới mới hòa bình hạnh phúc trong “Tự do, bác ái và công bằng”.
    Trên đất khách
    Vào đầu tháng 8 năm Ất Mùi (1955), vị Tổng Tư Lệnh Quân Đội Cao Đài, khi được Quốc gia hóa, ra lệnh thành lập Ban Thanh Trừng, bắt nhiều đạo hữu giam cầm. Một số thiếu nữ trong Đạo cũng bị câu lưu mấy tháng và bị ép buộc phải khai nhiều điều khiếm nhã cho Đức Ngài. Còn chính Đức Ngài cũng bị cầm lỏng tại Hộ Pháp Đường chung quanh có quân đội võ trang canh phòng, từ 20 tháng 8 Ất Mùi (1955) đến mùng 5 tháng 1 Bính Thân (1956). Vì quá đau buồn cho cảnh đồng đạo tương tàn, Đức Hộ Pháp buộc lòng cùng nhiều Chức Sắc tùy tùng rời khỏi Thánh Địa, lúc 3 giờ khuya ngày ấy nhắm thủ đô Miên quốc Campuchia trực chỉ. Việc ra đi được Đức Ngài tuyên ngôn như sau:
    “Bần đạo buộc mình phải xuất ngoại đặng bảo thủ tự do cá nhân của Bần Đạo, hầu đem ra một giải pháp mới mẻ có thống nhứt hoàn đồ và chủng tộc là phương pháp Hòa Bình và Chung Sống”. Hành động rời Tổ Đình, không những để bảo vệ tự do cá nhân để chủ thuyết của Đức Ngài được quảng bá sâu rộng trên toàn thế giới và các giáo lãnh Tôn giáo mà còn một sự hy sinh cao cả “tránh cảnh đồng đạo tương tàn” như Đức Cao Thượng Sanh thuyết. Chẳng khác nào như Đức Jésus Christ hy sinh trên Thập tự giá để cứu nhân loại.
    Trở về ngôi xưa cảnh củ
    Dù sống trên đất bạn an toàn, nhưng lúc nào Đức Ngài cũng hướng về quê hương. Tuổi già sức yếu, thế nên bịnh nặng không bao lâu, Đức Ngài quy thiên nhằm mùng 10 tháng 4 Kỷ Hợi (17-5-1959), hưởng thọ 70 tuổi. Việc qui Thiên của Đức Ngài được đài Thông Thiên Học chứng nhận và thông báo trên mặt báo cho toàn thế giới biết. Ngay khi thi thể chưa liệm Đức Ngài giáng Cơ cho bài thi nhiều ẩn ý sau:
    “Trót đã bao năm ở xứ người,
    Đem thân đổi lấy phút vui tươi.
    Ngờ đâu vạn sự do Thiên định,
    Tuổi đã bảy mươi cũng đủ rồi.
    Nhớ tiếc sức phàm thừa chống chỏi
    Buồn nhìn cội Đạo luống chơi vơi
    Rồi đây ai đến cầm Chơn pháp
    Tô điểm non sông Đạo lẫn Đời”.
    ■ nhắc lại, Vi bằng 165 vị chức sắc truất phế Đức Hộ Pháp.
    ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
    (Tam thập nhị niên)
    Tòa Thánh Tây Ninh
    VI BẰNG
    Phiên nhóm bất thường của Hội Thánh Cửu Trùng Đài, Phước Thiện và các cơ quan tại Giáo Tông Đường ngày mồng 10 tháng 3 năm Đinh Dậu (9-4-57) vào lúc 9 giờ ban mai.
    Dưới quyền chủ tọa của Ngài Chánh Phối Sư Ngọc Non Thanh với sự hiện diện của chư chức sắc Hành Chánh, Phước Thiện và chư vị Đầu Phận Đạo, Lễ Sanh nam nữ gồm có 165 vị. Sau khi trao đổi về tình hình nguy ngập của Đạo lâm vào ngõ bế tắc, do những hành động của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc.
    Thông cảm thiện chí của Ngài Thượng Sanh và Thập Nhị Thời Quân ở Sài Gòn do bức thơ đề ngày 7-4-57. Nên Hội Thánh Cửu Trùng Đài, Phước Thiện cùng toàn thể chức Sắc sau đây đồng tâm quyết nghị.
    1- Không thừa nhận và không chịu trách nhiệm các hoạt động chánh trị của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc.
    2- Kể từ nay chấm dứt mọi sự liên lạc giữa Nam Vang và Tòa Thánh Tây Ninh.
    3- Tất cả mạng lịnh và chỉ thị chi của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc từ ngoại bang đưa về đều coi là không hiệu quả đối với Hội Thánh Tây Ninh về mặt chánh trị.
    4- Hoàn toàn tín nhiệm Ngài Thượng Sanh cầm giềng mối Đạo, Thập Nhị Thời Quân hành Đạo đúng theo luật Pháp Chơn Truyền và triệt để tuân mạng lịnh của Hiệp Thiên Đài để điều khiển Đạo. Cả toàn Hội Thánh Cửu Trùng Đài và Hội Thánh Phước Thiện nam nữ đồng thanh yêu cầu Ngài Thượng Sanh và Thập Nhị Thời Quân về Tòa Thánh Tây Ninh để cứu vãng tình thế nguy ngập của Đạo.
    Buổi hội bế mạc vào lúc 11 giờ trưa.
    CHỨC SẮC CÓ MẶT DỰ HỘI, ĐỒNG KÝ TÊN DƯỚI ĐÂY: (tất cả 165 vị)
    Nữ Chánh Phối Sư Thái Chánh Phối Sư Thượng Chánh Phối Sư
    Hương Hiếu Thái Bộ Thanh Thượng Sáng Thanh
    Chánh trị Đạo là gì?
    Toàn thể các tôn giáo hiện có mặt trên thế giới nầy, có tôn giáo nào mà không làm chính trị Đạo để tạo Đời cải dữ ra hiền, nếu Đời hiền thì không cần có tôn giáo. Nếu tôn giáo không làm chánh trị thì dứt khoát không phải là một tôn giáo nữa! Như vậy tôn giáo không làm chánh trị để cứu Đời thì làm gì? Chẳng lẽ lập tôn giáo rồi xây cất đền chùa, thánh thất… để cho những kẻ nhu nhược yếu hèn, dị đoan mê tín, mượn danh đạo tạo danh đời vào đó ẩn mình để trốn tránh tội tình, mượn danh đạo tạo danh mình đặng lừa mị nhơn sanh mà thế gian thường gọi là quỷ chùa đúng lắm ? Hay là nơi dành để cho những kẻ trốn tránh cái nợ đồng sanh trong nhơn quần xã hội? trốn tránh cái trách nhiệm làm cha, làm mẹ, làm con… của một gia đình? Cao trọng hơn hết là trốn cái nợ quốc vương thủy thổ? Phải làm thế nào để thể hiện được cái tính dân tộc truyền thống ngàn đời oanh liệt của một quốc gia nữa chớ! Còn phải đào luyện cho tinh thần được trí hóa tinh tấn rồi cùng sánh vai với các nước khác trên trường quốc tế nữa kìa.
    Nếu một nền tôn giáo có Thể pháp để làm ngoại dung mà không có tinh thần chánh trị đạo Bí pháp nội dung để làm cơ quan cứu thế, thì chắc hẳn tôn giáo ấy chỉ là tả đạo bàn môn mà thôi. Vậy chánh trị đạo của tôn giáo Cao Đài là thế nào? là cái bí pháp thay cũ đổi mới, nói và làm thật nhằm mục đích phụng sự: ưu nhơn, ái vật, cải thiện dân sinh, làm cho đại đồng thiên hạ, ra thiệt tướng thiên đường tại thế gian nầy. Bằng mặt trận trí thức tinh thần đạo đức nhơn nghĩa, lấy Pháp thương yêu và Quyền công chánh làm căn bản.
    Thể theo tinh thần nhơn loại của mỗi một quốc gia, mà các tôn giáo lập nền tảng chánh trị đạo để thu tâm thiên hạ bằng nhiều phương cách:
    – Thích giáo lấy từ bi, bác ái làm căn bản.
    – Đạo giáo lấy Thân làm căn bản.
    – Nho giáo lấy Trí làm căn bản.
    – Công giáo lấy Tâm làm căn bản.
    – Hồi giáo lấy Tín ngưỡng làm căn bản.
    – Cao Đài giáo lấy tinh thần “thương yêu và công bằng” làm căn bản.
    – Nhơn đạo lấy Nhơn nghĩa làm căn bản.
    – Thế giới Tam Điểm lấy “tự do, bác ái, công bằng” làm thước đo chân lý lập tân thế giới.
    ▪ Dân tộc Việt Nam lấy “tinh thần Đại nghĩa” của một nền Quốc Đạo Văn hiến 4000 năm dựng nước và giữ nước.
    Chánh trị đạo của các vì giáo chủ cầm quyền tư pháp tức chủ về pháp, nắm quyền trị thế và giác thế. Các Đấng ấy muốn thu phục tâm lý nhơn sanh, nên phất lên chủ nghĩa để lấy làm làm cờ hiệu quy nhứt như: từ bi, thân, trí, tâm, tín ngưỡng, tinh thần, nhơn nghĩa… Muốn có lực lượng phải phổ độ chúng sinh lập thành Hội Thánh là cơ quan hành pháp, mà đời gọi là quân đội. Có chính trị mới phát sanh quân đội, nếu không có quân đội thì chính trị cũng khó có và nếu không có quân đội thì chính trị chỉ là một giả thuyết không có thật.
    Vậy chánh trị là hồn tức Đạo, còn quân đội là xác tức Đời. Cho nên, hồn và xác hay Đạo và Đời phải tương liên hiệp một mới mong tạo đời chuyển thế.
    Trong Đạo Cao Đài có Hiệp Thiên đài là hình trạng của Ngọc Hư Cung tại thế, nắm chính trị Càn khôn Vũ trụ, cầm luật thiên điều là Đạo do Đức Giáo chủ Đại Sư HIRAM Hộ pháp chưởng quản. Đức Ngài cho biết “Hộ pháp giáng trần cầm Bí pháp” và Ngài cũng nói rõ thêm “ Bí pháp mới là phận sự đặc biệt của Bần đạo, còn Thể pháp Bần đạo làm giùm cho thiên hạ”. Một bằng chứng, Ngài giao cho Đức Lý kiêm Giáo tông Cửu Trùng đài rồi còn gì.
    Đã đủ đầy minh chứng, với tư cách là Hiệp Thiên đài thuộc Đạo cầm quyền tư pháp, Đức Hộ pháp trở thành một vị Đại Đạo Sư gọi là Thượng Tôn Quản Thế vi chủ tinh thần quân đội Cao Đài, mà quân đội là do nơi 3 vị Chánh Phối sư thuộc Hội Thánh Cửu Trùng đài cầm quyền thống nhứt thành lập, đặng có phương trừ an nội loạn và ngoại loạn.
    “Trên Bạch Ngọc Chí Tôn cao ngự,
    Giữa Tây phương nắm giữ thiên điều.
    Dưới Ngọc Hư kể bao nhiêu,
    Thiêng liêng các Đấng lập triều trị dân”.
