Hôm 9/6, kỷ niệm ngày sinh Sa hoàng Peter, trong bài phát biểu, bạo chúa Pu tự ví chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraina hôm 24/2 hoàn toàn giống với cuộc chiến xâm lăng Bắc Âu (Thụy Điển) kéo dài 21 năm của Peter đại đế cách đây hơn 3 thế kỷ. Pu chính thức lật bài ngửa chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraina trên danh nghĩa ngăn chặn Ukraina vào NATO, phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraina… nhưng thực chất chỉ là cái cớ che đậy việc Sa hoàng Pu cướp nước Ukraina như Sa hoàng Peter cướp Bắc Âu xa xưa.
Nhờ Pu huỵch toẹt chuyện Nga tấn công Ukraina vì động cơ cướp lãnh thổ, khép lại việc tranh cãi giữa hai dòng dư luận thế giới chống đối và ủng hộ chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraina, mọi bao biện cho hành động quân sự của Pu tại Ukraina với những lý do A,B,C… nào đó giờ không còn giá trị ngoài hai giá trị biểu cảm ủng hộ hay chống đối hành vi xâm lược cướp nước Ukraina của đế quốc Nga do bạo chúa Pu lãnh đạo? Và dĩ nhiên, là con người văn minh, không ai ủng hộ nước lớn ỷ mạnh xâm lăng cướp nước nhỏ với bất cứ lý do ngụy tạo xuôi tai nào.
Ngay cả tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người vốn kiên trì đối thoại ngoài sức tưởng tượng với bạo chúa Pu, kiên trì thúc đẩy sớm có một giải pháp ngoại giao chấm dứt cuộc chiến, điện đàm nói chuyện dai nhách hàng trăm giờ với Pu trong hơn 100 ngày bão lửa tan nát Ukraina, đến nay cũng phải nhận ra sự thật phũ phàng là Pu không phát động cuộc chiến vì an ninh của nước Nga, mà vì động cơ lãnh thổ, cướp nước Ukraina để mở rộng cương thổ đế quốc Nga. Nhu cầu mở rộng cương thổ khó có giới hạn, cướp được dễ dàng Ukraina thì chẳng có gì bảo đảm Pu không cướp nước khác kế tiếp?
Có thể đó là lý do Pháp đã thay đổi lập trường ba rọi với Pu, thay đổi lập trường không làm bẽ mặt Pu, ẩn ý việc Ukraina nên đổi đất lấy hoà bình. Pháp và Đức là hai nước có quan hệ lợi ích khá lớn với Nga, thân thiện với Pu, luôn mong muốn một giải pháp ngoại giao nhượng bộ khả dĩ nào đó của Ukraina với Nga trên bàn đàm phán để sớm kết thúc cuộc chiến, nhằm giảm thiệt hại lợi ích kinh tế của hai nước với Nga.
Song, sau khi nghe Pu huỵch toẹt về mục đích cuộc chiến của Nga tại Ukraina hiện nay chẳng khác cuộc chiến Bắc Âu kéo dài 21 năm của đại đế Peter hơn 3 thế kỷ trước, nghĩa là cuộc chiến nhằm cướp lãnh thổ nước khác, thì Pháp, Đức và nhiều nước khác, nhận ra rằng, việc yêu cầu Ukraina đổi đất lấy hoà bình với Nga chẳng khác nào ép Ukraina cấp trích lục đất đai (sổ đỏ) cho kẻ cướp đất nước Ukraina, giúp kẻ cướp hợp thức hoá đất cướp được, mở rộng thêm cương thổ để tiếp tục cướp…
Có tin tổng thống Pháp và thủ tướng Đức sắp đến Kyiv thăm Ukraina trước khi G7 khai mạc. Lập trường hai nước về cuộc chiến Ukraina đã được thông tuệ, mong muốn Ukraina sẽ thắng Nga, giải phóng lãnh thổ… Hai nước sẽ tiếp tục viện trợ vũ khí hạng nặng cho Ukraina.
Nói tóm lại, điểm yếu nhất của NATO và EU trong liên minh phương Tây hỗ trợ Ukraina chống lại cuộc xâm lăng Ukraina của Nga là Pháp và Đức, là hai siêu cường EU vì lợi ích thường có lập trường nước đôi với Nga và Pu. Nhưng nay hai siêu cường Pháp và Đức đã có lập trường rõ rệt, gần sát với lập trường chung của Mỹ và các nước phương Tây khác, nên khả năng đòi hỏi phi lý của Nga là vừa cướp nước Ukraina vừa đòi Ukraina cấp trích lục (sổ đỏ) những vùng đất của Ukraina bị Nga cướp… để đổi lấy hoà bình, sẽ không còn được ai bàn đến./.