Thương lái Trung Quốc thu mua gốc, rễ cây hồ tiêu sống ở Tây Nguyên
Hiện nay, trên địa bàn Tây Nguyên, đang rộ lên việc thương lái thu mua gốc, rễ cây hồ tiêu đang sống. Tại nhà ông Mai Xuân Dũng ở thôn 4, xã Ya Blăng, huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai, một hộ đang tiến hành thu gom gốc và rễ cây hồ tiêu. Ông Dũng cho biết, đối tác yêu cầu chỉ mua gom gốc, rễ cây hồ tiêu còn sống. Từ cuối năm ngoái đến nay, ông đã thu gom được khoảng 2 tấn, với giá mua khoảng 40.000 đồng/kg. Bước đầu, ông Dũng đã bán được hơn 4 tạ, thu được 15 triệu đồng.
Ông Dũng bên đống rễ hồ tiêu mà gia đình mình đã đi thu gom về
Ông Nguyễn Ngọc Thúy và Lê Thành Thiết cùng ở phường Tây Sơn, thành phố Playku, tỉnh Gia Lai – là những người trực tiếp giao dịch với thương lái Trung Quốci. Hai ông cho biết, có quen biết với một thương lái tên là A Trung. Khoảng 2 năm trở lại đây, A Trung đã nhiều lần đặt vấn đề thu mua gốc và rễ cây hồ tiêu. Tuy nhiên, phải là gốc và rễ cây hồ tiêu còn sống thì mới mua. Cả ông Thúy và Thiết đều thừa nhận không biết thương lái này thu mua gốc và rễ cây tiêu để làm gì nhưng thấy có lời nên hai ông đặt vấn đề thu gom. Trước mắt, huyện Chư Sê được chọn để thu gom, vì đây là trọng điểm cây tiêu của tỉnh và hai ông có nhiều mối quan hệ. Đáng lo ngại là số người muốn bán gốc và rễ cây hồ tiêu đang ngày càng tăng.
Huyện Chư Sê đã có mấy chục năm phát triển cây hồ tiêu nhưng đây là lần đầu tiên diễn ra việc thu mua gốc, rễ của cây trồng giá trị cao này. Mục đích của việc thu mua chưa rõ ràng, gây nhiều nghi vấn nhưng vì bất cứ lý do gì, việc thu mua gốc, rễ cây sống chắc chắn sẽ khiến nhiều cây phải chết. Chính vì thế, đang gây sự lo ngại trong người dân.
93 người Việt Nam vượt biển tới Úc xin ty nạn
3 tháng đầu năm nay có 93 người Việt Nam vượt biển tới Úc xin tị nạn. Giới chức Úc nói rằng dù con số này tương đối nhỏ, nhưng nó lớn hơn so với con số người xin tị nạn trong năm 2012. Theo báo chí Úc cảnh báo Việt Nam là một trong ba quốc gia được coi sẽ là điểm xuất phát của nhiều người tị nạn tới Úc trong năm nay
Đầu tháng Ba vừa qua, giới chức Indonesia đã bắt giữ một chiếc thuyền chở ít nhất 33 người tị nạn Việt Nam đang tìm đường sang Úc.
Người ta không rõ nguyên nhân nào đã đẩy những người Việt Nam đó tìm đường sang Úc tị nạn bằng thuyền.
Úc từng là một trong số nhiều điểm đến của người tị nạn Việt sau Chiến tranh Việt Nam 4/1975
Ngày 10/4 bât đầu chiến dịch mới vận động nhân quyền cho Việt Nam
Trước khi cuộc đối thoại nhân quyền thường niên Việt-Mỹ diễn ra vào giữa tháng Tư tại Hà Nội, tai Mỹ vào ngày 10/4 bắt đầu chiến dịch mới vận động nhân quyền cho Việt Nam
Chiến dịch do Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS đề xướng với các buổi họp và điều trần tại Quốc hội Mỹ và sẽ kết thúc bằng cuộc tổng vận động vào đầu tháng 6 với phái đoàn hằng trăm người Việt đổ về thủ đô Washington tới các văn phòng dân biểu và thượng nghị sĩ kêu gọi ủng hộ hai đạo luật nhân quyền cho Việt Nam và đặt điều kiện nhân quyền với Hà Nội khi thương nghị Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP.
Đất đai là một vấn đề nhân quyền, nằm trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Mọi người đều có quyền sở hữu đất và không bị tước đoạt. Việc cưỡng chế đất đai đang là vấn đề nóng hổi ở Việt Nam hiện nay, gây ra hoạn nạn cho các nông dân và các giáo hội. Đó là công cụ đàn áp của chế độ nhắm vào các giáo hội độc lập như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Phật giáo Khme Krom, và những người Hmong, người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên theo đạo Tin Lành..v.v
Về mục tiêu của chiến dịch, những người tổ chức kỳ vọng, hành pháp và Quốc hội Mỹ sẽ có thể thức hội ý, hợp tác thường xuyên, đều đặn, chính thức với người Mỹ gốc Việt. Đạt những điểm trọng tâm trong công cuộc tranh đấu nhân quyền Việt Nam, trong vấn đề đối ngoại của Mỹ với Việt Nam như thúc đẩy Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo, ngưng các biện pháp tra tấn và nạn công an bạo hành, thực tâm phòng-chống nạn buôn người.