Việt Nam lại bị đưa vào danh sách các nước không có tự do báo chí
Trong báo cáo thường niên về tự do báo chí trên thế giới do tổ chức Freedom House công bố hôm qua, ngày 1/5 Việt Nam bị xếp vào nhóm các nước Không có Tự do báo chí .
Ông David Kramer, Chủ tịch của Freedom House, cho biết tiêu chuẩn để xếp một nước vào nhóm các quốc gia không có tự do báo chí : “Lý do mà một nước được đánh giá là không có tự do báo chí là bởi vì nước này không đáp ứng các tiêu chuẩn về tự do pháp lý, tự do chính trị, tự do kinh tế, để cho phép các nhà báo và tổ chức truyền thông có thể hoạt động.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban tiếng Khmer của Đài VOA, bà Karin Deutsch, một chuyên viên phân tích nghiên cứu về Châu Á thuộc Freedom House, khi so sánh tự do báo chí của Việt Nam với nước láng giềng Campuchia bà cho biết: “Rõ ràng môi trường làm việc của giới truyền thông ở Campuchia chắc chắn là cởi mở hơn so với Việt Nam, hoặc với Miến Điện.”
Trong năm qua, tin tức về các vụ bắt bớ, giam cầm và truy tố các nhà báo và blogger không ngừng gia tăng cùng với những mối đe dọa và sách nhiễu đối với những người cầm bút, cho thấy xu hướng giới hạn quyền tự do báo chí tại Việt Nam không những tiếp diễn mà có lẽ còn tệ hơn.
Theo ông Shawn Crispin, Đại diện cấp cao của Ủy ban Bảo vệ các Ký giả Cở Đông Nam Á (CPJ), và là tác giả của một phúc trình về tự do báo chí tại Việt Nam, thì sự kiện Việt Nam xếp hạng thứ 6 trên danh sách của CPJ là một dấu hiệu cho thấy tình hình tự do báo chí ở Việt Nam đã xuống dốc rất nhanh. Chính quyền Việt Nam đang ra tay trấn áp mạnh bạo hơn các quyền tự do trên mạng, tăng cường đàn áp các blogger độc lập, và các nhà báo viết bài đăng trên mạng. Điều đó chứng tỏ là chính quyền Việt Nam đã có một nỗ lực phối hợp để siết chặt một thế giới mạng từng hoạt động tương đối cởi mở, cung cấp các quan điểm và tin tức đa dạng bên cạnh giới truyền thông chính thức bị nhà nước chi phối.
Thứ hạng của Việt Nam trong báo cáo năm nay không thay đổi so với năm trước đó. Freedom House xếp Việt Nam hạng thứ 182 trên tổng số 197 quốc gia và lãnh thổ được khảo sát về tự do báo chí.
Chức sắc các tôn giáo ký tuyên bố chung đòi thay đổi Hiến Pháp VN.
Liên quan về việc “sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 của nhà nước CHXHCNVN, hôm 1-5-2013, các chức sắc thuộc 5 tôn giáo chính ở Việt Nam đã công bố một bản Tuyên Bố Chung, qua đó ý kiến là “trước tình hình đất nước Việt Nam hiện nay cần phải thay đổi một Hiến Pháp mới”.
Theo bản tuyên bố thì “việc sửa đổi Hiến Pháp là điều chưa đủ để đáp ứng nguyện vọng chính đáng của toàn dân, mà cần phải thiết lập một Hiến Pháp mới, xây dựng một thể chế dân chủ tự do thật sự, triệt để, biết tôn trọng các quyền lợi cơ bản của người dân, phục vụ cho dân…”
Bản tuyên bố cũng ghi rõ Hiến Pháp mới phải:
1- Do ý kiến nguyện vọng của toàn dân Việt Nam lập nên, tức là phải trưng cầu dân ý, có Liên Hiệp Quốc giám sát.
2- Tránh tất cả mọi sự lệ thuộc vào ngoại bang, nhất là Trung Quốc.
