Kính thưa quý thính giả, trong những dịp lễ tết hay ngày kỷ niệm người ta thường trao đổi những món quà nhỏ để tạo tình thân với nhau, đây là một sinh hoạt giao tế bình thường trong xã hội và mang ý nghĩa tốt đẹp. Thế nhưng, khi những món quà có giá trị vật chất lớn lao được dâng tặng hầu đổi lấy, hoặc được ban phát đặc lợi nào đó thì liệu rằng sự trao đổi đó còn mang ý nghĩ tốt đẹp nữa hay không? Trong mục VDNHN&NM hôm nay, mời quý vị nghe cuộc trao đổi giữa chúng tôi với bác sĩ Đặng Vũ Chấn về vấn đề này. Bác sĩ Đặng Vũ Chấn hiện đang là giám đốc y tế trại bệnh tâm thần bệnh viện đa khoa Washington Hospital Center tại thủ đô Oa Xinh Ton, Hoa Kỳ và là uỷ viênTUD của đảng VT.
Tuyết Đan :Chào BS Chấn, Nhân dịp đầu năm Tỵ xin chúc BS một năm mới vạn sự như ý
Đặng Vũ Chấn : Chào chị Tuyết Đan và kính chào quý thính giả, và cũng nhân dịp năm mới xin chúc chị Tuyết Đan và quý thính giả một năm con rắn dôi dào sức khoẻ, hạnh phúc, đầy niềm vui thắng lợi trong mọi chuyện riêng cũng như chuyện chung của đất nước.
TĐ : Sống ở hải ngoại, nhất là tại Mỹ, Tết ta thường vào giữa mùa đông lạnh lẽo, nhiều khi có tuyết rơi chẳng có tí gì là mùa xuân, thì BS có ăn Tết không?
ĐVC : có chứ, xa quê hương mình lại càng cần phải cố gắng duy trì phần nào các truyền thống dân tộc để giử lại bản sắc của mình. Đó cũng là cách để giúp cho xã hội Mỹ duy trì sự phong phú độc đáo của sự trộn lẫn nhiều văn hóa khác nhau tuy hòa nhập nhung không hòa tan. Cho nên nhà tôi luôn luôn lấy ngày nghỉ cho cả gìa đình ít nhất là mùng một Tết dù đó là ngày đi làm bình thường của dân bản xứ.
TĐ : Thế thì khi ăn Tết tại Mỹ này, thì những sinh hoạt tập tục nào của Tết ta mà bs và gia đình còn cố giữ?
ĐVC: Thờ cúng bố mẹ ông bà tổ tiên, tụ họp gia đình mở rộng cùng nhau vui chơi ngày Tết , cùng nhau nhớ về truyền thống gia đình; ở hải ngoại này, tại những nơi đông người Việt cư ngụ, bà con ta còn có thêm một truyền thống mới sau này là sinh hoạt chào cờ VN tự do đầu năm để nhớ về cũng như nhắc nhở thế hệ trẻ về nguồn cội đất nước Việt. Nhưng đặc biệt chỉ có trong dịp Tết là tập tục người nhỏ tuổi thì chúc mừng tuổi người lớn tuổi và nguời bè trên lì xì cho con cháu hay ngườì trẻ hơn, bề dướì. Đ/v tôi, tập tục này mang ý nghĩa khuyến khích tình thần kính trên nhường dưới trong văn hóa dân tộc Việt. Người trẻ bày tỏ sự kính trọng, biết ơn của mình đ/v người lớn và người lớn bề trên cho đi, nhường bớt cái lộc của mình cho người trẻ qua việc lì xì tiền đầu năm ít nhiều tùy theo khả năng của mình.
TĐ : Nói về việc lì xì hay bày tỏ sự kính trọng,thế thì BS có hay phải quà cáp bìếu xén cho những ai nhân dịp Tết lễ lộc không?
ĐVC : Thường thì tôi mừng tuổi quà biếu cho những bậc bề trên trong gia đình như thân sinh của mình khi các cụ còn sống, các bậc trưởng thượng thuộc một thế hệ trên trở đi, và các ân nhân của mình. Và những món quà đó thường bình dị như bánh chưng hay đặc phẩm Tết mục đích chính là bày tỏ tấm lòng kính trọng biết ơn.
TĐ : BS không biếu xén quà cáp cho các vị xếp của BS nơi làm việc sao?
