Văn Hóa Khống Kê (phần 2)

- Quảng Cáo -

Làm thế nào để chấm dứt Lỗi Hệ Thống?

Hệ thống XHCN này là cỗ máy dây chuyền sản xuất lỗi đại trà,và hoàn toàn chỉ có khả năng điều chỉnh đắp vá cho phù hợp tình thế để tiếp tục sản xuất và tiếp tục di hại nhiều thế hệ khác. Muốn chấm dứt lỗi hệ thống, phải kéo cầu dao chấm dứt sự vận hành của toàn bộ hệ thống.

Chiếc cầu dao quyền lực ấy nằm ở đâu? Đừng vội nghĩ là trong tay công an/quân đội. Cũng đừng vội kết rằng nó nằm trong tay hệ thống lãnh đạo chính trị mà công an/quân đội bị buộc bằng lệnh phải bảo vệ nó. Ngẫm cho cùng, và rất đáng ngẫm, như có người từng bộc bạch: “Quyền lực của bọn độc tài thống trị không phải tự nhiên trên trời rơi xuống, mà là do đại khối quần chúng bị trị đã trao cho nó”. Vậy thì, có phải, ngắt chiếc cầu dao ấy chính là việc thu hồi lại mớ quyền lực, mà hoặc là ta đã trao cho chúng, hoặc là ta đã để cho chúng cướp lấy?

Thu hồi bằng cách nào? Câu trả lời,thông qua các cuộc cách mạng chấm dứt độc tài ở Đông Âu (1989)/ Liên Xô(1991)/ Serbia (2000)/ Gruzia (2003)/ Ukraina (2004)/ Kyrgyzstan (2005)/ Lebanon(2005)/ Tunisia (2010)/ Ai Cập (2011)/ Libia (2011) … là bằng sức mạnh của Số Đông.

- Quảng Cáo -

Làm sao tạo Số Đông? Đáp án là … truyền thông. Từ truyền thông đại chúng (báo/đài) tiến sang truyền thông kỹ thuật số chính là một bước tiến nhảy vọt của nhân loại. Các cuộc biểu tình, tính từ mốc điểm cách mạng Hoa Lài trở đi, hầu hết đều được huy động bằng Tin nhắn di động SMS/ Twitter/Facebook… Đâu đó từng có người ví von sức mạnh của một tờ báo ngang hàng với một sư đoàn. Thế thì với hệ thống dân báo tại VN hiện nay, sức mạnh đó tương đương với mấy quân đoàn?

Cũng không phải ngẫu nhiên mà các tướng cướp trong bộ chính trị phải dồn sức đối phó với làng bloggers không biên chế (đang nảy nở quân số với những nhà báo trong biên chế đang gia nhập ngày một đông).

Giới dân báo này có hai mục tiêu nhắm tới: 1) Xiển dương Sự Thật để đánh bại các nguồn tin Khống Kê láo khoét, đồng thời, vinh danh quyền con người và quyền của dân; 2) Kêu gọi những người đã ý thức được quyền làm người và quyền công dân cùng đứng dậy đòi lại quyền lực từng bị đảng và nhà nước cướp đoạt.

Họ đã đạt khá nhiều thành quả. Những biện pháp vá víu (kể cả những án tù dành cho bloggers) mà đảng và nhà nước đã cạn ý… chính là bằng chứng làng dân báo VN đã tước bỏ quyền lực của ban tuyên giáo trung ương.

Những thành quả đó, đến lúc đóng góp của nó, đã tự biến thành những tấm đệm hơi giúp cho tình hình đấu tranh xoay chuyển từ Tĩnh qua Động:

1.    Những bản Kiến nghị/Tuyên bố/Lời kêu gọi… trong thời gian gần đây, đều có chung 1 đặc điểm là số người trong nước ký tên rất đông và rất nhanh. Trong đó có khá nhiều trí thức “nhập thế”.

2.    Ngày càng nhiều các ký giả trong luồng nhưng có khuynh hướng bất đồng với nhà nước đang chọn vị trí gần dân hơn gần đảng, đặc biệt là phản ứng ủng hộ cây bút trẻ và sắc Nguyễn Đắc Kiên. Blogger/cựu nhà báo Trương Duy Nhất khẳng định là trong làng báo chính quy, những bộ não như Kiên rất đông, đang mai phục đợi cơ hội thuận tiện nhất.

