Trữ lượng cá ở Biển Đông có nguy cơ sụp đổ trong 10 năm tới vì sự đánh bắt quá mức và tác động của biến đổi khí hậu, theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học British Columbia và Quỹ ADM Capital.
Trong bản báo cáo với tiêu đề “Chìm hoặc bơi: Tương lai của thủy sản ở Biển Đông và Nam Trung Quốc”, được xuất bản vào ngày 3 tháng 11 năm 2021, các nhà khoa học đã cảnh báo, cho rằng “đến năm 2100, cả hai hệ sinh thái được dự đoán sẽ bị tổn thất, hoặc thậm chí là sự tuyệt chủng trong khu vực, đối với các loài cá biển quan trọng có thể bán trên thị trường.”
Báo cáo cho thấy hệ sinh thái trong vùng biển phía nam của Trung Quốc, tức là Biển Đông của Việt Nam, đang gặp nguy cơ trầm trọng hơn vùng biển Hoa Đông về phía Nhật Bản.
Trong kịch bản khắc nghiệt nhất được mô hình hóa, nỗ lực khai thác đánh bắt cá tăng 50% kết hợp với biến đổi khí hậu nghiêm trọng có thể dẫn đến hàng năm mất 6,4 triệu tấn sinh khối cá trong hệ sinh thái của Biển Đông.
Rashid Sumaila, giáo sư kinh tế đại dương và thủy sản tại trường đại học Canada và là đồng tác giả của báo cáo, kêu gọi hãy “làm cho nó bền vững để thủy sản có thể tiếp tục nuôi sống và nuôi dưỡng chúng ta là rất quan trọng”.
“Hơn bảy quốc gia đánh cá đang hoạt động ở Biển Đông, mỗi quốc gia có chính sách và cách làm khác nhau”, giáo sư Sumaila nói.
“Càng nhiều bên đánh bắt cá mà không phối hợp, thì hình dạng khu vực sẽ càng tồi tệ hơn.”
“Cá có giá trị hơn kim cương. Bởi vì bạn đào ra được một viên kim cương, và nó biến mất. Bạn không thể đào cùng một viên kim cương hai lần. Nhưng bạn có thể bắt cá mãi mãi nếu quản lý tốt”.
Nếu các đội tàu chỉ đánh bắt cá trưởng thành, chẳng hạn như bằng cách sử dụng lưới có mắt lưới lớn hơn, thì sản lượng đánh bắt trung bình hàng năm tính bằng tấn và doanh thu trung bình sẽ tăng theo kịch bản kinh doanh thông thường. Điều này là do cá có thể đạt đến độ trưởng thành, kích cỡ bán được và bán được giá cao hơn.
Tuy nhiên, Trung Quốc có đội tàu đánh cá lớn nhất thế giới và sản lượng khai thác khổng lồ, đánh bắt quá mức, bất kể kích thước cá lớn hoặc nhỏ, và bất kể nguy cơ hủy diệt hệ sinh thái Biển Đông.
Cá lớn đủ kích thước bị các đội tàu Trung Quốc đánh bắt để cung ứng cho thị trường hơn một tỷ người tiêu thụ ở đại lục. Cá nhỏ hoặc chưa trưởng thành – không đủ kích thước – và các loài có vỏ cứng cũng bị đánh bắt để làm thức ăn cho ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn.
Yvonne Sadovy, giáo sư danh dự của Đại học Hong Kong cho biết nguồn cá tự nhiên cũng bị căng thẳng do sự khai thác quá mức “các loại cá cấp thức ăn” được sử dụng để làm thức ăn cho các trại cá.
Ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn của Trung Quốc đã thu vào lợi tức trị giá hơn 60,07 tỷ USD vào năm 2020, chiếm hơn 62% sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu.
Để cung ứng thức ăn cho các trại cá, hơn một nửa sản lượng đánh bắt bằng lưới giã cào của Trung Quốc đã nhắm vào “cá cấp thức ăn”.
Lưới giã cào của tàu cá Trung Quốc lại được hoán cải các mắt lưới to thành mắt nhỏ để đánh bắt sò nhám theo kiểu “tận diệt” môi trường sinh thái biển.
Báo cáo cho thấy Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về phần lớn số lượng đánh bắt “cá cấp thức ăn” chiếm đến 57% ở khu vực Biển Đông trong những năm gần đây.
Họ đánh bắt, tàn phá tất cả những gì họ cào lên được./.