Phương án đầu tiên
1. Nguyễn Xuân Phúc, Tổng Bí Thư
2. Tô Lâm, Chủ Tịch Nước
3. Trương Hoà Bình, thủ tướng
4. Nguyễn Kim Ngân, chủ tịch quốc hội
5. Phạm Minh Chính, thường trực ban bí thư.
Theo lệ nhiều năm trở lại đây thì tổng bí thư phải từ nhóm tứ trụ đi lên, chẳng hạn như chủ tịch quốc hội, thủ tướng. Cứ như lệ này thì bà Ngân và ông Phúc là hai người là ứng cử viên hàng đầu cho chức tổng bí thư. Bà Ngân là phụ nữ, lại người miền Nam, chưa có tiền lệ người như bà làm tổng bí thư. Cho nên cửa ông Phúc là khá sáng giá. Ông lại vào BCT trước, có ảnh hưởng, có vây cánh hơn ông Trần Quốc Vượng. Để ông Vượng làm tbt mà giữ ông Phúc làm thủ tướng sẽ gây ra cảnh đảng bảo chính phủ không nghe.
Ông Tô Lâm đã có tiền nhiệm là Trần Đại Quang làm chủ tịch nước, ông chỉ vướng vấn đề bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Tuy nhiên nếu làm chủ tịch nước, ông sẽ trao trả Trịnh Xuân Thanh và đổ lỗi cho tướng Đường Minh Hưng. Nước Đức của bà Merkel cũng đã nhạt vụ Trịnh Xuân Thanh, nếu đưa TXT về Đức trong nhiệm kỳ bà này còn làm thủ tướng, việc sẽ giảm mức độ đi rất nhiều.
Ông Trương Hoà Bình là thủ tướng. Lệ thường thì phó thủ tướng thường trực sẽ lên làm thủ tướng. Kỳ đại hội 13 này nhân sự kế cận được sắp xếp rất oái ăm. Ở chức tổng bí thư thì cho ông Trần Quốc Vượng mới vào Bộ Chính Trị làm uỷ ban kiểm tra, rồi nhảy tót lên làm thường trực ban bí thư, cho đi chủ trì nhiều việc thay tổng bí thư để rèn luyện. Nhưng thử thách cho thấy ông Vượng chẳng có năng lực gì, uy tín cũng chẳng đạt được, mờ nhạt. Vì thế ông chỉ có 2 phiếu trong BCT là của ông và của ông Trọng giới thiệu. Kế cận thủ tướng là các phó thủ tướng thì những người am hiểu về kinh tế như Hoàng Trung Hải, Vương Đình Huệ đã sớm bị gạt bỏ để vị trí phó thủ tướng thường trực cho Trương Hoà Bình. Ông Đam thì giờ còn chưa vào được BCT, ông Phạm Bình Minh không rành về điều hành chính phủ, ông Trịnh Đình Dũng thì đang bị ép về hưu.
Bà Ngân ăn vạ được cái trò tín nhiệm cao, những người kia ở lại thì bà cũng ở lại. Chức chủ tịch quốc hội bà làm cả khoá rồi cũng chẳng đâu vào đâu, như bù nhìn. Nên các phe sẽ đồng ý cho bà ở lại không khó khăn gì.
Những nhân vật trên nếu yên vị ở vị trí đã nói, chẳng ai trong số còn lại tranh được với ông Phạm Minh Chính chức thường trực ban bí thư.
Phương án này dựa trên thực lực sức manh, bè phái, vây cánh mà các nhân sự trên đang có.
Nhân tài và trường hợp đặc biệt
Trường hợp đặc biệt có thể là nhân tài đặc biệt xuất chúng hoặc là tình thế bắt buộc phải chọn một trường hợp đáp ứng.
Đại hội 12 ông Nguyễn Phú Trọng được nhất trí của bộ chính trị do ông đứng đầu, chọn ông là trường hợp đặc biệt được ở lại trong BCT tái cử làm tổng bí thư để duy trì sự ổn định và đào tạo người kế cận. Tiếp đó trong tình thế đặc biệt ông kiêm nhiệm luôn chức chủ tịch nước.
Lý giải việc ông Trọng tái cử, nhiều bài viết ca ngợi ông là sĩ phu, hiền tài, hồng phúc của dân tộc. Người bao nhiêu năm mới có được.
