Căng thẳng leo thang giữa Nhật Bản và Trung Quốc trên biển Hoa Đông
Ngày hôm nay Thủ Tướng Nhật Bản là ông Shinzo Abe đã tuyên bố là sẽ dùng vũ lực nếu Trung Quốc đổ bộ lên bất cứ hòn đảo nào trong khu vực tranh chấp giữa hai nước. Phát biểu trước Nghị Viện Nhật, ông Abe nói: “Chúng ta sẽ không bao giờ cho phép họ đổ bộ. Nếu người Trung Quốc lên đảo thì việc chúng ta dùng vũ lực để đuổi họ là lẽ đương nhiên”.
Lời tuyên bố của ông Shinzo Abe là phản ứng mạnh mẽ của Nhật Bản đối với việc 8 chiếc tàu hải giám của Trung Quốc tiến vào vào vùng chuỗi đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Những chiếc tàu hải giám của Trung Quốc đã đi vào vùng biển trong phạm vi 12 hải lý của quần đảo Senkaku vào lúc 8 giờ sáng giờ địa phương.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng cho triệu Đại Sứ Trung Quốc tại Tokyo để chất vấn về hành động nói trên của Trung Quốc.
Nhật Bản nói rằng đây là vụ xâm phạm lãnh thổ lớn nhất của các tàu Trung Quốc kể từ khi tình trạng căng thẳng leo thang, khởi đầu từ Tháng 9 năm ngoái khi Nhật Bản mua lại các hòn đảo nói trên từ các tư nhân.
Trong thời gian vừa qua Trung Quốc thường xuyên gửi tàu tới tuần tra vùng biển này và có khi còn dùng cả máy bay. Giới quan sát cho rằng việc làm này của Trung Quốc là nhằm thách thức và đo lường khả năng kiểm soát của Nhật Bản trong khu vực có tính chiến lược này.
Ngược lại với việc các tàu hải giám Trung Quốc tiến vào vùng Senkaku thì một đoàn tàu 10 chiếc chở khoảng 80 nhà hoạt động tích cực của Nhật Bản được hộ tống bởi các tàu của chính phủ Nhật cũng tiến vào cùng khu vực với mục đích được công bố là để thực hiện một cuộc khảo sát trên các hòn đảo.
CSVN tiếp tục cưỡng ép dân đồng ý với dự thảo HP 1992
Nhà cầm quyền CSVN bắt đầu tiến hành việc cưỡng bức nhân dân tại Thừa Thiên Huế đồng thuận với bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của họ.
Như vậy, một mặt, nhà cầm quyền cho Uỷ ban soạn thảo sửa đổi HP 1992 chuẩn bị công bố phiên bản dự thảo thứ hai, mặt khác họ lại vẫn muốn ép dân phải đồng thuận với phiên bản thứ nhất đã bị dân chúng khắp nơi chỉ ra có nhiều điều không phù hợp với một HP của một đất nước bình thường.
Trước đó, ngày 08.04.2013, tại Sài Gòn, công an quận 8 đã đánh một thanh niên trong đồn công an phường 4. Lý do công an đánh người thanh niên này là vì người thanh niên này đã ghi vào bản góp ý sửa đổi HP là “không đồng ý” với dự thảo, và yêu cầu Ủy ban soạn thảo sửa lại theo góp ý của Hội đồng giám mục VN.
”.Gia đình người thanh niên này còn cho biết, viên công an đánh người đe dọa ngươi thân của họ: “Mày làm như vậy là sai, không được quyền làm như vậy !”
Người thanh niên bị đánh là Đoàn Thiên Nam, sinh năm 1990 đã nêu ra một thắc mắc: “Tôi thấy nội dung góp ý của các Đức cha là đúng, tôi đồng ý. Vậy mà công an lại đánh tôi?”
Hiện nay người thanh niên và gia đình này đang rất lo sợ, vì có thể tiếp tục bị công an quấy nhiễu và đe dọa.
Việc làm của công an quận 8 chứng tỏ họ không phải là lực lượng bảo vệ nhân dân, mà sẵn sàng xâm phạm nhân dân với bất cứ lý do nào. Mặc khác chứng tỏ, dù nhà cầm quyền tuyên bố trên truyền hình có hơn 20 triệu người đồng tình với Bản dự thảo sử đổi HP 1992, mà chỉ cần một ý kiến của một người khác với họ đã làm cho họ run sợ, phải dùng bạo lực.
Hàng trăm ngàn công ty mới lập đua nhau phá sản
Một phúc trình mới nhất vừa được công bố của Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, chỉ còn 312.000 công ty “sống sót” trong tổng số gần 700.000 công ty ghi danh thành lập và hoạt động theo luật công ty, tính đến ngày 1 Tháng Tư, 2013. Báo Tuổi Trẻ dẫn kết luận của VCCI mới đây xác nhận tình trạng “teo tóp” của các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, và số công ty phá sản gia tăng hàng ngày đến chóng mặt. Tổng thư ký VCCI, Phạm Thị Thu Hằng nói rằng sự thay đổi cơ cấu công ty cũng đang chứng tỏ chiều hướng “không thuận lợi” của nền kinh tế Việt Nam.
Theo bà này, số công ty quy mô lớn về vốn và cơ xưởng hiện nay chỉ còn khoảng 2.1% trong khi qui mô doanh nghiệp nhỏ lại gia tăng. Bà Hằng cho rằng, sự thay đổi qui mô hoạt động của doanh nghiệp dẫn đến tình trạng sa thải lao động, khiến tỉ lệ thất nghiệp gia tăng. Một phúc trình khác của VCCI nhận định về môi trường kinh doanh của Việt Nam trong năm 2013 cũng nói rằng Việt Nam được Ngân Hàng Thế Giới xếp hàng thứ 99 trong tổng số 185 quốc gia, sụt 8 bậc so với hai năm trước. Báo Người Lao Ðộng dẫn tuyên bố của ông Bùi Quang Tuấn, phó viện trưởng Viện Kinh Tế Việt Nam cho rằng phần lớn công ty phá sản thuộc lĩnh vực tư nhân, khu vực trước đây được coi là năng nổ và hoạt động hữu hiệu nhất của nền kinh tế.
Trong khi đó, cũng theo ông Bùi Quang Tuấn, các công ty sở hữu nhà nước làm ăn lỗ lã thì lại không phá sản. Ðiều này, ông Tuấn gọi là bằng chứng của môi trường kinh doanh không bình đẳng. Mặt khác, theo ông Lê Ðăng Doanh, chuyên viên kinh tế, chính quyền Việt Nam bơm tín dụng quá mạnh sau khi gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới đã tạo ra động lực và định hướng sai lầm trong hoạt động của các doanh nghiệp. Có năm, tín dụng của nhà nước bơm vào thị trường tăng 52%, khiến các doanh nghiệp hầu như “bơi trong biển tiền”. Ông Lê Ðăng Doanh cho rằng nhiều doanh nghiệp có sẵn tiền đã tung vào khu vực bất động sản, chứng khoán thay vì đầu tư cho sản xuất, thương mại dẫn đến phá sản hàng loạt những năm gần đây.