    Như vậy Đền Thánh Cao Đài Tây Ninh là Bạch Ngọc Kinh tức Kinh đô Cực Lạc của một thế giới mới lạc nghiệp âu ca. Nói theo “Phong Thần Tái Diễn”, thì Đền Thánh, cũng như một cung điện của triều đại thời nhà Châu, trời người đồng trị thiên hạ thái bình.
    Đền Thánh là Bát Quái Đài cũng là Bạch Ngọc Kinh tại thế. Đã đến ngày giờ Thiên cơ chuyển pháp, thiên điều phục nguyên thánh thể lại, cho nên chúng ta đừng dấu dím nữa, cũng chẳng có gì mà xấu mặt. Muốn trở thành con người Tam Điểm không phải là một việc dễ dàng có được ! Phải chăng nền văn minh của nhân loại hiện nay và cái quyền được sống tức định luật nhân quyền quốc tế của hàng tỷ người trên mặt địa cầu này…còn tồn tại đến ngày nay đều do thế giới Tam Điểm đàn anh đã đổ biết bao xương máu, dệt gấm thiêu hoa, tô đậm những nét son vàng tỏa sáng cho hành tinh xanh mãi trường tồn, cho đoàn hậu tấn của chúng ta thừa hưởng. Chúng ta rất may duyên, phải hãnh diện và tự hào nói thật lớn cho cả thế giới biết rằng, Đền Thánh Tây Ninh là kinh đô Cực Lạc hay cung điện của thế giới Tam Điểm đời sau, do chính Tổ Sư kiến trúc HIRAM Hộ Pháp phục sinh tạo tác. Cũng là nơi dành để cho các bậc nguyên nhân, anh hào tuấn kiệt quy hồi cựu vị trong tinh thần thi hành nhơn nghĩa: ưu nhơn, ái vật, cải thiện dân sinh, làm cho đại đồng thiên hạ, ra thiệt tướng Hội Thánh Quốc Đạo Nam Phong Việt Nam lập đời Thánh đức.
    Vậy mà 165 vị chức sắc lớn có biết đạo là gì đâu? tỏ ra mình khôn rồi làm càn thò tay ký tên truất phế, cấm đoán, không nhìn nhận thầy của mình, định tội Thầy mình làm chính trị. Họ đã phạm thệ nghịch sư phản bạn ” thề Hộ pháp tận đọa tam đồ bất năng thoát tục”.
    ▪ Thử hỏi, đối với thế giới Tam Điểm đời sau trong cửa Đạo Cao Đài như chúng ta đây, những vị chức sắc những tay thợ rành nghề ấy (F.M) đã phản phúc bức tử Thầy (M) của họ và đám tùy tùng tại xứ người (Campuchia), cấm không cho về Đền Thánh phải tính như thế nào cho đáng tội?
    Công nghiệp lớn lao của Đức Hộ pháp là xây dựng Tòa Thánh, cũng như trước kia khi vua Salomon vâng lời Thượng Đế, ra lệnh cho xây cất đền thờ Jérusalem trên đồi Moria. Vua tuyển lựa 30.000 thợ luyện kim, 80.000 thợ hồ, 70.000 phu khuân vác. Tất cả những người nầy đều đặt dưới quyền chỉ huy của kiến trúc sư HIRAM do vua nước TYR gởi đến.
    Kiến trúc sư HIRAM còn gọi là Đại Sư HIRAM, đã phục sinh lập vùng Thánh Địa Tam Điểm đời sau trong cửa đạo Cao Đài.
    Không khác cái thảm sát giết Thầy của thế giới Tam Điểm đời trước, trong đám đệ tử có 3 người “thợ” âm mưu với nhau, ép buộc Đại Sư HIRAM (M) phải tăng lương họ lên bậc “thầy” và phải tiết lộ “bí truyền” cho họ, nếu không thì họ sẽ giết Đại Sư HIRAM.
    Khuya đến, Đại Sư HIRAM đi tuần trong đền, thì bị 3 tên phản thầy phục kích giết chết. Chúng đem xác của Đại Sư ra chôn dưới gốc cây xiêm gai (Accacia). Trước khi chết Đại Sư HIRAM đã nhanh tay ném “chiếc tam giác bằng vàng” đeo nơi cổ xuống giếng sâu (bí mật hay còn gọi là bí pháp). Tam Giác ấy chứa đựng tất cả những điều bí mật mà tiên tri Moise đã truyền lại cho dân Do Thái, cùng tên họ của vị Đại Kiến Trúc Sư của vũ trụ.
    Đại Sư kiến trúc HIRAM xuất hiện sở hành trong tam bửu:
    – Chơn linh: Thượng Đế Di Lạc, lập trật tự thế giới mới thiên đường tại thế.
    – Chơn thần: vua Salomon, cầm chánh pháp có nghĩa làm Hộ Pháp thay mặt cho Thượng Đế thi hành “tự do, bác ái, công bằng, vô tư vô vị tại mặt thế gian này.
    – Chơn khí: Kiến trúc sư HIRAM xuất hiện sở hành ra thiệt tướng.
    Tam bửu hiệp nhứt trong thể hình HIRAM hoàn thành sứ mạng, xây cất đền thờ Jérusalem đoạt phẩm vị, đáng được lưu danh, nêu gương ư hậu thế là Đấng Đại Đạo Sư HIRAM của Vũ trụ, sống mãi trong tinh thần của nhơn loại trên toàn thế giới.
    Thảm trạng, trò phản Thầy của đời trước đã tái diễn lại trong cửa Đạo Cao Đài. Đại Sư HIRAM Hộ pháp (M) của thế giới Tam Điểm đời sau xác nhận tại xứ người “ Đức Ngài ra đi mang theo cả Hội Thánh, còn toàn bộ chức sắc tại Tòa Thánh Tây Ninh là một Hội Thánh Ngô Đình Diệm” thật đúng vậy. Họ tố cáo và truất phế Thầy của họ làm chánh trị năm 1957, tức gián tiếp giết chết Thầy của họ 2 năm sau đó (1959) tại Campuchia xứ lạ quê người và họ tự sát cả chính họ mà họ không hề hay biết. Vì sao? Họ chính là người của Hội Thánh Cửu Trùng Đài biến tướng thành Quân đội, dưới sự chỉ đạo của Hiệp Thiên Đài cầm quyền chánh trị là Đức Hộ pháp. Hãy nhận xét cái bí pháp tương liên giữa Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài là cơ quan hành chánh trị Đạo phát tiết Chơn khí xuất hiện quân đội Cao Đài trương cờ Bảo sanh nhơn nghĩa đại đồng.
    – Đức lý là Chơn khí của Đức Hộ pháp, cũng như Cửu Trùng Đài là Chơn khí của HTĐ.
    – Đời là Chơn khí của Đạo, cũng như Quân đội là Chơn khí của Chánh trị.
    – Hành chánh là Chơn khí của Tư pháp, cũng như Thể pháp là Chơn khí của Bí pháp.
    – Trò là Chơn khí của Thầy, ví như hình hài thể chất là Cơ khí của ý thức vậy.
    Cái cảnh vị Đại Sư HIRAM Tam Điểm đời trước bị đệ tử thảm sát, nó tái diễn lại trong Tam Điểm đời sau cũng như Đại Sư HIRAM Hộ Pháp bị phản đồ bức tử, phế Thầy, quả thật đời trước và đời sau như hình với bóng vậy.
    I- THỂ PHÁP TAM ĐIỂM (1926-1964).
    Cửu Trùng Đài
    “Cửu Trùng Đài là ngôi vị Thần, Thánh, Tiên, Phật, Thầy sắm sẵn tại thế. Nó là cái không khí biểu (baromètre) để chỉ trước Thiên vị của mình. Lập Tam Kỳ Phổ Độ nầy thì Thầy lựa chọn: nhứt Phật, tam Tiên, tam thập lục Thánh, thất thập nhị Hiền, tam thiên Đồ đệ, là Thầy nói Thầy đến hiệp các Đấng mà Thầy đã sai đến trước lại làm một mà làm Hình thể của Thầy hầu mở Tam Kỳ Phổ Độ. Ấy là Cửu Trùng Đài.”
    Theo tinh thần của Thể pháp Tam Điểm, thì Hội Thánh Cửu Trùng Đài thờ Thiên Nhãn thi hành tam lập, nặng về lập công là cơ quan hữu tướng hành chánh trị đạo của một đoàn thể, trong đó gồm những vị chức sắc mượn tánh đức của các đấng thiêng liêng mà phụng sự nhơn sanh trong tinh thần thương yêu và công bằng.
    Tổng cộng khoảng trên 3000 vị, thừa hành đấng cao nhứt là anh cả Giáo Tông.
    Thần có 3 đẳng cấp chánh vị, thuộc Hội Thánh em:
    – Địa Thần (Đạo Hữu) thi hành đúng như lời đã minh thệ, lo phụng sự cho dân, nêu gương tốt đại diện trong một xã. Đối với Tam Điểm là Tập nghề (F)
    – Nhơn Thần ( Phó trị sự, Thông sự, Chánh trị sự), thi hành đạo đức nhơn nghĩa vượt trội hơn hẳn bạn đồng sanh trong một huyện. Tam Điểm gọi là Thợ bạn (F.M).
    – Thiên Thần (Lễ sanh) thì lo phụng sự cho dân, do dân, vì dân, được dân mến dân thương mà tôn tặng lên một phẩm vị cao trọng đứng đầu trong cả tỉnh. Với Tam Điểm là Thầy nghề (M).
    Hàng Thánh cũng có 3 cấp chánh vị, thuộc Hội Thánh anh trung ương:
    – Địa Thánh (Giáo hữu dạy bạn) thuộc cơ quan hành pháp cầm quyền trị thế, nhằm mục đích phụng sự cho dân trong cả nước, được dân trọng dân thương, nêu gương sáng bằng tinh thần đạo đức nhơn nghĩa cho toàn dân noi theo, như các ban ngành Trung ương: Văn phòng Chính phủ, UB Quốc Hội, UB Mặt Trận … và các vì Bộ Trưởng… Tam Điểm gọi là tập nghề (F).
    – Nhơn Thánh thuộc quyền của Chủ Tịch Nước và Phó Chủ Tịch nước, phải có tinh thần thương dân như con, trọng dân cũng như anh em ruột thịt của mình, để đúng với câu “ý dân là ý trời”. Lo cho dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh, làm được như vậy được toàn dân tôn tặng lên một phẩm vị Thánh sống tại thế, mà ngày xưa gọi là Bố Cái Đại Vương đáng làm cha mẹ của dân đó vậy. Thế giới Tam Điểm gọi là Thợ giỏi (F.M).
    – Thiên Thánh là Ông Thầy của toàn dân trong một nước, muốn dạy dân phải thương dân, rồi xích lại gần dân đặng biết dân, muốn biết dân phải do dân, vì dân, lắng nghe dân, học nơi dân, làm theo nguyện vọng của dân mới xứng đáng làm Thầy của toàn một dân tộc. Giáo hóa và chăm lo phụng sự cho dân được lạc nghiệp âu ca, nước được hòa bình thịnh trị. Công nghiệp đó là ngôi vị của Tổng Bí Thư nước hay là Tổng Thống chỉ có một mà thôi, thế giới Tam Điểm gọi là Vị Đại Sư (M) đứng đầu một quốc gia được toàn dân tôn tặng.