3- Tránh mọi điều xâm phạm đến quyền tự do căn bản của người dân Việt Nam như: tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập hội…
4- Bầu cử Quốc Hội, tất cả các đảng phái đều được tự do ứng cử.
5- Bầu cử chính quyền do dân cử, dân bỏ phiếu trực tiếp dưới sự kiểm soát của Liên Hiệp Quốc.
6- Bầu cử theo thể chế Dân Chủ Tự Do.
7- Tam Quyền Phân Lập rõ ràng.
8- Xây dựng một nước Việt Nam thật sự Hòa Bình – Trung Lập – Tự Do – Dân Chủ; Do Dân – Phục Vụ Dân – Lập Quyền Dân.
Các chức sắc đại diện cho 5 tôn giáo ký tên chung trong bản tuyên bố chung gồm có: Hòa Thượng Thích Không Tánh – Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Linh Mục Đinh Hữu Thoại và Linh Mục Lê Ngọc Thanh – Công Giáo thuộc Dòng Chúa Cứu Thế – Sài Gòn, Mục Sư Nguyễn Hoàng Hoa và Mục Sư Hồ Hữu Hoàng – Giáo Hội Lutheran Việt Nam – Hoa Kỳ, Cụ Lê Quang Liêm – Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy, Chánh Trị Sự Hứa Phi – Cao Đài chính thống – Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh.
VN Thất Nghiệp Kỷ Lục 30%
Báo Sống Mới dẫn lời các chuyên gia kinh tế nói rằng tỷ lệ thất nghiệp ở VN có thể là tương đương hay cao với Hy Lạp, nghĩa là cao kỷ lục thế giơi — và có thể thất nghiệp VN đã tới 30%.
Bản tin có tựa đề “Thất nghiệp ở Việt Nam: Có thể so sánh với Hy Lạp?” đã ghi rằng, vào cuối tháng 4/2013, Tổng cục Thống kê mới công bố các số liệu về tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam.
Theo đó, số người thiếu việc làm tính tới đầu năm 2013 là 1,32 triệu người, chỉ tăng 70.000 người so với cùng kỳ năm 2012. TP.Saigon là nơi được xem có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất nước, cũng chỉ có khoảng 3,2% số lao động không có việc làm, trong khi tại Hà Nội 1,92%, còn các vùng khác từ 1-2%.
Thực tế, báo Sống Mới dẫn lời ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội: “Không thể có chuyện trong một năm kinh tế gặp nhiều khó khăn như năm 2012: hơn 50.000 doanh nghiệp giải thể hoặc dừng hoạt động; hơn 400.000 lao động thất nghiệp, nghỉ việc, nhảy việc…; các thị trường tiếp nhận lao động nước ngoài thu hẹp, lao động xuất khẩu không tăng…, mà số lượng tạo việc làm mới vẫn đạt 1,6 triệu!”
Nghĩa là, thất nghiệp nhiều quá! Nhiều tới mức, theo bản tin, trong thời gian gần đây, báo chí trong nước đã đồng loạt phản ánh thực trạng không thể phủ nhận về “Thất nghiệp nhiều quá!”, không chỉ tập trung vào lực lượng lao động phổ thông và công nhân có tay nghề thấp, mà ngay cả một số người có bằng thạc sỹ cũng phải tìm kế sinh nhai với những công việc không tương xứng như bán nước, quán ăn, hoặc những việc khác hoàn toàn trái ngành đào tạo.
Bản tin Sống Mới dẫn lời Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: “Số liệu thống kê lao động và việc làm tại Việt Nam lâu nay vẫn tồn tại nhiều bất cập, cả về tính chính xác lẫn ý nghĩa đối với nền kinh tế. Chỉ tiêu tạo việc làm mới vẫn đều đặn được báo cáo là hơn một triệu mỗi năm, nhưng để chỉ ra những việc làm ấy ở đâu thì rất khó. Trong khi đó, các chỉ số thất nghiệp lại rất thiếu thực chất khi thống kê tại Việt Nam”.