Chính những điều ca ngợi và cách đặt tình thế trên đã khiến cho việc nhân sự đợt tới này trở nên khó khăn khi những người quá tuổi trong BCT muốn ở lại. Nếu họ ở lại cũng như ông Trọng trước kia thì giải thích việc này thế nào?
Chẳng lẽ lại tình thế đặc biệt, nếu vậy thì đất nước này do đảng CSVN thời nay lãnh đạo chẳng ra đâu vào đâu, luôn ở tình thế đặc biệt. Như thế là bất ổn ngầm lớn lắm, sự bình yên kia chỉ là giả tạo thôi. Đổ vỡ, sụp đổ trực chờ hàng ngày, chỉ thay cái cột nhà cũ yếu già nua nào đó là sẽ sụp cả ngôi nhà ngay. Tình thế ngày càng đặc biệt hơn khi trước chỉ cần một ông ở lại, giờ thì phải đến 5, 7 ông bà ở lại để đối phó?
Chẳng lẽ các vị quá tuổi kia cũng là hiền tài, sĩ phu, hồng phúc của dân tộc, một trăm năm mới có một lần. Thế thì mạt phúc cái dân tộc luôn tự hào lắm tinh hoa này. Dân tộc mẹ gì mà cứ đến tuổi về hưu mới bộc lộ thành tinh hoa, thành sĩ phu, hồng phúc của dân tộc.
Nếu đến hai người quá tuổi ở lại thôi, thì hình ảnh của vị sĩ phu tóc bạc, nhân sĩ Bắc Hà Nguyễn Phú Trọng đang chói loà kia sẽ trở thành màn hài kịch tồi tệ. Bởi sự duy nhất không phải một nữa, sự duy nhất trở thành 3 trường hợp duy nhất.
Trước kia thông báo nói duy nhất một trường hợp ở lại. Nay sẽ nói thế nào, duy nhất có mấy trường hợp ở lại chăng?
Hơn nữa nếu để hơn một trường hợp duy nhất đặc biệt ở lại, mà có đến mấy uỷ viên Bộ chính trị. Thì dân tình người ta bảo các ông lãnh đạo cấp cao sửa điều lệ , sửa luật hay quá. Sửa mẹ gì mà toàn các ông được hưởng lợi từ đấy. Toàn tham quyền, cố vị, mưu toan lật lọng như thế thì tâm đức đâu ra để lãnh đạo đất nước.
Sao các ông sửa điều lệ, quy định. Các ông không sửa cho lớp sau có lợi hơn, ví dụ trường hợp đặc biệt từ trung ương lên thẳng nhân sự chủ chốt, vào tứ trụ không phải thông qua quy định bắt buộc là ở trong BCT một năm. Sửa thế có phải là đổi mới, chọn hiền tài, cải cách…dân tình ai cũng bàng hoàng trong cơn khâm phục vì sự táo bạo mang tính đột phá vì đất nước, dân tộc của các ông.
Tiểu ban nhân sự gồm ông Trọng , Phúc, bà Ngân, ông Vượng, ông Chính, ông Tú. Có đến 4 người quá tuổi đều chẳng ai muốn về, ai cũng muốn ở lại. Đề xuất cho những người khác quá tuổi không có tên trong tiểu ban nhân sự phải về như bà Phóng, ông Lịch, ông Nhân. Làm ăn kiểu mình đưa ra luật có lợi cho mình nhất, rồi bảo đó là lựa chọn quy trình khoa học.
Từ những điều trên, chỉ nên để mình ông Nguyễn Phú Trọng ở lại. Các ông bà quá tuổi về hết theo quy định, đảm bảo danh dự cho ông Trọng duy nhất là bậc sĩ phu, hiền tài.
Chức thủ tướng đưa thẳng người từ uỷ viên trung ương lên làm hoặc ông Vương Đình Huệ, đầy người là uỷ viên trung ương trình độ am hiểu kinh tế và ngoại giao hơn đứt ông Phúc. Chức thường trực ban bí thự để dự phòng thay thế ông Trọng khi ông bệnh chẳng khó gì, trong số uỷ viên trung ương đầy người cho ông Trọng chọn lựa.
Làm được như thế, ông Trọng giữ được hình ảnh là người duy nhất đặc biệt về mọi mặt./.