    Tiên cũng có 3 cấp, thuộc hàng lãnh đạo Hội Thánh anh.
    Bằng tinh thần trí hóa tùy phương để phụng sự cho nhơn loại trên toàn thế giới về thể xác lẫn tinh thần được ấm no hạnh phúc, thiên hạ thái bình, được nhơn loại tôn tặng lên tột phẩm vị một Ông Tiên sống tại mặt thế gian này.
    – Địa Tiên xuất hiện sở hành một ban Hội đứng đầu đại diện cho 1 Châu trong 5 Châu: Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc, Châu Phi, Châu Á. Như vậy có 5 ban đại diện của 5 Châu. Với Hội Tam Điểm gọi là Tập nghề (F).
    – Nhơn Tiên một ban Hội xuất sắc đại diện thay mặt đứng đầu 5 ban Hội của 5 Châu lục, thuộc đẳng cấp toàn thế giới. Người Tam Điểm gọi là Thợ giỏi (F.M) có thể thay mặt Thầy (M).
    – Thiên Tiên là đặc quyền quyết định của ban Đại diện Hội Đồng Liên Hiệp Quốc mà vị đứng đầu đó là Tổng Bí Thư (M). Hội Tam Điểm gọi là vị Đại Sư Vũ Trụ (M) của thế giới.
    Tôn giáo Cao Đài đã dành để ngôi vị NHƠN ĐẠO cao trọng tối cao nhứt là ngôi GIÁO TÔNG (M), đạt phẩm vị Thiên Tiên là anh cả của toàn thể nhơn loại trên hoàn cầu nầy, chớ không phải riêng của một tôn giáo, một nước, hay một dân tộc, một đảng phái nào.
    Ban sơ khai Đạo, Đại Sư HIRAM Hộ Pháp (M) là đấng đầu tiên sáng lập thế giới Tam Điểm đời sau trong cửa Đạo Cao Đài có khẳng định: “tại mặt thế gian nầy, đấng nào thu phục được tâm lý của nhơn sanh vào khuôn đại đạo, thi hành hai chữ nhơn nghĩa cho ra thiệt tướng thì ngôi vị Giáo Tông của người đó.”
    II- BÍ PHÁP TAM ĐIỂM (1964-1968)
    A- HỘI THÁNH QUỐC ĐẠO NAM PHONG VIỆT NAM (Trung ương)
    Thuộc Hội Thánh trung ương đệ nhứt quyền, là phận sự của chư Thánh, chư Tiên tại thế, mượn phẩm vị giả trạng để định sở hành thiêng liêng vị, trong khuôn pháp thương yêu và quyền công chánh. Có tương liên với quyền hạng và đẳng cấp cũng không khác 3 cấp: Thầy (M), Thợ giỏi (F.M) và Tập nghề (F) như của Hội Tam Điểm đời trước.
    Gồm: nhứt Phật, tam Tiên, tam thập lục Thánh, thất thập nhị Hiền, tam thiên Đồ đệ.
    B- HỘI THÁNH QUỐC ĐẠO NAM PHONG (Địa phương)
    Thuộc “Hội Thánh Quốc Đạo Nam Phong” của 800 trấn Chư Hầu nhà Châu từ trong ra ngoài nước có trên 5 triệu tín đồ, không có hai chữ “Việt Nam” cuối cùng, duy chỉ cấp Trung ương mới có một “Hội Thánh Quốc Đạo Nam Phong Việt Nam” mà thôi. Trước kia triều Thương gọi Hội Thánh em là những Thánh Thất ở tại địa phương, nơi của chư Thần mượn phẩm vị để định sở hành xuất hiện, dìu dắt Tín đồ trên con đường Đạo và đường Đời trong khuôn luật thương yêu và pháp công chánh thi hành Nhơn Nghĩa, mà cùng nhau tấn hóa đoạt phẩm vị Thánh mới nhập vào hàng Thánh thể trung ương. Cũng là Thể pháp Tam Điểm đời sau, thuộc tông đường đệ nhị quyền được phân ra 3 cấp Thần: – Thầy (M), – Thợ giỏi (F.M), – Tập nghề (F).
    – Vậy Hội Thánh cũ là một triều đại a dua xu nịnh, loạn luân thường đạo lý, gia đình trị của Bộ tộc (chi phái) nhà Thương Trụ Vương Đầu Sư Tám Thể pháp Thanh Hương, là một tàn dư của tinh thần Chủ nghĩa Tư bản còn tồn tại trong cửa Đạo Cao Đài; đã suy tàn, quá lạc hậu, mê tín, thoái hóa và biến chất đến mục nát chờ ngày đổ sụp; không còn phù hợp với thời đại mới Chủ nghĩa Cộng Sản về mặt tinh thần đạo đức, con người mới của một thế giới mới thi hành Nhơn Nghĩa: thương yêu, công bằng, dân chủ, văn minh.
    – Phải thay cũ đổi mới ! Làm sống lại, phục sinh lại cái tinh thần đại nghĩa 4000 năm Văn Hiến của Dân Tộc Việt Nam, mà Đại Sư Giáo chủ Hộ Pháp đã tạo khối tinh thần anh dũng bất khuất ấy thành tướng Đạo Cao Đài và Đức Ngài quả quyết:
    “Văn Hiến 4000 năm có sẵn,
    Chi cần dị chủng đến dâng công”.
    Đó là “Hội Thánh Quốc Đạo Nam Phong Việt Nam” của những tinh thần anh hùng tuấn kiệt, của các đấng Thánh đang cầm quyền trị thế, là những bậc nguyên nhân phi thường vì đạo tạo tinh thần cho quần chúng. mà Đại Sư HIRAM Hộ Pháp đã lấy giống dân Việt Nam làm cơ quan cứu thế, làm giềng mối kết liên với các tôn giáo trên toàn thế giới, không phân biệt chủng tộc; tôn giáo; đảng phái, nhìn nhau như anh em ruột thịt thi hành nhơn nghĩa tiến đến đại đồng.
    Kiến trúc sư HIRAM còn gọi là Đại Sư HIRAM là ông tổ của Hội Tam Điểm đời trước, cho thiết lập 3 đẳng cấp tùy theo khả năng chuyên môn của mỗi người. Điều nầy giúp ông dễ dàng chỉ huy và cấp phát lương bổng mà không gây điều dị nghị. Đại Sư HIRAM truyền cho mỗi người một mật hiệu và những dấu chỉ, để nhận nhau trong cùng đẳng cấp với mình. Có 3 đẳng cấp:
    1. Tập sự (apprenti: F) với mật hiệu là JAKIN.
    2. Thợ (compagnon: F.M) với mật hiệu BOAZ.
    3. Thầy (maître: M) với mật hiệu là JEHOVAH.
    Đối với Bí pháp Tam Điểm đời sau, Đại Sư HIRAM Hộ Pháp cũng chơn truyền bí pháp, và ban căn, định vị giao sứ mạng cho các môn đồ đặng thi hành phận sự. Ví như, Đức Hiến pháp Trương Hữu Đức được Đại Sư định:
    – Căn là Từ Hàng Quan Âm. Ý nói Quan Âm gốc do nơi Đức Di Lạc mà có.
    – Hiến pháp là sứ mạng từ Hiệp Thiên Đài, gìn giữ Mật pháp cho Đại Sư Hộ pháp.
    – 1 trong 12 Thời Quân thuộc chi Pháp tức trong nội thân của Đức Hộ Pháp.
    ▪ Bí Pháp: Hiệp Thiên Đài (HTĐ): Đại Sư HIRAM Hộ Pháp (M) biết trước sự việc trò phản thầy, sẽ xảy ra trong nội bộ tại Tòa Thánh Tây Ninh năm 1957, nên Đức Ngài không để trễ như Tổ Sư HIRAM đời trước mà ủy quyền chơn truyền Mật pháp cho Đức Hiến Pháp (F.M), từ Thánh lịnh 65 năm 1956 tại Campuchia “điều hành đạo sự tại Tòa Thánh Tây ninh và mở lớp Bí pháp HTĐ năm 1964-1968.
    ▪ Bí Pháp: Tam Điểm Hạo Nhiên: Đại Sư Hộ Pháp dạy: “ngày giờ nào Bí pháp còn duy chủ quyền Đạo chỉ là giả tướng mà thôi.” Cho nên Đại Sư HIRAM Hiến pháp thọ truyền Bí pháp cho 1 đệ tử vừa ý nhứt trong 18 vị, là ông Du Văn Siêu, căn Chuẩn Đề Bồ Tát (F.M), giao khai quát mở cửa Bí pháp Phạm môn Cung Hạo Nhiên Pháp Thiên tại thế năm 1969-1986, được Đại Sư HIRAM Hộ Pháp ban bút hiệu Phi Phàm.
    ▪ Chơn Pháp: Tam Điểm Hạo Nhiên: Năm 1986-2006 Đức Chuẩn Đề chơn truyền Bí pháp cho Ngài Phổ Hiền Bồ Tát, thiên mạng lo về Pháp chuyển nhập Cực Lạc quốc.
    ▪ Chơn Đạo: Tam Điểm Hạo Nhiên: Mãi đến năm 1998-2013 Đức Phổ Hiền trả “Thân Công Báo thuộc gốc Hạo Nhiên nên trả về gốc…”, lãnh sứ mạng lo về Tăng thi hành nhơn nghĩa bảo thủ chơn truyền chánh pháp, thực hiện đạo đời tương đắc, vạn linh hiệp chí linh.
    Thế là Bí pháp chơn truyền bắt đầu từ năm 1964 được chuyển pháp an toàn mai danh ẩn tích trong vòng bí mật trên 40 năm. Mãi cho đến năm 2006, Chơn đạo mới vận hành bằng phương pháp luận, trên mặt trận trí thức tinh thần đạo đức nhơn nghĩa nói và làm thật, xuất hiện tại mặt thế gian nầy cho đến nay.
    Tuy trên lý thuyết văn bản có lưu lại và trình bày từng chi tiết, nói và làm trước mắt thiên hạ, nhưng tin chắc đến ngày giờ nầy cả 2 quyền đạo và quyền đời vẫn không biết thế nào là Thể pháp và Bí pháp của đạo? Vậy Bí pháp là gì? Họ là ai? Muốn gì ? Đang và sẽ làm gì? Những kẻ phàm tục mà người Tam Điểm thường gọi, họ không bao giờ biết những gì thuộc về thế giới Tam Điểm. Cho dù người trong cuộc cũng không biết rõ nhau, càng gần nhau, thân nhau lại càng không biết rõ về nhau, tìm càng nhiều càng dốt, trí thức cao chừng nào dễ bị lầm chừng nấy. Đó là cái chính trị tâm lý để giúp cho tự thân đào luyện mà tiến hóa, thứ hai là thương lún thương càn nhưng chớ đừng nên tin lún tin càn, là phương sinh tồn bảo thủ chơn truyền mật pháp. Muốn giả hay thật là còn do nơi tâm thật của chúng ta, muốn cùng chẳng muốn cái thật hay giả mà thôi, muốn cái nào trao cái nấy.