ĐVC: Thường thì không, chỉ có trong dịp Noel Tết Tây tôi mới phảì đáp lễ họ khi họ tặng quà cho minh trưóc và thường quà của mình cũng chỉ tượng trưng, có giá trị bằng hay ít hơn quà họ tặng minh, vì mình không muốn mang tiếng đìếu đóm, hốì lộ cấp trên.
TĐ : Có lẽ BS giữ kẽ hơi quá đấy nhé, ở VN hiện nay thì việc biếu xén mừng tuổi cấp trên nhân dịp ngày lễ Tết là chuyện bình thưòng. Đây là nếp văn hóa ngày lễ của ngươi Vìêt.
ĐVC: Văn hóa này có từ hồi nào?
TĐ : tôi nghĩ là có từ hồi lâu lắm rồi; BS chẳng nói rằng mình duy trì tập tục mừng tuổi kinh biếu các bậc bề trên sao? Từ xưa , mõì dịp lễ lạc là vua chúa luôn được các cận thần, chức sắc thi nhau chúc thọ dâng biéu các tặng vật hiếm quý độc đáo nhất. Và cứ như thế mà truyền xuống dưới, người cấp dưới dâng biếu người cấp trên.
ĐVC: Nếu cho đó là một nếp văn hóa lễ lạc, thì đây là một nếp văn hóa thời phong kiến và cái tập tục cấp dưới dâng biếu quà cho cấp trên có nên bị gạn lọc bỏ ra không? Cái tập tục mà tôi muốn duy trì như đã nói hồi nãy là mình bày tỏ lòng kính trọng biết ơn đ/v bậc trưởng thượng bề trên và ân nhân của mình. Bề trên theo tôi hiểu là bề trên trong gia đình, là bậc cha chú. Dưới thời phong kiến quả thật vua quan được coi như cha mẹ, là những bậc phụ mâu chi dân, nên cúng biếu mừng chúc họ có thể thông cảm được theo cáì tư duy văn hóa phong kiến thời đó. Nhưng ở thời đại này, tôi phân biệt rõ ràng là xếp tôi, cấp trên của tôi không phải là bậc bề trên của tôi mà tôi phải mang ơn. Họ là cấp trên của tôi vì họ giữ trách nhiệm nặng nề hơn tôi và họ được trả lương tương xứng nhiều hơn tôi. Họ không phải là cha mẹ bề trên của tôi, tôi và họ đều có trách nhiệm làm tròn vai trò của mình để công việc chạy. Và sẽ không công bằng nếu mỗi dịp lễ lạc tôi phải lo kiếm quà dâng biếu họ, quà có giá trị hơn là cái quà họ tặng tôi nếu có. Không công bằng vì họ có lương cao hơn tôi thì tạì sao tôi lạì phảì biếu quà thật mắc tiền cho họ.
TĐ : Thực sự thi cững không phải là không công bằng đâu, vì người cấp dưói biếu quà độc đáo cho cấp trên cũng là mong được những ân sửng, đối xử đặc biệt nào đó, ít nhất là không bị đì, hay bị sa thải. Ở VN ngaycả báo chí lề phải cứ mỗi dịp Tết thường có bài về phong trào quà cáp cho người có máu mặt, như năm nay báo Tiền Phong có đăng các món hàng cao cấp như Nhung hươu ýến sào bán rất chạy dù giá 1-2 trăm triệu đồng một cân, một cân Đông Trùng Hạ Thảo giá gần 2 tỷ đồng mà nguời ta vẫn phải đua nhau mua kẻo hết để còn biếu xếp. Và năm ngoái cũng có bài nói về nỗi khổ của cấp dưới khi phải chạy quà không những cho xếp mà cho cả gia đình xếp, và các cậu ấm cô chiêu coi đó là chuyện đương nhiên, chờ đợi những món quà độc đáo xứng đáng với mình từ thuộc cấp của cha mẹ.
