Tại sao cuộc chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1955-1975 còn có ý nghĩa là CHIẾN TRANH XÂM LĂNG?
Mới đây nhân vụ lùm xùm của một bài hát trước năm 1975 chung quanh danh từ “nội chiến”, dư luận bỗng ồn lên như một buổi chợ chiểu. Để chốn hý trường thêm phần xôm tụ, anh Tư Bốn cũng xin đóng góp mấy ý kiến ý cò như sau.
Nói về cuộc chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1955-1975 nhiều người cho rằng đây là một cuộc “nội chiến”; nhiều người khác cho rằng đó là “nồi da xáo thịt”; cũng có người triết lý chính trị cao siêu hơn gọi nó là “chiến tranh ý thức hệ”; “chiến tranh uỷ nhiệm”;
Hà Nội dĩ nhiên mặn mà với “chiến tranh giải phóng” để giành cái gọi là “chánh nghĩa” về phía mình. v.v….
Nhưng tất cả chỉ đúng tùy theo con người đứng ở vị trí nào và nhất là chỉ đúng trong một khía cạnh nhỏ, khía cạnh mờ ám và bẩn thỉu nhất của cuộc chiến. Không biết vô tình hay cố ý mà người ta bỏ quên… “CHIẾN TRANH XÂM LĂNG”. Vậy thì nó là gì?
Trở lại Hiệp định đình chỉ chiến sự Genève năm 1954, các điều khoản của nó đã phân định một cách rõ ràng rằng có 2 nước Việt Nam mà đường ranh giới được ấn định tại vỹ tuyến 17. Phần phía Bắc là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, phần phía Nam là Việt Nam Quốc Gia mà một năm sau đó là quốc gia Việt Nam Cộng Hòa.
Đem quân đánh chiếm một quốc gia khác, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước luật pháp quốc tế đã thực hiện một cuộc CHIẾN TRANH XÂM LĂNG. Và Việt Nam Cộng Hòa buộc phải đáp lại bằng cuộc CHIẾN TRANH BẢO VÊ đất nước mình. Nếu vì lý do nào đó như muốn o bế cộng sản mà nói khác đi, thì đó chỉ là nguỵ biện một cách bẩn thỉu.
Có khác gì Putin ngày nay, trong khi hùng hổ đưa quân thực hiện hành vi xâm lăng Ukraine, vẫn trơ tráo nói đó chỉ là một “chiến dịch quân sự đặc biệt”? Nếu thế giới Tây phương không quyết liệt ngăn chận, sẽ có ngày Âu Châu quỳ gối trước Putin.