    Võ Vương hưng Châu phạt Trụ được thành công mỹ mãn cũng là nhờ Ông thu phục được nhân tâm, 800 trấn chư hầu quy thuận, bởi vì Ông là một vì vua nhân đức thương dân như con, lấy đạo đức nhơn nghĩa mà làm giềng mối tâm lý cho hòa bình hạnh phúc.
    Gồm tất cả những chư vị: Thần, Thánh, Tiên, Phật tay thợ giỏi rành nghề điêu luyện do vị Đại Sư kiến trúc HIRAM Hộ Pháp đào tạo và lựa chọn để thay Ngài. Đó là những đàn cựu lãnh sứ mạng từ vị Đại Sư ẩn mặt qua cơ bút mượn danh nghĩa Chí Tôn vô vi…, truyền mật khẩu, thông tin qua trung gian… nhằm mục đích tuyển chọn tiếp những tập sự (F) và hướng dẫn cho họ trở nên những người thợ giỏi (F.M), rồi sắp xếp có hàng thứ đẳng cấp tùy theo khả năng, kiến thức nhận xét và học hỏi làm việc của mỗi người, lấy 3 điểm “tự do, bác ái, công bằng” làm căn bản. Còn với Tam Điểm đời sau lẽ đương nhiên phải có tự do quyền, chỉ lấy 2 điều “thương yêu và công bằng” làm chánh pháp.
    Tinh thần của Thể pháp Tam Điểm nặng về lập công như xây cất, phước thiện, độ tử…do vậy còn phải tuyển chọn về đức tin, tri hành hiệp nhứt, buộc phải minh thệ lấy sinh mạng mình đặng giữ chữ tín, đối với hạng Tập sự mới nhập môn vào Hội gọi là Đạo hữu, thì thề có ban Trị sự làm nhân chứng:
    – Người Minh Thệ, đọc tên họ và tuổi của mình, rồi: “thề rằng từ đây biết một Đạo Cao Đài Ngọc Đế, chẳng đổi dạ đổi lòng, hiệp đồng chư môn đệ, gìn luật lệ Cao Đài, như sau có lòng hai thì Thiên tru Địa lục.”
    Lời Minh Thệ nầy do Đức Chí Tôn giáng cơ lập ra, chớ không phải do một người phàm nào đặt để, nên có tính cách thiêng liêng huyền bí.
    Câu Minh Thệ gồm 36 chữ, số 36 là bội số của 12, mà số 12 là số riêng của Đức Chí Tôn. Được phân ra tam bửu của 2 phẩm NHƠN THẦN (Chánh, Phó, Thông) và ĐỊA THẦN đầu tộc đạo là THIÊN THẦN (Lễ sanh) như sau:
    1- Thần: “thề rằng từ đây biết một Đạo Cao Đài Ngọc Đế. (Chánh trị sự: Đầu sư em).
    2- Khí: chẳng đổi dạ đổi lòng, hiệp đồng chư môn đệ. (Phó trị sự: giáo tông em).
    3- Tinh: gìn luật lệ Cao Đài. (Thông trị sự: Hộ pháp em).
    ▪ Người: như sau có lòng hai thì Thiên tru Địa lục.”(Đạo hữu: Địa Thần).
    Quả thật lời minh thệ của Đạo hữu phẩm vị Địa Thần có cái Bí pháp hiệp quyền và phân quyền rất sâu sắc. Đạo hữu là người có Đạo, dù có tin Đạo, hiểu Đạo cũng vẫn chưa biết Đạo là gì? Đạo là một khối thương yêu công bằng hóa sanh vạn vật mà chúa tể của thế giới vật chất là con người, cho nên con người là thiệt tướng của khối thương yêu ấy mà thành hình, con người là chúa tể của sự thương yêu thay khối Đại linh quang tạo hóa tại thế nầy. Vì sao ta biết Đạo? Phải chăng do các vì Giáo chủ của các tôn giáo mở Đạo, dạy Đạo… mới giúp cho con người biết Đạo, các đấng ấy cũng là người như chúng ta, nhưng có khác hơn chúng ta là các đấng ấy mang một khối ái truất quần sanh, khoan dung tha thứ và nhân từ độ lượng, đấng tối linh trong vạn linh mà xuất hiện. Năm 1926 Đức Ngài Phạm Hộ pháp cũng đạt được Bí pháp chơn truyền từ đấng ấy, và cũng từ các đấng ấy mà phục sinh, phù hợp với sự đòi hỏi của nhơn loại trong thời buổi hiện đại khi vật chất đang vi chủ về mặt đạo đức tinh thần, Đức Ngài quyết định khai mở Đạo Cao Đài Tam Kỳ Phổ Độ.
    Thần là một khối thương yêu, người có Đạo mà không thoát 3 Thần phẩm có nghĩa đoạt vị được thì đừng trông mong vào hàng Thánh thể Đức Chí Tôn cho đặng, hóa ra là ác Thần chớ không phải hiền Thần, nếu là ác Thần mà lên nắm quyền trị thế dạy bạn có nghĩa là Giáo hữu phải lào thông chơn đạo thì quả quyết đó là ác Thánh chắc hẳn vậy. Cho nên đậu hay rớt, giả hay thiệt cũng từ căn bản 3 phẩm vị Thần giúp cho Địa Thần đạt phẩm vị người tại mặt thế gian nầy. Thế thì cơ đạo trên 80 năm, thử hỏi có mấy ai đoạt phẩm vị Thần sống chánh vị trong cửa đạo Cao Đài, xin cho biết? Nếu không đạt thiên phẩm chánh vị thì quả nhiên Đại Sư Hộ pháp cảnh báo đều là phẩm giả trạng đúng lắm vậy.
    Đại Sư Hộ pháp còn nhắc nhỡ: “trên đầu các con đều có mão Giáo tông (Phó trị sự) và Hộ pháp (Thông trị sự)”, ý của Ngài cảnh tỉnh vừa chơn truyền cho chúng ta hãy ráng giữ gìn lời minh thệ, để thoát 3 Thần phẩm mới xứng đáng là hàng Thánh thể của Ngài đặng lập đời Thánh đức. Cho nên Đức Hộ Pháp khẳng định “thoát 3 Thần phẩm đứng đầu tam Thiên”.
    Minh thệ xong mới nhìn nhận là một Đạo Hữu, thuộc tinh thần Thể pháp Thanh Hương tức Thể pháp Tam Điểm thờ Thiên Nhãn, dạy cho biết thương người như tánh đức của mặt trời vậy. Nhưng đặc biệt, khi lãnh phận sự dầu cho chức sắc Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài hay phước thiện cũng phải minh thệ với Đức Hộ Pháp như sau:
    Trước bàn thờ Hộ Pháp:
    (Chỉ dành cho Chánh Trị Sự và Thông Sự, vì 2 Chức-vụ nầy có giữ về Luật Pháp của Đạo). Tôi là . . . . . . . . . . .ở Hương Đạo . . . . . . . . . . . .lảnh chức . . . . . . . . . .thề rằng: “Từ đây tôi giữ dạ vô tư hành đạo, dầu cha mẹ, anh, chị, em, vợ con, chẳng đặng phép tư vị, giữ dạ chơn thành, thế Thiên hành đạo mà dìu dắt cả anh em chúng tôi đều là môn đệ của CAO ĐÀI NGỌC ĐẾ, trọn trung cùng Hội Thánh, nhứt nhứt do lệnh Chức sắc bề trên, coi cả tín đồ như anh em ruột, không đặng chuyên quyền, chẳng đặng vạy tà, như ngày sau tôi có bội sư phản bạn, đổi dạ thay lòng, thì tôi thề HỘ PHÁP TẬN ĐỌA TAM ĐỒ BẤT NĂNG THOÁT TỤC”.
    Nếu được Đức Hộ Pháp nhìn nhận cho vào Bí pháp Phạm môn, hết thảy chức sắc, chức việc đều phải giải thể để trở thành một tín đồ, muốn vào cửa phật tất cả đều ngang hàng phẩm giá xem nhau như anh em ruột thịt, có cùng chung một Thầy là vị Đại Đạo Sư Hộ pháp là Ông Thần chơn thật mà thôi.
    Hội Thánh Quốc Đạo duy có một, dầu biến ra trăm hình, ngàn trạng thành Đại Đạo đi nữa cũng hườn lại chỉ có một chủ quyền là Thánh Thể Đức Chí Tôn đó thôi, hể tâm lý của kẻ phàm tâm muốn phân chia tạo thành giả pháp sẽ bị chơn truyền của Đức Chí Tôn từ từ tiêu diệt hết. Chúng ta tu hay là không tu, nếu tu thì phải hiền, như còn muốn dữ, thì bước cho xa cửa đạo. “Còn Tam Trấn Oai Nghiêm, Thầy lập đặng thay mặt cho Thầy nơi Cửu Trùng Đài cầm quyền Chánh trị, là Phật đó vậy. Cửu Trùng Đài phù hạp với Cửu Trùng Thiên thì dầu cho cả chơn linh trong Càn khôn thế giới cũng phải vào nơi đó đoạt cho đặng các phẩm vị giả trạng ấy, mới mong lập Thiên vị mình. Chẳng vào cửa Đạo hiệp cùng Cửu Trùng Đài thì chẳng đi đường nào mà vào Cửu Trùng Thiên cho đặng.”
    ▪ Toàn bộ hàng chức sắc của Thể pháp Thanh Hương đã giải thể kể từ khi Đạo lịnh 01-1979 được ban hành, trước và sau năm 1979 cho đến nay…đều thuộc tinh thần ”THỂ PHÁP TAM ĐIỂM” thầy của họ là THIÊN NHÃN.
    1/ BÍ PHÁP HIỆP THIÊN ĐÀI gọi là BÍ PHÁP HỘI TAM ĐIỂM (1964-1968)
    Khi Ngài Hiến Pháp được Đức Hộ Pháp (M) ủy quyền “Điều hành Đạo sự tại Tòa Thánh Tây Ninh”, từ Thánh lịnh 65 năm 1956 tại Campuchia. Đức Hiến pháp (F.M) là một Tín Đồ trung kiên vừa ý nhứt, hơn nữa pháp chánh truyền đã định Hiến pháp thuộc chi Pháp, là 1 trong 12 thời quân nắm Mật pháp của HTĐ tức được Đức Hộ Pháp tiết lộ những điều bí mật. Cũng như Đức Hiến pháp (F.M) được vị Đại Sư HIRAM (M) đời trước đã phục sinh thay xác Phạm Công Tắc, khai sáng Hội Tam Điểm đời sau trong cửa Đạo Cao Đài.