3.    Một số báo có nhiều độc giả như Thanh Niên, TuổiTrẻ, và cả Dân Trí, hiện tìm đủ cách và đủ loại khe hở để đăng bài phản biện (mà không thể bị dập ngay), với nhịp độ nhặt hơn trước. Ví dụ như những bài bình luận về tham nhũng trong tay thiểu số cầm quyền (ở xứ khác), hay bình luận về tấm bia ghi công liệt sĩ chống xâm lăng mà không dám khắc đích danh TQ…

4.    Song song là “nồng độ” rủa mắng xối xả trên mạng (của những người trong nước mà CA có sẵn hồ sơ hoặc không khó tìm hồ sơ)… đã lên đỉnh. Vượt qua giai đoạn khóe cạnh, cư dân mạng hiện chửi thẳng và chửi tung tóe vào mặt đám lãnh đạo ở Hà Nội, từ những phát ngôn trật búa cho tới chính sách vận dụng đám “nô/bồi” lên truyền hình VTV để vu khoát/minh họa/nói leo/nói theo đảng & nhà nước, hay vu khống/đe nẹt người khác.

5.    Lý cớ chống hiểm họa bắc triều vẫn còn đó, nhưng bắt đầu nhường chỗ cho những lý cớ trực tiếp chống mọi sai lầm liên tục của đảng:Vụ lấy ý kiến sửa đổi hiến pháp là một quyết định hố nặng của BCT, cứ tưởng sửa được HP để củng cố, xiết dân dính chặt hơn vào chủ nghĩa và quyền lực lãnh đạo, không ngờ gặp hiệu ứng ngược (tương tự một vài quyết định hố nặng trong cơn bấn của một vài nhà nước Đông Âu trước đây). Kế đến là các thứ dọa dẫm (như thường lệ) của Hà Nội, càng làm cho nồi súp de sôi nhanh hơn, lại nảy sinh ra thứ tư duy nguy hiểm là giới quan tâm coi thường lời dọa (vì sự bực tức lên đỉnh và thiên hạ bắt đầu thấy có dạng số đông đang hình thành).

6.    So với tình hình trước đại hội 11 của Hà Nội, đã có những điểm khác xa:

a.    Đảng và nhà nước không chỉ đối phó (chiếu lệ hay ở tầm thấp vùng/miền/lãnh vực), mà để lộ hẳn tình thế đang rút vào thế phòng thủ thụ động (ở quy mô chiến lược): Vừa đối đầu với khủng hoảng kinh tế, vừa đối đầu với TQ, vừa đối đầu với dân, lại còn phải đối đầu với nhau (Các bloggers đặt tên là tình trạng “bấn toàn tập”).

b.    Truyền thông dân báo đã chứng minh được sức mạnh của nó (từng bước vượt qua sợ hãi/tạo điều kiện nắm tay nhau/khích tướng/xách động/day trán kẻ thù dân tộc là bọn Thành Đô/điểm mặt đích danh kẻ phá hoại đất nước là 3Dũng/khơi rộng cuộc chiến Ba-Tư/bỏ thẻ đảng/từ chối bằng khen/đòi thả người/quật ngã nô tướng Nguyễn Văn Hưởng/quan trọng nhất là tạo phóng ảnh một thời điểm chín muồi…)

c.     Phe dân chủ phát huy rất nhiều sáng kiến nong rộng xích xiềng, thành công từng chặng, tự nâng cấp lên chặng kế… và đang manh nha xây dựng tổng lực (điều này kích thích khá mạnh vào các lực lượng “thầm lặng”trong giới văn nghệ sĩ hình thành thế trận thập diện mai phục).

d.    Có bốn lực xung kích đang xích lại gần nhau: Trí thức + Báo giới + Công giáo + Cư dân mạng xã hội (hình thành những sức kéo trong tương lai?); ngoài ra, một lực đáng kể khác là thành phần “do dự” đang chuyển qua “chọn chỗ” (nhờ tiếp cận với “nhận thức mới” hay chỉ đơn giản là “tình hình cho phép”).

e.    Lực trừ bị số 1 là dân oan, khá đông, không còn gì để mất, và sẵn sàng một mất một còn để đòi quyền lợi thiết thân (một trong những lực đẩy chính yếu tương lai gần?).

f.     Lực trừ bị số 2 là dân thường, đông nhất, ý thức chính trị không cao, nhưng không chịu nổi tác động chết người của giá sinh hoạt hàng ngày, bao gồm cả thành phần trẻ ham vui dễ nhập cuộc đấu tranh đường phố (những toa tàu dài nhất của đoàn tàu?).

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here