ĐVC : đ/v tôi đó là hình thức hối lộ tham nhũng. Và có lẽ chính cái tư duy văn hóa phong kiến trên, coi xếp mình như bậc bề trên ban phát ân sủng, đối xử đạc biệt tốtvới mình , nên mình phải biết ơn, nịnh hót, điếu đóm để được xếp ưu đãi, cái tư duy văn hóa này giúp cho tham nhũng sinh sôi phát triển.. Không thể và không nên tiếp tục coi đây là nếp văn hóa bình thường của người Việt được. Nói tới đây tôi không thể không so sánh với văn hóa quà cáp lễ lạc tại Mỹ. Ỏ Mỹ ta thấy hiện tượng ngược lại. Môi khi dịp lễ Noel, thì chính những người xếp mới thường là những người mua quà tặng nhân viên của mình và không chờ đợi nhận quà từ cấp dưới. Như tôi đây, năm nào cũng phải dành một số tiền không nhỏ để sắm quà tặng nhân viên hoặc bao 1 bữa ăn trưa cho toàn thể nhân viên dưới quyền . Cái ý nghĩa của việc tặng quà cho cấp dưới là để cám ơn hay thưởng bù những công sức mà nhân viên đã bỏ ra trong năm để giúp mình hoàn thành trách nhiệm của mình. Ở bên này ta thấy một nền văn hóa tôi gọi là trách nhiệm. Càng ở vị trí cao cấ’p trách nhiệm càng nặng nề, làm không xong hay dở, là người xếp lãnh đủ, có thể bị sa thải trước tiên. Cho nên cái tư duy là phải cám ơn cấp dưới đã hợp tác với mình hết lòng, giúp mình hoàn thành trách nhiệm của mình, để mình còn có job không bị sa thải thất nghiệp.
TĐ : Thế nhưng ở đâu mà chả như thế này: lấy lòng xếp thương thì làm việcthoải mái hơn nhiều xác xuất bị đuổi ít hơn là làm mất lòng xếp chứ? Dù mình có làm không tốt cũng được xếp châm chước cho chứ!
ĐVC : Ở bên này người ta thực tế lắm. Khi mình làm việc tốt đắc lực thì không những được xếp thương mà xếp còn cần mình. Và chính cái cần mình đó nó làm cho xếp dễ chiều những đòi hỏi của mình cũng như châm chước cho mình nếu thỉng thoảng mình làm không tốt. Biếu quà cáp điếu đóm với xếp mà làm việc không tốt làm ảnh hưởng đến công việc phạm vi trách nhiệm của xếp thì xếp vẫn phải đuổi việc thay thế bằng người khác làm việc tốt hơn, để bảo vệ chính nồi cơm của xếp. Đây là cái văn hóa coi trọng người có thực tài, vàkhi mà mình làm việc đàng hoàng, thì dù xếp có không thiện cảm với mình vì lý do cảm tính chủ quan nào đó, cũng khó mà có thể khơi khơi đuổi mình một cách tùy tiện đượcvì có thể bị kiện hoặc gặp rắc rối với công đoàn. Cho nên nhân viên bên này rất tự tin làm việc không phải khúm núm điếu đóm với cấp trên vì xếp mà muốn đuổi thì thường cần phải có và chứng minh đượcnhững lý do chính đáng để đuổi.
TĐ : Theo Bs thì cái sự khác biệt trong tư duy văn hóa quà cáp ngày lễ giữa Việt và Mỹ như BS đã nhận xét là do đâu?
ĐVC : Có lẽ từ cái tinh thần văn hóa xin-cho, coi việc có chức có quyền là nặng về bổng lộc quyền lợi hơn là về trách nhiệm. Có bổng lộc quyền lợi thì mới có chuyện ban phát ân sủng. Có ban phát ân sủng thì sẽ có điếu đóm quà cáp mua chuộc đưa tới tham nhũng. Khi nói đến trách nhiệm thì người ta chia xẻ gánh vác chứ không ra ơn ban phát. Vì thế mà ở VN mới có việc mua bán chạy chức chạy quyền, để rồi khi ngồi vào ghế qquan chức rồi thì lo thu hoạch lợi quyền nhiều hơn là làm việc đến nỗi mà ông chủ tịch nước phải than là 1/3 quan chức ngồi đó mà không làm. Ở VN cũng chưa có một cơ chế bảo vệ quyền lợi người đi làm như công đoàn hay luật pháp công minh như ở Mỹ cho nên người chủ hay xếp có nhiều quyền tùy tiện quyết định số phận của công nhân viên dưới tay mình hơn ở Mỹ, cho nên cấp dưới luôn cảm thấy mình phải mang ơn cấp trên cho minh có vìệc làm. Và những điều trên là những vấn đề mà theo tôi , cần phải được đặt ra trong việc canh tân con người và đất nước Việt để ta sớm bắt kịp thế giới văn minh.
TĐ : Xin cám ơn BS ĐVC
ĐVC: Xin cám ơn chị TĐ và kính chào. toàn thể quý thính giả