    Không như Tam Điểm trời trước, chính Đại Sư HIRAM Hộ pháp còn sống tại thế đã ủy quyền truyền bí pháp chiếc Tam Giác bằng vàng cho Ngài Hiến Pháp năm 1956, trong Tam Giác ấy chứa đựng tất cả những điều bí mật, không một ai được biết. Mãi đến năm 1964 – 1968, Đại Sư Hiến Pháp (M) thay quyền Đức Hộ pháp mới mở lớp Bí Pháp Hiệp Thiên Đài gọi là “Viện Đại Học Đạo Tâm”, để chuẩn bị cho cơ giải Thể phần Thể Pháp Thế Đạo của Tịch đạo Thanh Hương, đặng thay cũ đổi mới chuyển sang Tịch Đạo: Đạo Tâm giúp cho Bí pháp ra thiệt tướng Cực Lạc thế giới. Bắt đầu từ giai đoạn nầy, thì bất cứ những gì thuộc về Bí pháp Hiệp Thiên Đài mà Hội Tam Điểm đời trước gọi là Hội Kín mai danh ẩn tích vận hành trong bí mật, chỉ có người trong cuộc mới biết.
    Bí pháp chơn truyền trong Tam Bửu của Đại Sư Trương Hiến pháp Quan Âm:
    – chơn linh: Hộ pháp (M), tạo cảnh Cực Lạc quốc.
    – chơn thần: Hiến pháp (F.M), giáo hóa chơn truyền,đem chơn pháp cho vạn linh đạt.
    – chơn khí: Đại sư HIRAM (M) giúp cho bí pháp ra thiệt tướng thế giới đại đồng.
    + Tam Bửu hiệp nhứt trong thánh thể của Ngài Trương Hữu Đức thì Đại Sư HIRAM Hiến Pháp (M) phục sinh phát tiết chơn khí, giáo hóa chơn truyền phổ tế chúng sanh đạt pháp nhìn nhận sở hành tại thế.
    “Một nền Tôn Giáo nào đã xuất hiện tại thế gian này dầu Thể pháp cao siêu bao nhiêu đi nữa, nếu không có Bí pháp (Hội kín) làm tướng diện căn bản, thì nền Tôn Giáo ấy chỉ là Bàn Môn Tả Đạo mà Thôi. “
    Minh thệ
    Được sự độ dẫn của Tập nghề (F), người mới xin gia nhập vào Bí Pháp Tam Điểm phải chịu thử thách đủ điều khoảng 3 tháng, rồi buộc phải minh thệ tin tưởng Thầy, anh em bạn đồng môn của mình, không nghịch sư phản bạn, nếu phạm thệ, thề có “Hộ Pháp tận đọa tam đồ bất năng thoát tục”. Sau khi minh thệ phải học và làm đặng xuất hiện sở hành. Xét thấy tương đối đủ đầy bằng chứng đức tin, khôn ngoan sáng suốt thì Tập nghề giới thiệu lên Thợ giỏi (F.M) được Đại Sư tin tưởng giao thay mặt Ngài xử đoán mọi sự, tiến hóa sớm hay muộn là còn do nơi sự đào luyện nhận thức và học hỏi của mỗi người. Rất hiếm có ai được may duyên chỉ một lần gặp mặt vị Đại Sư (M) thôi, điểm lại không có mấy người, chớ đừng nói chi được Ngài dạy trực tiếp rồi chơn truyền Bí Pháp chỉ có một mà thôi. Quả thật thế gian khó đoán !
    2/ BÍ PHÁP: TAM ĐIỂM HẠO NHIÊN (1969-1986)
    “Theo Bí Pháp chơn truyền thì Ngọc Hư cung (Đại Sư Hộ Pháp. M) đã giao quyền cho Lôi Âm tự (Hiến pháp. F.M), tức Cực Lạc Thế Giới cầm pháp xây chuyển thiên thơ. Nên cung Hạo Nhiên Pháp Thiên (Chuẩn Đề Bồ Tát. M) tức là cửa Niết Bàn (Tây Phương Cực Lạc) xuất hiện.
    Nói về Pháp Chánh Truyền thì Hiến Pháp nắm Mật Pháp, nên Đức Hộ Pháp đã giao cho Đức Ngài một nhiệm vụ yếu trọng là khai quát Phạm Môn Trí Huệ tức cửa Phật Hạo Nhiên Pháp Thiên để minh chứng sự xuất hiện Bí Pháp của Đạo Cao Đài. Vì một khi Thánh Thể Đức Chí Tôn giải thể mà không có lưu hậu chứng cứ, không có hậu nhân kế chí bảo thủ Pháp Chánh Truyền để cho cơ Đạo đến hồi thất pháp thì câu nghi vấn Hiệp Thiên Đài là tòa ngự của Đức Chí Tôn, “ Dù cho còn một mặt Tín Đồ, Hội Thánh vẫn giữ bản quyền Hội Thánh” phải giải đáp sao đây khi không còn Bí Pháp nữa?
    Nói rõ hơn, Đại Sư Chuẩn Đề Bồ Tát (M) Chưởng Quản Cung Hạo Nhiên Pháp Thiên đã được thọ truyền Bí Pháp do chính vị Đại Sư Hiến Pháp (M) Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài của nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, quyền năng Hiến Pháp Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài cũng như Hộ Pháp vậy, làm cho lời khẳng định: “Chủ quyền Chơn Đạo một mình ta” của Đức Chí Tôn phải thành sự thật. Chính vì lẽ ấy, cho nên Chơn Pháp Cao Đài là thiệt hiện Niết Bàn tại thế. Như Đền Thánh là Bạch Ngọc Kinh tại thế. Trong lớp Bí Pháp HTĐ, Đức Phi Phàm nhắc lại lời của Ngài Đại Sư Hiến Pháp:
    – Qua nhìn nhận em tư (Du văn Siêu) là đệ tử số một, căn của em là Chuẩn Đề Bồ Tát, được Đức Hộ Pháp ban bút hiệu Phi Phàm.
    Tam Bửu của Đức Phi Phàm:
    – Chơn linh: Hộ Pháp, thiên mạng lo về phật tạo Cực Lạc thế giới.
    – Chơn thần: Hiến Pháp, thiên mạng lo về Pháp giáo hóa chơn truyền phổ độ vạn linh.
    – Chơn khí: Đại Sư HIRAM Chuẩn Đề, thi nhơn đạo và thiên đạo.
    Tam bửu hiệp nhứt trong thánh thể Phi Phàm là Đại Sư HIRAM Di Lạc, là vị chưởng giáo Cực Lạc thế giới chủ trường “Viện Đại Học Đạo Tâm” cung Hạo Nhiên Pháp Thiên.
    Đức Phi Phàm cho biết “hiện giờ Phổ Hiền ở ngoại quốc, sau nầy về đây giúp mình”.
    Ông còn báo trước: “Bây giờ người ta chê mình không chịu học, thì sau này sẽ học đệ tử chót”. Cũng có vài anh em tò mò muốn tìm hiểu về việc này, Đức Chuẩn Đề rầy:
    – Làm không lo làm, tìm chi mấy chuyện đó! Ông Thánh hiện là ông Thánh dốt, còn Thánh ẩn là ông Thánh hữu học cao hơn. Nếu mình có công, thì dù trốn trong hang núi hay ở đâu đi nữa, sau nầy nhơn sanh họ cũng tìm họ lôi ra lập bàn hương án.
    “ Nói về Bí Pháp là đề cập đến thế giới thần linh có liên đới cùng vật thể. Bí Pháp là kín đáo, khó hiểu, không thể lậu ra. Bí Pháp là huyền diệu pháp, nguyên tắc là vận hành. Bí Pháp là vận hành kín, tri hành là biện pháp bí mật bằng tinh thần mà kết quả biểu lộ ra bằng vật thể. Thấy đặng nghe đặng hoặc bằng vật thể mà có kết quả về mặt tinh thần. không thấy không nghe mà vẫn có hiệu lực, nói rõ là vận dụng bằng tinh thần mà hiện tượng lộ ra bằng vật thể. Bí Pháp không phải tìm mà có, nhưng nó có sẵn ở bực chơn tu đại đức được lựa chọn để điểm đạo, những bậc được thọ truyền là mang một mối nợ giúp đời, được tiếng là ân nhân của vạn loại. Còn người được cái tốt đẹp của nó là chúng sanh hữu đức cùng người có nguyên căn, thế thường vật rất ít là quí. Thường ở nơi tay người có đủ điều kiện sử dụng, ngoài ra là những cái hư không.” “Bí Pháp chơn truyền là quyền năng vô đối của Đức Chí Tôn cầm nơi tay. Ngài đến cùng con cái của Ngài, ban cho mỗi người một quyền hành, đủ phương pháp đủ quyền năng đặng tự giải thoát lấy mình “.
    Truyền bá đức tin thờ Đại Sư HIRAM Hộ Pháp.
    Theo truyền thuyết thì Hội Tam Điểm đã xuất hiện từ tạo thiên lập địa, có mặt ở khắp nơi trên thế giới, từ Âu sang Á được phân ra làm 2 thời kỳ, HTĐ đời trước và HTĐ đời sau. Sự vận hành và phát triển của HTĐ đời trước được chia ra làm hai giai đoạn là Thể pháp và Bí pháp, Hội Tam Điểm đời sau cũng có Thể Pháp và Bí Pháp. Dù Tam Điểm đời trước hay đời sau cũng có chung một sự nhận thức rõ rệt, là tinh thần của Tam Điểm Thể pháp thì thờ và tin Thiên Nhãn là Thượng đế, còn TAM ĐIỂM BÍ PHÁP thì thờ và tin vị ĐẠI SƯ khai sáng Hội Tam Điểm là THẦY, thay mặt Thượng đế tại thế giáo hóa chơn truyền phổ tế chúng sinh, do nơi đức tin hữu hình cho nên Bí pháp Tam Điểm mới mai danh ẩn tích đặng sinh tồn. Sự vận hành kín của Bí pháp Hạo Nhiên từ năm 1969 cho đến 1986 vẫn năm mai danh ẩn tích trong màn bí mật. Người Tam Điểm đời sau ở giai đoạn nầy thường trao đổi và học hỏi với nhau trước mắt thiên hạ, nơi quán tiệm cà phê… sinh hoạt bình thường ngoài xã hội cũng như bao nhiêu người khác. Nhưng có một điểm đặc sắc là họ thường xử dụng “nói tiếng lạ” mà chúa Jêsus Chrits có phân tích, “đấng nói tiếng lạ” dành để cho các đấng thiêng liêng nói chuyện với nhau, và nói với Đức Chúa Trời, thế gian làm sao biết được, nên cần phải có “đấng thông giải” nhơn sanh mới hiểu. Thủ thuật ẩn tích “Nói tiếng lạ” nhằm mục đích không cho người khác biết mình nói gì, mà các tôn giáo gọi là Pháp giới hay mật pháp, hoặc nói rõ là mật mã của đạo học.
    Khi cần thiết người Tam Điểm không xưng hô gọi tên bình thường… mà sở dụng thiêng liêng mượn danh nghĩa các đấng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, Trời; hoặc họ phú, tỷ, hứng tích xưa rồi chuyện nay… mượn cảnh nói vật, mượn người ta nói về mình, chỉ có họ biết thôi. Người ngoài cuộc nghe, họ lắc đầu bảo “tụi đó nói chuyện trên trời dưới đất không hè !” cái cách mai danh là đó vậy, chớ không phải mai danh ẩn tích là trốn nhủi trốn chui ẩn mình trong bóng tối. Cái đặc sắc của thế giới Tam Điểm là mình biết người ta, nhưng không cho người ta biết mình.
    Cách thức gia nhập hội viên
    Muốn gia nhập Hội Tam Điểm đời sau cũng gần giống như đời trước, người phàm tục (profane) phải tự nguyện xin gia nhập có hai người thuộc đẳng cấp là đàn anh thợ giỏi (F.M) đã hướng dẫn một thời gian, tin nhau đến với nhau bằng tinh thần, không bằng giấy tờ giả tướng. Khi thấy được rồi đứng ra bảo lãnh cho minh thệ ở các cơ sở Phi Phàm chi nhánh mật, đặt tại tư gia của người Bí pháp Tam Điểm. Sau một hoặc hai năm do sự tấn hóa học và làm để xuất hiện sở hành, tạo dựng đức tin sớm hay muộn là còn tùy thuộc ở mỗi người gọi là tập sự (F), nếu đạt kết quả tốt thì được sự nhìn nhận kín của vị Đại Sư (M) thăng cấp là thợ (F.M) qua trung gian người trực tiếp hướng dẫn. Có rất nhiều thợ giỏi, nhưng chưa chắc tất cả những người thợ nầy được gặp mặt Đại Sư đâu! Ngài biết ta, chớ ta không biết rõ về Ngài, bởi vì Đức Ngài mai danh ẩn tích đó là cơ sinh tồn. Đặc biệt đẳng cấp thầy là Đại Sư HIRAM Hộ Pháp (M) duy chỉ có một Chơn linh chớ không có hai.
    Dấu hiệu Tam Điểm Cao Đài
    Dấu hiệu của người Tam Điểm đạo Cao Đài là hai bàn tay bắt ấn tý. Trên bàn tay trái, vị trí của Tý ở tại chân ngón áp út, Sửu ở chân ngón giữa và Dần ở chân ngón trỏ. Ấn Tý là cái ấn mà ngón tay cái của bàn tay trái co lại chỉ vào chi Tý rồi nắm lại, bàn tay mặt ốp bên ngoài mà ngón cái chỉ vào chi Dần của bàn tay trái.
    Cách bắt Ấn Tý :
    Ấn Tý là cái ấn đặc biệt của Đạo Cao Đài, cách bắt như sau : (Xem hình vẽ 1,2,3,4)
    – 1 : vị trí của ba Địa chi : Tý, Sửu, Dần trong thập nhị Địa chi nơi bàn tay trái.
    – 2 : ngón cái co lại đặt tại chi Tý, ý nghĩa là: Thiên khai ư Tý (Trời mở ở hội Tý).
    – 3 : nắm bốn ngón tay trái lại, bên trong có ngón cái làm như cái hột ở giữa.
    – 4 : bàn tay mặt ốp bên ngoài nắm tay trái ấy, ngón cái của bàn tay mặt đặt vào vị trí chi Dần của tay trái, ý nghĩa : Nhơn sanh ư Dần (Người sanh ra ở hội Dần).
    Thể Pháp Tam Điểm chuyển sang Bí Pháp Tam Điểm (bí mật).
    Hội Tam Điểm (Freemasonry, Francs maçons) là một tổ chức huynh đệ có nguồn gốc huyền bí từ thời Trung Cổ và chính thức ra đời ở thị trấn nhỏ Warrington, Anh quốc năm 1646. Hội này kết nạp các hội viên thông thái và bác ái để huấn luyện nhau bằng biểu tượng và các nghi lễ một cách bí truyền, phi giáo điều nhằm tiến tới sự hoàn thiện của nhân loại.
    Hội Tam Điểm đời sau cũng có nguồn gốc huyền bí từ Thượng đế và các đấng thiêng liêng giáng linh như Hội Tam Điểm đời trước, họ thường tham gia vào các hoạt động từ thiện, phát triển tình huynh đệ và tôn trọng và học hỏi về những giá trị đạo đức, mong muốn chia sẻ công việc và đóng góp lợi ích cho xã hội. Đến nay, thành viên của Hội Tam Điểm đời sau được phân ra làm hai tinh thần:
    Bí pháp Tam Điểm tin và thờ vị Đại Đạo Sư HIRAM Hộ Pháp (M) thay trời hữu hình tại thế, được chia ra làm 2 tinh thần:
    1- Thể pháp Tam Điểm Cửu Trùng Đài: tin và thờ Thiên Nhãn là Thượng đế vô vi, hiện có mặt trong toàn quốc và khắp nơi trên thế giới gần 10 triệu hội viên, từ năm 1926 đến nay.
    2- Thể Pháp Tam Điểm Hiệp Thiên Đài (1926-1981): tức gốc của Hội Tam Điểm, có 15 vị chức sắc là những thợ giỏi (F.M), gọi là đoàn ngự mã Thiên quân tiền khai Đại Đạo: Thượng Phẩm chi Đạo, Thượng Sanh chi Thế và 12 Thời quân của 3 chi: Bảo, Khai, Hiến, Tiếp. Đặc biệt trong 15 vị chỉ có 1 mình Thời quân Hiến Pháp thuộc chi Pháp cầm Mật pháp, tin và thờ Đại Sư Hộ pháp nên Đức Ngài được ủy quyền Chơn truyền Bí Pháp năm 1956 qua Thánh lịnh 65 tại Campuchia. Chưởng quản HTĐ là Đại Sư HIRAM Hộ Pháp (M) chủ về Pháp.
    – Bí Pháp Hiệp Thiên Đài (Hội Tam Điểm), được ủy quyền 1956, đến năm 1964 mới mở Viện Đại Học Đạo Tâm dạy truyền bá đức tin thờ Đại Sư Hộ Pháp, được 18 vị tin và thờ ngài.
    a/- Bí Pháp Tam Điểm Hạo Nhiên, Đức Chuẩn Đề Bồ Tát (M) được thọ truyền Bí Pháp Hội Tam Điểm (HTĐ), cho nên từ năm 1969 đến 1986 xuất hiện trước mắt thiên hạ, truyền bá đức tin thờ Hộ Pháp, giáo hóa phổ độ chúng sanh được gần 100 vị thờ Đại Sư (M).
    b/- Chơn pháp Tam Điểm Hạo Nhiên, muốn Bí pháp ra thiệt tướng, Đức Chuẩn Đề chuyển Pháp cho Ngài Phổ Hiền Bồ Tát (F.M) hóa thân ra mặt, thế thì từ năm 1986-2008 dần dần mở rộng địa bàn, phân ra 5 cơ sở Tam Điểm nhỏ để lẫn theo thế, mượn thế đặng toan phương giác thế, độ được gần 500 môn đồ. Tỏa hào quang tạo tiếng vang khắp cả nước, lan rộng ra ngoại quốc đều nghe thấy.
    c/- Chơn đạo Tam Điểm Hạo Nhiên, là giai đoạn cuối cùng của cơ chuyển pháp Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, giúp cho Chơn đạo thành thì Hội Long Hoa khai mạc. Do vậy, Đức Phổ Hiền (F.M) trả “Thân Công Báo (F) thuộc gốc Hạo Nhiên nên trả về gốc…” năm 1998, vâng mạng lịnh Bí Pháp Tam Điểm Hạo Nhiên (M) là gốc: thi hành nhơn nghĩa, thực hiện đạo đời tương đắc, vạn linh hiệp chí linh đại đồng thiên hạ. Lúc đầu có 5 vị, đến nay (2013) trên 20 tín đồ.
    Bảo mật và nhận thức tinh thần
    Khi đủ điều kiện trở thành hội viên, ứng viên phải bảo toàn bí mật của hội và không được khai tên thành viên khác khi bị bắt. Bộ phận điều hành của hội được gọi là Cơ Sở Phi Phàm Trung Ương do vị Đại Sư chưởng quản. Các tiểu cơ sở dù nhiều hay ít cũng chỉ có một người lãnh đạo là tín đồ cấp thợ. Về mặt trí thức tinh thần những tín đồ Bí Pháp Tam Điểm tương đối xếp vào đẳng cấp đứng đầu cả nước và quốc tế.
    Về mặt tổ chức và sinh hoạt
    Hội Tam Điểm đời sau cũng giống như đời trước. Đơn vị của Tam Điểm là một loge (chi hội), có nhiều chi hội trong một địa phương (region). Các chi hội ở nhiều địa phương họp lại thành đại hội (convent). Nơi hội họp của một chi hội gọi là đền (temple), các buổi họp gọi là tenues theo những thủ tục (rite) còn gọi là tuân thủ (obédience).
    Nhưng có khác hơn đời trước, lại trong thời buổi Cộng sản chủ nghĩa, cho nên Tam Điểm đời sau mượn những buổi tiệc giổ, cưới hỏi, sinh nhật, những ngày lễ lớn của cả nước như ngày tết, kỷ niệm anh hùng dân tộc… ngày vía các đấng thiêng liêng của tôn giáo, để mở những cuộc hội lớn tại tư gia, nhà hàng.
    Các hội viên cũng như đời trước:
    a) Tập nghề (F): Điều luật đầu tiên là phải giữ yên lặng, được quyền chất vấn, trao đổi cho tỏ tường chơn lý. Tập nghề không có căn riêng như thợ. Sau thời gian tập nghề, thì sẽ được lên cấp thợ bạn. Muốn được vậy, tập nghề phải giải trình, lý luận ngắn gọn dễ hiểu chỉ cho thấy sự chơn thật bất cứ một đề tài nào, pháp giới nào, đã học qua và chưa học. Để chứng tỏ sự hiểu biết có mọi người làm nhân chứng, tự mình định vị công bằng vừa sức với cấp bậc của mình.
    b) Thợ bạn (F.M): Khác người tập nghề, thợ bạn có thể nói lên những ý kiến của mình nhưng chưa được hưởng hết quyền của một F.M. Chỉ sau khi đã hoàn thành sứ mạng và có những kiến thức của cấp bậc của mình, thì thợ bạn mới được tăng cấp lên bậc thầy và được hưởng toàn quyền của một F.M.
    c) Thầy nghề (M): Thầy là thiên mạng, đấng tối linh trong vạn linh, cầm chánh pháp thương yêu và công bằng vô tư vô vị, đem chơn pháp cho vạn linh đạt, đào tạo tập nghề và thợ bạn tiến hóa, phải giữ mình làm gương mẫu cho mọi người đồ theo. Muốn chi hội hoạt động được thì phải có ít nhất là từ 5 cho tới 7 thầy nghề và 2 thợ bạn. Là thầy nghề có thể xin làm chức sắc (officier) có thể đại diện cho chi hội đi dự đại hội địa phương hay đứng ra lập các chi hội (loge) khác. Muốn hợp pháp, các hội viên phải được cấp trên nhìn nhận, tên của chi hội thường là tên của một nhân vật F.M có tiếng vang và huy tín.
    Buổi họp (Tenues)
    Phần lớn trong các buổi họp, chỉ có những hội viên mới được vào, song có một vài buổi, người phàm có thể tới được gọi là “tenue blanche”. Nếu có một diễn giả (conférencier) từ ngoài vào nói chuyện thì được gọi là tenue blanche fermée. Nếu có người phàm tới nghe buổi nói chuyện thì gọi là tenue blanche ouverte. Buổi họp thật sinh động, được quyền chất vấn trao đổi. Mọi người bày tỏ ý kiến một cách lịch lảm, lễ độ và tôn trọng ý kiến người khác, không ai được ngắt lời ai, và không được tỏ ý tán thành hay không tán thành khi không được phép nói. Khi ông chủ tịch cám ơn người thuyết trình rồi tuyên bố bế mạc. Phải nhìn nhận buổi sinh hoạt trong bầu không khí lịch lãm và khả ái của họ.
    Tri hành hiệp nhứt
    Sự giáo huấn của F.M. không phải là một học thuyết mà là một phương pháp đi tìm chân lý của sự hiểu biết qua những biểu tượng có thật, hay bằng tinh thần trước rồi biểu hiện kết quả vật thể sau. Người Tam Điểm họ mượn những biểu tượng cụ thể xãy ra hàng ngày trong xã hội loài người để truyền đạt các giáo lý luật lệ của các tôn giáo, học thuyết của đời bằng phương pháp luận thực tiễn dễ hiểu, vừa chứng minh qua thực nghiệm việc làm nhằm mục đích giải mã những sự thật siêu việt, không thể diễn tả được bằng lời, đó cũng là dùng cái biết mà đi tới cái không biết, cái thấy được mà đi tới cái không thấy được, cái hữu tận đi đến cái vô tận vậy. Nói một cách khác, có những sự việc họ không học tới nhưng mà linh cảm thấy được sự vật.
    Cũng như Tam Điểm đời trước, trong khi sinh hoạt, họ tôn trọng nguyên tắc bình đẳng. Khi hội họp, họ đưa ra trình bày thảo luận các vấn để đã được tổ chức chi phối và phải tuân thủ (obedience) và đưa ra quyết định cho sự sinh hoạt của hội. Họ cho là nhờ vào phương pháp cùng nhau suy nghĩ, giữa những lớp người có nguồn gốc khác nhau, tư tưởng không đồng nhau lại hòa nhau, thì những buổi học hỏi sẽ rất hữu ích, khó mà có thể có được ở ngoài đời. Tánh cách kỳ bí của F.M. mà người đời cho là để che đậy những điều bất chính, thực ra là điều cần thiết để bảo đảm công việc của họ được hoàn thiện và trong sáng, tránh sự lẫn lộn tác động náo nhiệt của xã hội bên ngoài. Thực ra, họ không tách rời thế tục, họ lẫn theo thế đặng chung than

  3. TAM ĐIỂM ĐỜI SAU TRONG ĐẠO CAO ĐÀI (tiếp theo)
    *******
    Tri hành hiệp nhứt
    Cũng như Tam Điểm đời trước, trong khi sinh hoạt, họ tôn trọng nguyên tắc bình đẳng. Khi hội họp, họ đưa ra trình bày thảo luận các vấn để đã được tổ chức chi phối và phải tuân thủ (obedience) và đưa ra quyết định cho sự sinh hoạt của hội. Họ cho là nhờ vào phương pháp cùng nhau suy nghĩ, giữa những lớp người có nguồn gốc khác nhau, tư tưởng không đồng nhau lại hòa nhau, thì những buổi học hỏi sẽ rất hữu ích, khó mà có thể có được ở ngoài đời. Tánh cách kỳ bí của F.M. mà người đời cho là để che đậy những điều bất chính, thực ra là điều cần thiết để bảo đảm công việc của họ được hoàn thiện và trong sáng, tránh sự lẫn lộn tác động náo nhiệt của xã hội bên ngoài. Thực ra, họ không tách rời thế tục, họ lẫn theo thế đặng chung than cùng thế, nhờ thế mới biết thương đời lo cứu khổ.
    Trước kia, F.M được coi là một tổ chức kín đáo (discret) chứ không phải là một hội kín (secret). Người hội viên có quyền tự tiết lộ, nhưng không được phép tiết lộ các đoàn viên khác hiện tại còn sống. Nhưng hiện nay người Tam Điểm lại là ân nhân của xã hội, dám nói lên sự thật và làm thật chỉ cho thấy sự chơn thật, không còn ẩn mình dấu dím nữa, để nêu gương cho nhơn loại đồ theo sống với cảnh sống thật, tránh xa sự giả, mới là cái hạnh phúc chơn thật của một trật tự thế giới mới “tự do, bình đẳng, bác ái”.
    Qua lịch sử biến chuyển cho đến nay, F.M. đã có những bức thăng trầm, và bị đày đọa, thử thách nhục hình, nhưng họ vẫn còn tin tưởng rằng họ là một lực lượng tinh thần, có đủ khả năng để thích nghi với sự biến thể của xã hội và thế giới đặng làm cơ quan cứu thế.
    Họ cũng chịu nhiều nhục nhã và bị khảo dượt từ trong gia tộc ra tới ngoài xã hội, bị tra vấn xét hỏi, bắt bớ tù tội, hăm dọa đủ điều… nhỡ gia đình nào có tang tế thì Thể pháp Tam Điểm thờ Thiên Nhãn không hành lễ đưa đi an táng, cũng như trước kia Tam Điểm đàn anh bị giáo hội Công giáo khảo thí vậy, họ được sự hỗ trợ hậu thuẫn của chính quyền đời. Bởi bất đồng chánh kiến giữa thờ Thiên Nhãn và thờ Đại Sư HIRAM Hộ Pháp, giữa chơn và giả mà từ đó Thể pháp Tam Điểm Thiên Nhãn họ sĩ nhục Bí pháp Tam Điểm rồi họ tìm đủ cách cô lập những nơi thờ tự, học hỏi, họ cấm không cho thờ giáo chủ Đại Sư HIRAM Hộ Pháp cũng là thầy của họ mà ra cớ sự. Cái bản chất của con người Bí pháp Tam Điểm trung can nghĩa khí, dám nói thật và làm thật, bằng tinh thần đạo đức nhơn nghĩa, không chịu lệ thuộc bởi một thế lực nào, họ sống rất gương mẫu tốt đời đẹp đạo trong nhơn quần xã hội.
    “ Cung Hạo nhiên Pháp Thiên là Hiệp Thiên Đài (Hội Tam Điểm), là nơi Chí Tôn ngự, ngự đây là cả quyền năng và tinh thần của Đại Sư HIRAM Hộ Pháp đã giao trọn vẹn cho Cung Hạo nhiên Pháp Thiên thực hiện đạo đời tương đắc, vạn linh hiệp chí linh “.
    Đến ngày giờ thiên thơ chuyển Pháp, Đức Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa vui mừng cầm Bí Pháp ký Đạo Lịnh giải thể 01 của phần giả tướng Thể Pháp Tam Điểm Thanh Hương thờ Thiên Nhãn. Để hiện nguyên hình thú tánh là “Hội Đồng Chưởng Quản” năm 1979, đến 2010 càng lộ chân tướng một Hội ác Thánh suy tàn cuối cùng của nhà Thương, trong tay một hôn quân vô đạo Trụ Vương quỷ vị Đầu sư Tám thất đức bất nhân. Giết hại tôi trung, rước quỷ vào chùa lộng giả thành chơn kết bè lập đãng đặng dễ dàng “bốc nguyệt hái hoa”, hảm hiếp trẻ em đồng nhi, chứa chấp, bao che đám xu nịnh, để xỏ mũi con heo nọc súc chuồn chạy loạn luân thường đạo lý.
    Mục đích của Ngài Bảo Đạo muốn cho toàn thể môn đồ biết rõ cái giả tướng Hội Đồng Chưởng Quản của nhà Thương đã hết thời tiêu vong để cẩn thận mình. Đó là phận sự của Ngài Bảo Đạo đã xuất hiện sở hành ký Đạo Lịnh Giải Thể phần Thể Pháp (ĐL:01/1979), đặng chuyển sang Bí Pháp Tam Điểm Cung Hạo Nhiên Pháp Thiên, nhưng vì sao còn gọi là Bí pháp? là vì Bí Pháp Tam Điểm Hạo Nhiên Chuẩn Đề thuộc gốc Bí pháp Hội Tam Điểm Hiệp Thiên Đài biến tướng do Đại Sư HIRAM Hiến Pháp chủ trường. Từ Bí pháp tấn hóa lên Chơn pháp thì Hạo Nhiên Pháp Thiên là cửa hay mạch giao chuyển còn gọi là Bí pháp hay điểm nhấn để thay cũ đổi mới giữa Thể pháp đặng tác thành Chơn pháp, điểm nhấn trung tâm ấy còn gọi là Phạm môn tức cửa phật Bí pháp Tam Điểm Hạo Nhiên, cũng là cung Thánh cửa ải địa đầu của con đường Thiêng Liêng Hằng sống tại thế.
    Cho nên Bí Pháp Tam Điểm Hạo Nhiên là tướng diện căn bản của Bí Pháp Hiệp Thiên Đài xuất hiện, tương liên và hiệp một cùng Đức Chí tôn, chủ cung Chưởng Pháp xây quyền tạo hóa, nắm quyền trị thế chính quyền năng của Đại Sư HIRAM Hộ Pháp định.
    3/ CHƠN PHÁP: TAM ĐIỂM HẠO NHIEN(1986-2006)
    Giữa hai phạm trù Thể pháp và Bí pháp nghe ra có vẽ mơ hồ không tưởng, thật ra phần Thể pháp ý muốn nói tinh thần đạo đức nhơn nghĩa trong một nước, còn Bí pháp là điểm nhấn để thực hiện bước nhảy, phổ truyền và thu phục tâm lý của toàn thiên hạ trong tình yêu thương huynh đệ đại đồng.
    Thể Pháp dứt, chuyển qua Bí Pháp. Không riêng Đạo Cao Đài, Đại Sư HIRAM thay xác Phạm Công Tắc phục sinh ở Tam Điểm đời sau là Đức Hộ pháp, có nghĩa Đức Phạm Hộ Pháp kế chí tinh thần của Đại Sư HIRAM mở Tam Điểm đời sau. Vận hành từ Thể pháp tạo thành cơ quan hữu tướng Thanh Hương làm nền tảng cho chính trị đạo, rồi chuyển sang Bí Pháp lấy tinh thần Đạo Tâm làm căn bản giúp cho nhơn loại biết tìm về cảnh sống thật hòa sự sống trong càn khôn vũ trụ.
    Sứ mạng yếu trọng của Chơn Pháp Tam Điểm Hạo Nhiên, là làm cho pháp thương yêu và quyền công chánh thành hiện thực. Do nơi vị Phổ Hiền (F. M), lãnh sứ mạng từ Đại Sư Chuẩn Đề Bồ Tát (M) năm 1986 cầm Chơn Pháp Giáo Hóa, đem Chơn Pháp cho vạn linh đạt tại thế, xuất hiện sở hành lập ngôn, thi hành tam thiện.
    – Chơn linh: Hiến Pháp nắm mật pháp, thay thế ngôn ngữ cho Đại Sư HIRAM Hộ Pháp.
    – Chơn thần: Chuẩn Đề giáo hóa chơn truyền thi nhơn đạo và thiên đạo.
    – Chơn khí: Đại Sư HIRAM Phổ Hiền, dạy thi hành đạo đức nhơn nghĩa, kiến tạo Văn Phòng Cơ Sở Phi Phàm Trung Ương.
    Tam Bửu hiệp nhứt xuất hiện sở hành, thọ lãnh thiên mạng lo về Pháp là Đại Sư HIRAM Phổ Hiền Bồ Tát giúp cho vạn linh đạt pháp, chuyển nhập Cực Lạc quốc.
    Với Chơn pháp, trong thời kỳ sau này mới thường gặp những cơn khảo thí đặng thử thách tinh thần. Khi đã trọn phần Thể pháp rồi, liền bước qua mặt Bí pháp là phương tu tâm sửa tánh hầu lập thành Chơn khí thanh khiết mà hiệp với Chơn thần, đặng tiếp Chơn linh để giải phương cứu khổ thêm bề siêu lý diệu chơn. Ấy là phương tầm hiểu chơn truyền Chánh pháp, khi đã vẹn sạch Tinh, Khí, Thần thì là đắc pháp đó vậy.
    Nhơn sanh tu, muốn đạt Đạo, dĩ nhiên phải nhờ chơn sư chỉ điểm khai khiếu.
    Vấn đề then chốt là ở đây. Chơn sư đúng nghĩa, thì quán thông vô vi thực chứng hữu hình. Rõ cảnh Thiêng Liêng Hằng Sống vì đã nhập vào cảnh giới, đã đi khắp các Cung các Điện, diện kiến Đức Chí Tôn nơi Bạch Ngọc Kinh và thọ lãnh Thiên mạng, tức là mang trọng trách làm giềng mối kết liên tinh thần đạo đức nhơn nghĩa với các tôn giáo trên thế giới kể cả những triết học của đời. Lấy chữ hòa làm tôn chỉ trên tinh thần “tự do, bình đẳng, bác ái” tiến đến đại đồng nhơn loại đặng mở Long Hoa Đại Hội, kết thúc Tam Chuyển, để bước qua kỷ nguyên Thánh Đức. Nói ngắn gọn nếu là một Chơn Sư phải đạt Bí Pháp, thông Thể Pháp, tánh hiệp vô vi, nhất quán Phật, Pháp, Tăng và có Thiên Mạng. Đặc biệt, tại cung Hạo Nhiên Pháp Thiên có hai sứ mạng yếu trọng, mượn danh Phật để xuất hiện sở hành nơi Tây phương Cực Lạc.
    – Chuẩn Đề Bồ Tát (M) lo về Phật tạo cảnh Cực Lạc thế giới, ý muốn nói lên lòng từ bi bác ái và công bằng mà kỳ nầy phật Chuẩn Đề Bồ Tát Tây phương Giáo chủ xuất hiện, đặng chỉnh sửa những gì đã thất pháp từ trước đặng mở Cực Lạc thế giới thiên hạ thái bình.
    – Thiên mạng lo về Pháp là Phổ Hiền Bồ Tát (F.M) phổ độ giáo hóa chơn truyền, giúp cho nhơn sanh đạt chơn pháp quy hồi bổn thiện.
    Khi đã trọn về mặt Thể pháp tức nhiên hiểu biết Bí pháp, vì Bí pháp không chi lạ hơn là phương pháp bí yếu để nâng cao giá trị cho Thế đạo. Nói rõ hơn nữa là phương làm cho đời trở nên tận thiện tận mỹ. Nói theo nhơn sanh triết lý thì Bí pháp là kế hoạch nâng cao đời sống nhơn nghĩa.
    Năm 1998, Đại Sư HIRAM Phổ Hiền trong tinh thần Hạo Nhiên Pháp quyết định: “Thân Công Báo thuộc gốc Hạo Nhiên, nên trả về gốc…”, để đúng với lời cảnh báo của Đức Chuẩn Đề tại Hạo Nhiên Phật năm 1984: “bây giờ người ta chê mình không chịu học, sau nầy học đệ tử chót”.
    4/ CHƠN ĐẠO: TAM ĐIỂM HẠO NHIÊN(1992-1998-2014)
    Cũng khá đặc biệt, ngày 15-10 Nhâm Thân (1992) Đức Phi Phàm cho Thân Công Báo minh thệ trước hai Đấng Đức HIRAM Hộ Pháp và Đức HIRAM Hiến Pháp tại chủ cơ sở Cẩm giang của bà “Cứu Khổ Phật”, được Đức Chuẩn Đề Bồ Tát cho thọ giáo nhìn nhận là đệ tử Cung Phật Ngọc Hư (Bát quái Đài) Quy Y Phật. Trước đó 3 tháng, thiếu 3 ngày, cũng tại tiểu cơ sở Phi Phàm Cung Pháp Bích Du của Đắc Kỷ, chư vị Tín đồ thay mặt Đức Thông Thiên Giáo Chủ nhìn nhận một Đạo Tâm được thọ pháp Qui Y, nhằm ngày 10-7 Nhâm Thân (1992) trước tượng Thiên Nhãn Thể Pháp (giải Thể 01-1979), lúc nầy chưa được phép thờ hai Đấng. Vị Đạo Tâm đó đúng 3 tháng sau, Đức Phật Chuẩn Đề mới cho biết nguyên căn của Võ Hoàng Thọ là Thân công Báo.
    Trong khi Đức Phi Phàm đã biết họ Thân là người của Cung Pháp Bích Du, nhưng Ông vẫn thu nhận?! Bởi Thân Công Báo, được biểu hiện cho một tinh thần nhơn nghĩa thống nhất, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, đãng phái… tự chủ quyết đoán, dám nói và làm thật, không chịu lệ thuộc bởi một tinh thần nào, một lực lượng nào; của quý không bán nài, không lượm mót đồ bỏ của thiên hạ đặng làm của quý, lấy chữ hòa làm tôn chỉ, làm tế vật lót đường cho thiên hạ đi qua thi hành trung, hiếu, nghĩa đặng tiến đến đại đồng.
    Hơn nữa, Thân Công Báo là đệ tử Cung phật Hạo Nhiên (1969-1992), xuống thế giúp Cung Pháp Hạo Nhiên (1986-1996). Từ khi Cung Phật Ngọc Hư (1986) phân ra Cung Pháp Bích Du tính theo thời gian (1986-1992) cho đến năm Thân Công Báo được Đức Phi Phàm nhìn nhận là 6 năm (1992). Như vậy, Thân Công Báo xuất hiện trong tinh thần của Bích Du Cung, mới có căn duyên với Cung Ngọc Hư. Nhờ hội đủ điều kiện đó nên Đức Phi Phàm Cung Phật Hạo Nhiên Pháp Thiên, mới nhìn nhận là đệ tử chót cuối cùng của Ông là vậy.
    Kể từ sau đó, Thân Công Báo làm phương tiện trung gian giữa Ngọc Hư Cung và Bích Du Cung, tương liên và hiệp một nơi Bạch Ngọc Kinh, mà Đền Thánh là Bạch Ngọc Kinh tại thế cũng là hình trạng của Bát Quái Đài. Trãi qua hai giai đoạn thi Nhơn đạo và Thiên đạo:
    1- Nhơn đạo: được Đức Phi Phàm Chuẩn Đề “nhìn nhận về phần Nhơn đạo” (1996).
    2- Thiên đạo: tiếp đó, Đức Ngài hứa : “sau nầy ông về định cho”.
    Sau khi giải thể phần Thể pháp Thiên đạo 1998, đặng chuyển tinh thần lên Bí pháp Thiên đạo đặng tác thành Chơn pháp Tam Điểm, Đức Từ Hàn Quan Âm Bồ Tát trả Thân Công Báo về Cung Phật Hạo Nhiên Pháp Thiên bằng pháp giới: “Thân Công Báo thuộc gốc Hạo Nhiên nên trả về gốc…” để có phương cầm Bí pháp chơn truyền thuộc gốc Phật Hạo Nhiên mà xuất hiện hành tàng Hạo Nhiên Tăng giúp cho:
    – Hạo Nhiên Phật thi nhơn đạo và thiên đạo năm 1995-1996.
    – Hạo Nhiên Pháp ra Thiệt tướng là Hỗn Ngươn Thượng Thiên thuộc Tạo hóa thuộc Tăng năm 2005-2006.
    “Thân Công Báo thuộc gốc Hạo Nhiên nên trả về gốc” thì là gốc. Lãnh sứ mạng lo về Tăng thi hành nhơn nghĩa tức Chơn đạo Tam Điểm Hạo Nhiên xuất hiện trong tam bửu:
    – Chơn linh: Đại Sư HIRAM Chuẩn Đề, thuộc Phật (M). Vâng lịnh Tây Phương Cực Lạc, Thi hành luật thương yêu và quyền công chánh cho ra thiệt tướng.
    – Chơn thần: Sư Huynh HIRAM Phổ Hiền, thuộc Pháp (F.M). Giáo hóa chơn truyền dẫn độ nguyên nhân quy hồi cựu vị, chuyển nhập Cực Lạc quốc.
    – Chơn khí: Tín đồ, thuộc Tăng (F).
    Tam bửu hiệp nhứt từ “Pháp Chánh Quốc Đạo Nam Phong Việt Nam”, thực hiện đạo đời tương đắc, vạn linh hiệp chí linh, thi hành Nhơn nghĩa tiến đến đại đồng thiên hạ.
    Trả về gốc để bảo thủ chơn truyền chánh pháp, trên tinh thần tự do quyền, thương yêu và công bằng. Đã đến ngày giờ thiên thơ tiền định, phải phản hồi nguyên bổn đặng tác thành Chơn đạo. 5 tín đồ quèn (F) Hạo Nhiên Tăng: Thanh Công, Nguyễn Văn Ráo, Hồ Tuyết Go, Nguyễn Công Nhuận, Thân Công Báo, chuyển từ ngoài vào trong thi hành NHƠN NGHĨA để tại Hiệp Thiên Đài, cấm cờ Thanh Liên Bửu Sắc trước Đền Thánh Tây Ninh đêm mùng 7- 4 Nhâm Thìn (2012). Dựng bảng Phong Thần tái diễn kỳ ba mà Đại Sư HIRAM Hộ Pháp (M) đã định từ khi khai Đạo, năm Bính Dần (1926), thi hành Nhơn nghĩa cho ra thiệt tướng Hội Thánh Quốc Đạo Nam Phong Việt Nam thì đắc thành Chơn đạo. khai Hội Long Hoa tại Bạch Ngọc Kinh Đền Thánh Tây Ninh.
    THÂN CÔNG BÁO – Cảnh giác !
    Nhơn nghĩa Công Bằng chẳng vị dung,
    Sanh tử Ngọc Hư vốn không cùng.
    Buộc đồ Pháp Chánh tùng quyền đạo,
    Hiệp được Chơn Truyền Hạo Nhiên cung.
    Khai môn Bát Quái Tam Tài trận,
    Hội đủ Phong Thần đặng hiếu trung.
    Long vân Tái Lập đời Thánh đức,
    Hoa chúa Thiên Triều thế giới chung.

    Tây Ninh, ngày 07-1-2014
    – Đồ Phi –

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here